THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 10:58

Đánh đập trẻ em là vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em

31/10/2021 | 07:59
Đánh đập trẻ em là vi phạm quyền con người, quyền trẻ em, tuy nhiên, điều này vẫn xảy ra ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Đánh đập có tốt cho trẻ?

Câu trả lời chắc chắn là không. Không một trẻ em nào thích bị cha mẹ đánh đập.

Một số bậc cha mẹ cho rằng, họ đánh trẻ em là vì muốn dạy bảo trẻ. Một đứa trẻ mới lẫm chẫm biết đi, không may dẫm vào đồ ăn, ngay lập tức trẻ có thể bị cha mẹ đánh vào chân để lần sau chừa cái thói dẫm đồ linh tinh. Một đứa trẻ lên ba, thích xé sách, xé giấy bầy ra khắp nhà, thay vì dạy cho con hiểu rằng con không nên làm thế, sách là để đọc, sách xé mất rồi sẽ không thể đọc tiếp được nữa, thì nhiều ông bố bà mẹ sẵn sàng cầm thước vụt vào tay con để răn đe.

Trong cuộc sống, có vô số tình huống cha mẹ, người lớn đánh trẻ mà họ hiển nhiên cho rằng đó là điều hoàn toàn đúng đắn; tuy nhiên, bất cứ sự trừng phạt thân thể nào cũng đều gây đau đớn cho trẻ. Thậm chí, đối với trẻ lớn, việc bị cha mẹ đánh đập không chỉ khiến trẻ bị tổn thương về vật chất mà còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tinh thần.

Một số trẻ cho biết chúng cảm thấy vô cùng xấu hổ, thậm chí là nhục nhã khi bị cha mẹ đánh mắng ở chốn đông người.

Trẻ bị cha mẹ đánh mắng thường xuyên dễ nảy sinh những hành vi tiêu cực. Ảnh: Womanly

Trẻ bị cha mẹ đánh mắng thường xuyên dễ nảy sinh những hành vi tiêu cực. Ảnh: Womanly

Việc trẻ em bị đánh mắng với tần suất thường xuyên trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý; trẻ trở nên khó gần, nhút nhát hoặc thích gây gổ, đánh bạn, khó khăn trong việc phân biệt đúng và sai; trẻ chán ghét bố mẹ, bỏ bê học hành, chơi với bạn xấu, sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, ma túy, mắc bệnh trầm cảm, thậm chí là có ý định tự tử.

Nhiều nghiên cứu về tâm lý cho biết, trẻ bị đánh mắng thường xuyên thời thơ ấu khi trưởng thành dễ có xu hướng lặp lại các hành vi này đối với các con của mình.

Tại sao nhiều người khó từ bỏ thói quen đánh trẻ?

Các chuyên gia tâm lý cho biết, nhiều bậc phụ huynh dạy con bằng cách đánh đòn là do thừa hưởng cách giáo dục này từ bậc ông bà để lại. Thế hệ trước, đặc biệt là dưới thời phong kiến với lối suy nghĩ cổ hủ “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” đã sử dụng đòn roi như một phương pháp để giáo dục trẻ em, và họ nhầm tưởng rằng đó là phương pháp đúng đắn. Mặc dù, xã hội ngày nay đã có nhiều người lên tiếng phản bác cách dạy này, nhưng một số vẫn bảo thủ không chịu thay đổi, họ cho rằng, ngày xưa ông bà dạy họ như thế và ngày nay họ mới trưởng thành, vậy nên lại tiếp tục áp dụng cách dạy này.

Không chỉ là thói quen khó thay đổi, người lớn thường đánh mắng trẻ khi họ tức giận hoặc đang gặp một áp lực nào đó trong công việc hoặc trong các mối quan hệ ngoài xã hội.

Đang sẵn cơn bực, nếu thấy trẻ học không tốt, không đáp ứng được kỳ vọng, họ sẵn sàng đánh mắng trẻ, một phần để trút giận, và một phần khác với hy vọng, lần sau trẻ sẽ học tốt hơn. Có trẻ vì sợ bị cha mẹ đánh mắng, sẽ chú tâm để học hành giỏi giang hơn. Tuy nhiên, cũng có trẻ sẽ cảm thấy chán nán, không được cha mẹ yêu thương, càng ngày càng học hành sa sút hơn; trong tình huống này, việc cha mẹ giáo dục con bằng đòn roi đã phản tác dụng.

Vì sao nên kỷ luật tích cực?

Khi đã bình tĩnh trở lại, hầu hết các bậc cha mẹ cho biết họ không hề muốn quát mắng hay đánh đập con trẻ, họ làm điều này vì quá căng thẳng và cảm thấy không còn cách nào tốt hơn.

Thay vì tập trung vào hình phạt và những điều con không được làm, các bậc phụ huynh nên áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực để giáo dục con cái.

