THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 02:39

Đảm bảo an toàn cho học sinh trên không gian mạng khi học trực tuyến

24/11/2021 | 06:49
Nhằm giúp giáo viên, các em học sinh và cha mẹ tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản để nhận biết các nguy cơ mất an toàn thông tin trên không gian mạng nói chung, trong quá trình dạy, học trực tuyến nói riêng, để từ đó tự bảo vệ mình, bảo vệ lớp học của mình trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa phát hành cuốn cẩm nang “Hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy, học trực tuyến”.

Covid-19 là một biến cố không mong muốn và ảnh hưởng tới mọi hoạt động của xã hội. Nhưng nhìn nhận ở góc độ tích cực, Covid-19 cũng góp phần xoá bỏ nhiều thói quen cũ và giúp những phương pháp giáo dục mới, hiện đại như học trực tuyến, dạy trực tuyến, ứng dụng phần mềm vào giáo dục được tiếp nhận nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Nhưng Covid-19 cũng tạo nên một bước ngoặt trong vai trò của người giáo viên. Cùng với hàm lượng ứng dụng công nghệ trong giáo dục ngày càng tăng cao, người giáo viên ngày nay không chỉ cần sử dụng thành thạo các phần mềm, công cụ để truyền tải kiến thức cho học sinh, mà còn có thêm vai trò hướng dẫn học sinh những kỹ năng lên mạng an toàn, bảo vệ học sinh khỏi những rủi ro có thể đến từ môi trường mạng. Bảo vệ các em khỏi những tác động tiêu cực từ công nghệ, cũng là nhu cầu chung của các bậc phụ huynh khi trang bị máy tính, điện thoại để con em mình tham gia vào quá trình học tập trực tuyến và các hình thức học tập số khác.

Cẩm nang “Hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy và học trực tuyến” ra đời nhằm giúp giáo viên, các em học sinh và cha mẹ tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản để nhận biết các nguy cơ mất an toàn thông tin trên không gian mạng nói chung, trong quá trình dạy, học trực tuyến nói riêng, để từ đó tự bảo vệ mình, bảo vệ lớp học của mình trên không gian mạng.

Cẩm nang gồm có 3 chương, chương 1 về nguy cơ mất an toàn thông tin chung, chương 2 hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị dạy, học trực tuyến, chương 3 hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm.

Cuốn cẩm nang cung cấp nhiều hình ảnh minh họa đi kèm các khuyến nghị để giáo viên, phụ huynh và học sinh tiện tra cứu, ứng dụng.

Cuốn cẩm nang cung cấp nhiều hình ảnh minh họa đi kèm các khuyến nghị để giáo viên, phụ huynh và học sinh tiện tra cứu, ứng dụng.

Ở chương 2 hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị dạy, học trực tuyến, cẩm nang hướng dẫn người dùng máy tính cài đặt hệ điều hành Windows, MacOS; dùng điện thoại cài đặt hệ điều hành Android, iOS với những lưu ý cần thiết về cài đặt, sử dụng an toàn trên thiết bị, tắt các tính năng không cần thiết cũng như sử dụng các tính năng hữu ích...

Ở chương 3 hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, cẩm nang hướng dẫn cụ thể với từng đối tượng sử dụng là giáo viên và cha mẹ, học sinh; đồng thời hướng dẫn cách sử dụng các ứng dụng học trực tuyến Zoom, Microsoft Teams, Google Meet, Trans, Zavi, Jitsi...

Để học trực tuyến an toàn, phụ huynh và học sinh chỉ tải và cài đặt phần mềm từ địa chỉ tin cậy, thông qua kho ứng dụng hoặc trang chủ của nhà phát triển.

Để học trực tuyến an toàn, phụ huynh và học sinh chỉ tải và cài đặt phần mềm từ địa chỉ tin cậy, thông qua kho ứng dụng hoặc trang chủ của nhà phát triển.

Để học trực tuyến an toàn, phụ huynh và học sinh chỉ tải và cài đặt phần mềm từ địa chỉ tin cậy, thông qua kho ứng dụng hoặc trang chủ của nhà phát triển.

