THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 12:34

Dấu hiệu nhận biết và cách phòng, điều trị thiếu sắt ở trẻ em

14/11/2022 | 14:54
Thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến, nhất là ở trẻ dưới 24 tháng tuổi. Tình trạng này sẽ khiến trẻ chậm phát triển tâm thần vận động và gây suy giảm miễn dịch.

Dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ:

+ Trẻ có biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt nhạt là dấu hiệu nổi bật.

+ Các biểu hiện kèm theo tùy mức độ nặng của bệnh.

+ Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, ít hoạt động, nhanh mệt khi vận động, kém ăn, ăn không ngon miệng.

+ Trẻ có biểu hiện chậm phát triển thể chất.

+ Trẻ có biểu hiện bị rối loạn tiêu hoá.

+ Trẻ có biểu hiện giảm chức năng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

+ Trẻ ở lứa tuổi đi học thường có biểu hiện học kém do không tập trung.

Ngoài ra, có thể teo niêm mạc và mất gai lưỡi làm trẻ khó nuốt; Móng bẹt, dễ gãy, móng tay móng chân nhợt nhạt, có khía và tim đập nhanh.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Phòng và điều trị thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ

Tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ cho trẻ bổ sung sắt qua đường uống, cụ thể chế phẩm sắt Sulfat sắt, Gluconat sắt. Tiêm bổ sung trong trường hợp trẻ không thể uống hoặc không hấp thụ được. Truyền máu sẽ được chỉ định trong một số trường hợp.

Đối với trẻ mắc bệnh mạn tính dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt, sẽ được điều trị các nguyên nhân kiểm soát bệnh và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Khi trẻ thiếu máu, thiếu sắt cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn cho trẻ. Những thực phẩm cần tránh nhằm giảm hấp thụ sắt, cụ thể: Trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt không nên ăn thực phẩm giàu canxi, bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua, các loại hạt và chuối. Vì canxi sẽ làm cản trở sự hấp thụ sắt trong cơ thể, do đó làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Thức ăn chứa Gluten có nhiều trong mì ống, các sản phẩm lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch… cũng được khuyến cáo nên tránh dùng cho trẻ bị thiếu máu. Các thực phẩm trên có thể làm nặng thêm tình trạng này, làm tổn hại đến thành ruột, cản trở sự hấp thụ sắt và axit folic - hai chất cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu.

Thực phẩm có chứa Phytate hoặc Acid Phytic như đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt cũng được khuyến cáo nên tránh, vì liên kết với sắt có trong đường tiêu hóa, ngăn sự hấp thụ của nó.

Cần bỏ sung hực phẩm giàu sắt cho trẻ để phòng bệnh thiếu máu, thiếu sắt.

Cần bỏ sung hực phẩm giàu sắt cho trẻ để phòng bệnh thiếu máu, thiếu sắt.

Cha mẹ cần lưu ý tăng cường các thực phẩm giàu sắt cho trẻ, trong đó ưu tiên các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao như: Gan của các loài động vật như gà, lợn, bò; Trai, sò, hàu; Thịt bò và thịt gà… cũng là một nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú. Ngoài ra, các loại rau có lá màu xanh đậm như: Rau muống, cải bó xôi, rau ngót… cũng giàu sắt.

Để hấp thụ sắt tốt hơn, cha mẹ cần cho trẻ ăn kết hợp các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C.

Tuyệt đối cha mẹ không tự ý cho trẻ uống thuốc bổ sung sắt và vitamin tổng hợp có chứa sắt khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Để phòng bệnh thiếu máu, thiếu sắt từ sớm, ngay trong thời kỳ bào thai sản phụ cần uống thuốc sắt theo sự chỉ định của bác sĩ, tăng cường các thực phẩm giàu sắt. Cần ăn đúng và đủ thức ăn động vật, thực vật giàu chất sắt.

Đối với trẻ thiếu tháng, non tháng và trẻ suy dinh dưỡng bào thai... cần được theo dõi và cung cấp sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời, để được cung cấp dưới dạng dễ hấp thụ. Tất cả các trẻ cần được thăm khám, tư vấn đánh giá về dinh dưỡng ở các độ tuổi như: Trẻ 4 tháng tuổi, trẻ 18 tháng tuổi và 24 tháng tuổi. Đối với nhóm trẻ có vấn đề sức khỏe, mắc bệnh lý... thì nên theo khuyến cáo chỉ định riêng của các bác sĩ.

Vì vậy, khi trẻ có bất kỳ biểu hiện thiếu máu, thiếu sắt, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

KT (tổng hợp)
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
UNICEF sẽ đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em

UNICEF sẽ đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em

1 năm trước

Giám đốc điều hành UNICEF Catherine M.Russell UNICEF sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ hiệu quả cho Việt Nam trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời gian tới.
Lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư quy định tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư quy định tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số

1 năm trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
“Bác sĩ cho mọi nhà”: Tư vấn khám chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở

“Bác sĩ cho mọi nhà”: Tư vấn khám chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở

1 năm trước

Ước tính, giai đoạn triển khai chương trình “Bác sĩ cho mọi nhà” ở 5 tỉnh, gồm Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk và Cà Mau sẽ có 2.000 cán bộ y tế tại hơn 800 đơn vị y...