THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 09:23

Dạy trẻ cách giữ an toàn khi rời nhà

06/11/2021 | 05:49
Từ khi con mới chào đời, rồi đến lúc chập chững những bước đi đầu tiên, bạn không thể bảo vệ trẻ tránh khỏi nguy hiểm, hoặc rủi ro mãi được. Vì vậy, điều quan trọng là phải dạy cho trẻ những kỹ năng để trẻ biết giữ an toàn cho chính mình.

Dạy trẻ biết giữ an toàn ngay từ khi còn nhỏ

Khi trẻ không còn ở giai đoạn sơ sinh nữa, thì thế giới bên ngoài có rất nhiều mối nguy hiểm luôn rình rập các em. Là bố, mẹ chúng ta cần giúp trẻ học cách đánh giá các tình huống và biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ, nếu chúng cảm thấy không an toàn. Trước khi trẻ lên 3 tuổi, bạn có thể dạy cho trẻ một số quy tắc an toàn đơn giản như: “Đừng bỏ đi với những người con không quen biết, cho dù là những đứa trẻ khác mà không hỏi mẹ trước”. Bạn cũng có thể bắt đầu dạy trẻ ghi nhớ đầy đủ địa chỉ nhà, số điện thoại (mặc dù có thể trẻ không được tự tin lắm để ghi nhớ những thông tin này, cho đến khi được 5 - 6 tuổi). Bạn có thể dạy trẻ cách đi qua đường một cách an toàn, đồng thời hãy luyện tập với trẻ. Hãy cho trẻ biết những địa điểm an toàn để vui chơi và những địa điểm nguy hiểm như sông, hồ hoặc đường phố đông đúc, sau đó giải thích cho trẻ hiểu cái gì làm chúng trở nên nguy hiểm. Bạn cũng nên dạy trẻ cách hỏi đường và tìm kiếm  sự giúp đỡ. Để trẻ dễ tiếp thu, cần học mà chơi để trẻ không quá lo lắng.

Cha mẹ, giáo viên, người thân nên dạy trẻ cách làm những gì trẻ nếu bị lạc khi đi chơi công viên hay vào nơi công cộng.

Cha mẹ, giáo viên, người thân nên dạy trẻ cách làm những gì trẻ nếu bị lạc khi đi chơi công viên hay vào nơi công cộng.

Hãy lập kế hoạch phòng khi trẻ lạc

- Khi cho trẻ tới nơi công cộng siêu thị hay công viên, luôn sắp xếp một địa điểm gặp nhau để trẻ biết nơi cần tới, nếu bị tách ra khỏi bố mẹ. Địa điểm này có thể là chỗ nhân viên thanh toán. Cần ghi số điện thoại của bố mẹ bỏ vào túi áo, quần của trẻ và bảo trẻ đưa ra nhờ người gọi giúp khi bị lạc.

- Hãy nói những gì trẻ nên làm nếu bị lạc và nên tìm đến ai để đề nghị được giúp đỡ (ví dụ: nhân viên cửa hàng, một người lớn là bảo vệ, hoặc một cảnh sát nếu gặp).

 - Hãy giải thích cho trẻ rằng, nếu trẻ cảm thấy bị đe doạ thì hãy hét lên, đá cho kẻ đó một cái hay chạy ngay khỏi nơi đó.

Giúp trẻ nhận biết các tình huống không an toàn

Điều quan trọng là phải dạy trẻ biết giữ an toàn, vì vậy bạn không cần phải  hạn chế hoàn toàn mong muốn tự lập và tự do khám phá của trẻ. Điều này có nghĩa là: hãy giúp trẻ nhận ra đâu là những tình  huống không an toàn, luyện tập  những tình huống có thể gặp để trẻ biết phải làm những gì  khi lo lắng hoặc gặp nguy hiểm.

Hãy tạo ra trò chơi lựa chọn. Ví dụ: “Nếu con ở trong một cửa hàng rồi con bị lạc và không tìm thấy mẹ, con sẽ làm gì ? hoặc “Con sẽ làm gì, nếu có ai đó bảo con vào trong xe và nói rằng mẹ đã đồng ý ?”. Hãy làm cho trẻ tập trung vào việc nghĩ ra câu trả lời và các ý tưởng, nhưng phải đảm bảo là trẻ hiểu được hành động nào là đúng để thực hiện.

