THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 06:38

Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị rối loạn cảm xúc ở trẻ em

12/12/2022 | 14:58
Theo các chuyên gia tâm lý, rối loạn cảm xúc ở trẻ đặc trưng bởi tâm trạng bất ổn, thất thường, giảm khả năng tập trung, dễ xung đột với gia đình và bạn bè.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em khó nhận biết hơn người lớn vì về cơ bản, cảm xúc của trẻ nhỏ có đặc điểm thất thường và bất ổn. Chính vì vậy, rất nhiều phụ huynh không nhận biết sớm các biểu hiện khác lạ ở con trẻ.

Vì vậy khi muốn biết con có mắc bệnh rối loạn cảm xúc hay không, cha mẹ cần chú ý thật kỹ những biểu hiện sau ở trẻ:

- Trẻ khó tập trung, hay lơ đễnh, cảm giác như không có hứng thú làm việc đó.

- Trẻ bị bệnh rối loạn cảm xúc thường có xu hướng dễ kích động, dễ cáu gắt, dễ gây hấn, phản ứng mạnh hơn bình thường nhất là khi không đạt được một chuyện gì như ý. Chẳng hạn không được mua món đồ chơi yêu thích có thể khiến bé tức giận, gào khóc không ngừng.

- Có hành vi gây hại đến tinh thần, thể chất của những người xung quanh nhưng trẻ không nhận thức được điều ấy.

- Trẻ tăng động, giảm chú ý.

- Trẻ có thói quen ăn uống bất thường, có thể chán ăn, không chịu ăn, ăn rất ít mỗi ngày hoặc ăn rất nhiều không thể kiểm soát.

- Trẻ thực hiện những hành vi tự gây hại đến bản thân, tìm đến thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.

- Không trò chuyện, chia sẻ, giao tiếp với mọi người.

- Trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp thông thường, tiếp thu thông tin, tính toán hoặc nói ra cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.

- Trẻ ương bướng, khó bảo, lì lợm.

- Hay chóng mặt, buồn nôn, bồn chồn, vã mồ hôi lạnh.

- Cảm thấy trẻ không có mối liên kết với gia đình, khó khăn trong kết bạn.

Hướng điều trị của rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Tùy vào từng dạng bệnh, thời gian bệnh và giai đoạn bệnh mà mức độ nguy hiểm của từng dạng khác nhau. Tuy nhiên, càng điều trị sớm càng hạn chế được mức độ nguy hiểm bệnh gây ra cho tinh thần và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Các phương pháp điều trị rối loạn cảm xúc ở trẻ em:

Sử dụng thuốc

Dùng thuốc có thể cải thiện các cảm xúc tiêu cực và hành vi hung hăng, bạo lực ở trẻ bị rối loạn cảm xúc. Tuy nhiên, sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và tác dụng phụ. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc cho trẻ cần phải được thực hiện nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp chính trong điều trị rối loạn cảm xúc ở trẻ em bên cạnh sử dụng thuốc. Phương pháp này sử dụng giao tiếp để tác động đến cảm xúc, nhận thức và hành vi của trẻ nhỏ.

Sự hỗ trợ từ gia đình, trường học

Bên cạnh các phương pháp chuyên sâu, trẻ bị rối loạn cảm xúc cũng cần nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và trường hợp. Trẻ mắc hội chứng này thường nhạy cảm, tâm trạng bất ổn, dễ cáu gắt và khó chịu. Do đó, gia đình cần có sự quan tâm đúng mực, tránh trừng phạt hoặc khen ngợi trẻ quá mức. Đồng thời không nên quá kỳ vọng hay tạo áp lực cho trẻ. Thay vào đó, nên xây dựng môi trường sống lành mạnh, an toàn, gia đình hòa thuận, hạnh phúc và khuyến khích trẻ nỗ lực để đạt thành tích cao thay vì ép buộc. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần quan tâm, hỗ trợ học sinh bị mắc chứng bệnh này.

Chăm sóc, phòng ngừa rối loạn cảm xúc ở trẻ tái phát

Bên cạnh các phương pháp điều trị, phụ huynh cũng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho trẻ bị rối loạn cảm xúc. Các biện pháp này giúp trẻ duy trì sức khỏe thể chất và dễ dàng kiểm soát các cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra, duy trì lối sống lành mạnh và khoa học còn có thể hạn chế nguy cơ bệnh tái phát. Hãy xây dựng cho trẻ chế độ ăn hợp lý, đảm bảo ngủ đủ 8 giờ/ ngày và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất như bơi lội, đạp xe, leo núi, chạy bộ,… Gia đình nên tổ chức các trò chơi theo nhóm để cải thiện tâm trạng cho trẻ.

Ngoài ra, các hoạt động này còn giúp gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình và hình thành cho trẻ suy nghĩ luôn có gia đình làm điểm tựa. Ngoài ra, bố mẹ có thể khuyến khích con tham gia các hoạt động thiện nguyện, hạn chế việc trẻ bị sang chấn tâm lý, giáo dục trẻ với những phương pháp đúng đắn, tránh việc con có ý nghĩ tiêu cực.

KT (tổng hợp)
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Ngăn chặn hành vi trẻ em ném đất đá lên ô tô, tàu hoả

Ngăn chặn hành vi trẻ em ném đất đá lên ô tô, tàu hoả

1 năm trước

Dù đã được nhắc nhở, tuyên truyền, nhưng tình trạng thanh thiếu niên, học sinh tụ tập ném đất, đá vào tàu hoả, xe ô tô vẫn tiếp diễn tại nhiều địa...
1.000 người tham gia chạy 'Tiếp sức phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu'

1.000 người tham gia chạy "Tiếp sức phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu"

1 năm trước

Sáng 10/12, tại TP. Đà Nẵng, 1.000 người đã tham gia Giải chạy "Tiếp sức phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu" trên bãi biển Mỹ Khê, quận Sơn Trà.
Hà Nội: Tạm giữ người mẹ dùng muôi múc canh đánh con trai 6 tuổi tử vong

Hà Nội: Tạm giữ người mẹ dùng muôi múc canh đánh con trai 6 tuổi tử vong

1 năm trước

Ngày 10/12, Nguyễn Thanh Thi (37 tuổi, quê Thái Nguyên, hiện cư trú trên địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội) đang bị tạm giữ hình sự, để xác minh liên quan đến cái chết của cháu NMK (6 tuổi, con...