Khi học sinh sử dụng chung máy tính để học tập, cha mẹ nên là người tạo riêng tài khoản cho từng bạn và chỉ cài đặt phần mềm cần thiết, không cho phép cài đặt, sử dụng các phần mềm khác.

Cha mẹ cũng như học sinh không chia sẻ thông tin về lớp học trên các kênh thông tin công khai. Khi tham gia, cần đặt theo tên của học sinh, hoặc đặt theo hướng dẫn của giáo viên. Đồng thời, không mở đường dẫn và tập tin lạ xuất hiện trên lớp học mà không phải do giáo viên chia sẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ và học sinh cần dành thời gian để kiểm tra, cập nhật ứng dụng đang sử dụng để học trực tuyến khi có phiên bản mới. Với trường hợp sử dụng trình duyệt web trên máy tính hoặc điện thoại để tham gia lớp học, cần lưu ý cập nhật phiên bản trình duyệt web.

Đối với phần mềm cài trên điện thoại di động việc cập nhật phiên bản phần mềm có thể thực hiện thông qua App Store (Iphone), CH Play (Android). Khi có phiên bản mới, người dùng sẽ được thông báo để cập nhật. Với máy tính, thông thường các phần mềm sẽ báo khi có phiên bản mới, có thể cập nhật ngay hoặc để sau.

Đáng chú ý, trong cẩm nang, với từng phần mềm Zoom, Microsoft Teams, Google Meet, Trans, Zavi hay Jitsi, phụ huynh và học sinh đều được khuyến nghị 3 lưu ý để học trực tuyến an toàn. Đơn cử như, với Zoom, người dùng được khuyên sử dụng ID ngẫu nhiên, tránh chia sẻ tệp tin của các lớp học và kiểm tra, cập nhật phiên bản phần mềm. Còn với người dùng phần mềm Jitsi, ngoài việc kiểm tra và cập nhật phần mềm, phụ huynh và học sinh được lưu ý xác định đúng thông tin liên quan đến lớp học cần tham gia, cảnh giác với các đường link lạ và nội dung được chia sẻ.

Bản mềm của cẩm nang “Hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy, học trực tuyến” hiện đã được Cục An toàn thông tin đăng tải trên Cổng không gian mạng quốc gia tại địa chỉ https://khonggianmang.vn.

Thanh Huyền
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Nhân rộng mô hình giáo dục giới tính cho trẻ mầm non từ 3 - 5 tuổi

Nhân rộng mô hình giáo dục giới tính cho trẻ mầm non từ 3 - 5 tuổi

2 năm trước

Mô hình “Các hoạt động giáo dục giới tính Era cho trẻ từ 3-5 tuổi - Kỹ năng phòng tránh xâm hại” của Viện nghiên cứu khoa học giáo dục sau gần 2 năm triển khai tại TP.HCM đã gặt hái...
Thưởng - phạt theo phương pháp giáo dục tích cực

Thưởng - phạt theo phương pháp giáo dục tích cực

2 năm trước

Bạo lực sẽ để lại rất nhiều tổn thương cho trẻ, đôi khi một lời mắng gây ra cú sốc tâm lý đối với trẻ ngang với bỏng cấp độ 2-3. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách...
“Bài học Phần Lan” - Chúng ta học được gì từ giáo dục Phần Lan?

“Bài học Phần Lan” - Chúng ta học được gì từ giáo dục Phần Lan?

2 năm trước

Lịch sử cho thấy giáo dục luôn để lại những ảnh hưởng sâu sắc dài lâu trong xã hội và góp phần vào sự phát triển cùng tiến bộ chung. Cuốn sách “Bài học Phần Lan 3.0” của tác giả...
Học sinh hạnh phúc hơn với giáo dục kỷ luật tích cực

Học sinh hạnh phúc hơn với giáo dục kỷ luật tích cực

2 năm trước

Giáo dục kỷ luật tích cực đang có xu hướng được áp dụng ngày càng nhiều trong các trường học. Các nội quy để giáo dục, răn đe học sinh dần được thay đổi bằng cách lắng nghe, chia...
Bộ Giáo dục cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn và thẩm định sách giáo khoa

Bộ Giáo dục cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn và thẩm định sách giáo khoa

2 năm trước

Quốc hội yêu cầu Bộ Giáo dục cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn và thẩm định sách giáo khoa. Chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.