Để làm được điều này, cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn cho con. Mỗi ngày, bạn nên dành ít nhất 30 phút để trò chuyên cùng con, lắng nghe những tâm tư, chia sẻ của con. Hãy thực sự tập trung vào trẻ, đừng vừa nói chuyện với con vừa xem điện thoại hay tivi. 

Hãy khen ngợi điểm tốt của con thay vì tập trung vào các điểm xấu và những việc con chưa làm được. Những lời khen sẽ khiến trẻ cảm thấy được khích lệ và ghi nhận, trẻ biết mình được cha mẹ yêu thương và tôn trọng.

Bên cạnh việc khen ngợi kịp thời, bạn cũng nên đặt ra các quy định rõ ràng để trẻ thực hiện. Ví dụ, bạn quy định sau mỗi lần chơi, con phải cất đồ chơi vào đúng nơi quy định. Nếu con không thực hiện, bạn có quyền phạt, không phải là một trận đòn, mà có thể con sẽ không được đi xem phim vào cuối tuần nữa.

Cha mẹ nên đặt ra các quy định rõ ràng để trẻ thực hiện. Ví dụ, sau mỗi lần chơi, con phải cất đồ chơi vào đúng nơi quy định. Ảnh: Thanh Huyền

Cha mẹ nên đặt ra các quy định rõ ràng để trẻ thực hiện. Ví dụ, sau mỗi lần chơi, con phải cất đồ chơi vào đúng nơi quy định. Ảnh: Thanh Huyền

Chỉ cho con thấy hậu quả - đó là cách dạy khiến trẻ nhớ nhất. Khi một đứa bé xé sách, bạn đánh vào tay trẻ, chưa chắc trẻ đã nhớ được rằng lần sau không được xé sách nữa. Nhưng nếu bạn cất hết các cuốn sách khác đi và trẻ không còn cuốn sách nào để xem nữa trẻ sẽ hiểu được rằng, xé sách thì sẽ không còn sách để đọc, để chơi.Cho trẻ biết hậu quả vừa khuyến khích con có những hành vi tốt hơn, vừa dạy con về tinh thần trách nhiệm.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam - Thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam - Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: "Kỷ luật tích cực là dạy và cung cấp cơ hội để những đứa trẻ học được nhiều kỹ năng hành vi mới, và để lần sau các em sẽ tự giác hành động và đưa mình vào kỷ luật. Kỷ luật tích cực nhấn mạnh vào việc phòng ngừa. Cách thức bền vững nhất để giảm hành vi sai của con là chúng ta phải chú ý vào những khoảnh khắc đứa trẻ có hành vi tốt, phải khen trẻ ngay và dẫn đến tác dụng là những hành vi tốt sẽ tăng lên”.

Phương Anh
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Bộ Y tế ban hành hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em

2 năm trước

Chiều ngày 29/10, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 5002/QĐ- BYT về việc "Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em".
Làm gì khi trẻ em bị bắt nạt trên mạng xã hội?

Làm gì khi trẻ em bị bắt nạt trên mạng xã hội?

2 năm trước

Bắt nạt trên mạng xã hội có nhiều hình thức khác nhau, có thể bao gồm nói xấu, phát tán tin đồn, đăng ảnh không phù hợp, làm phiền hoặc đe dọa,... Đừng quá ngạc nhiên hay đau buồn...
Nhóm Công tác về Quyền trẻ em đề nghị đánh giá toàn diện nhu cầu của các trẻ em mồ côi do Covid-19

Nhóm Công tác về Quyền trẻ em đề nghị đánh giá toàn diện nhu cầu của các trẻ em mồ côi do Covid-19

2 năm trước

Dựa trên nguyên tắc “Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em” và sự phát triển toàn diện của trẻ em được quy định trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, cũng như trong Luật Trẻ...
Trẻ em có nguy cơ gặp phải nhiều rối loạn về tâm thần do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Trẻ em có nguy cơ gặp phải nhiều rối loạn về tâm thần do ảnh hưởng của dịch Covid-19

2 năm trước

Nghiên cứu cho thấy, những rối loạn tâm thần mà trẻ có thể gặp phải do ảnh hưởng của dịch Covid-19 được chẩn đoán bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), lo âu, rối loạn...
Các tổ chức xã hội chung tay hỗ trợ trẻ em trong đại dịch Covid-19

Các tổ chức xã hội chung tay hỗ trợ trẻ em trong đại dịch Covid-19

2 năm trước

Ngay từ đầu tháng 9/2021, khi Sở GD&ĐT TP.HCM thống kê con số 1.500 trẻ mồ côi do đại dịch Covid-19, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương đã khẩn trương vào cuộc...
Hỗ trợ trẻ em trong đại dịch Covid-19: Vì lợi ích tốt nhất của trẻ

Hỗ trợ trẻ em trong đại dịch Covid-19: Vì lợi ích tốt nhất của trẻ

2 năm trước

Hội thảo “Hỗ trợ trẻ em trong đại dịch Covid-19 - Vì lợi ích tốt nhất của trẻ” vừa được tổ chức hôm nay 28/10. Hội thảo do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD)...