Khi cho trẻ tới nơi công cộng siêu thị hay công viên, luôn sắp xếp một địa điểm gặp nhau để trẻ biết nơi cần tới.

Khi cho trẻ tới nơi công cộng siêu thị hay công viên, luôn sắp xếp một địa điểm gặp nhau để trẻ biết nơi cần tới.

Giúp trẻ đề phòng những rủi ro

Cuộc sống đầy rẫy những sự rủi ro. Chúng ta có thể bị bỏng bất cứ lúc nào khi nấu nướng, bị đứt tay khi làm vườn, nhưng điều này không ngăn chúng ta làm những hoạt động này, vì chúng ta biết những rủi ro là rất nhỏ. Bạn cần dạy con cách tiếp cận hợp lí với những rủi ro (nếu có) và đánh giá về sự nguy hiểm ở mức độ nào. Quan trọng hơn, là hãy dạy chúng cách tự rèn luyện. Khi trở thành những thanh thiếu niên, thì những đứa trẻ tự tin và kiên cường  sẽ gặp ít khó khăn trong cuộc sống hơn. Các bậc cha mẹ cần làm những điều sau:

- Khuyến khích trẻ đương đầu và tự lập ngay từ khi còn nhỏ.

- Hãy cho phép trẻ làm những việc có khả năng nguy hiểm một cách có kiểm soát, để hình thành sự tự tin. (Ví dụ: Sai con đi đến cửa hàng ở góc phố mua gì đó và bạn đi theo một đoạn ở đằng sau).

- Hãy cho trẻ có nhiều thời gian được vui chơi thoải mái, với những đứa trẻ  khác. Đừng hạn chế trẻ tham gia những hoạt động có sự giám sát của người lớn.

- Đối với những đứa trẻ đặc biệt nhạy cảm thường e ngại khi thử những cái mới, hãy nỗ lực để phát triển thái độ “dám làm”. Hãy nhấn mạnh rằng bạn tin vào khả năng của  chúng và khen  ngợi tất cả những nỗ lực của con.

- Nếu có thể, hãy tập hợp những người lớn là hàng xóm nhờ giúp nhau trông chừng cho sự an toàn của những đứa trẻ.

Tóm lại, người lớn không thể lúc nào cũng đi theo và giám sát trẻ, do đó khi bạn trang bị cho trẻ những kỹ năng cơ bản thì khi trẻ ra ngoài chúng sẽ biết cách để tự đảm bảo an toàn cho bản thân.

Những nguyên tắc cần dạy trẻ:

1. Nếu trẻ biết phải về nhà muộn, trước khi đi thông báo cho người lớn thời gian sẽ về hoặc nhờ người đến đón.

2. Nếu trẻ cần ra ngoài vào ban đêm, nên đi cùng những người khác và qua đường thì đi theo nhóm.

3. Không đi qua các khu vực nguy hiểm, chỗ tối vắng người như công viên, rừng cây, ngõ phố vắng vẻ...

4. Khi người lạ làm quen và rủ đi thì không bao giờ đi cùng, ngay cả khi họ giả vờ là bạn của bố mẹ.

5. Không nhận bất kỳ đồ gì từ người lạ. Không lên xe đi cùng người lạ. Bị họ lôi kéo hãy hét lớn "Đây không phải bố/mẹ cháu!"

6. Học ý nghĩa các tín hiệu của phương tiện giao thông như tiếng còi xe, còi báo động, xi nhan…

7. Tránh đi trên những đoạn đường bị chắn tầm quan sát như sau biển báo, sau ô tô đỗ…

8. Nếu đường không có vỉa hè, hãy đi sát vào lề đường, quan sát các xe đang tới để có thể kịp thời phản ứng nếu có phương tiện mất lái.

9. Chỉ đợi phương tiện công cộng ở các điểm dừng quy định sẵn, đứng cách lòng đường ít nhất 1m và phải đi những đúng tuyến về nhà.

10. Khi ở trên phương tiện công cộng, hãy ngồi gần chỗ tài xế hay phụ xe để họ có thể quan sát, không nói chuyện cùng hành khách hay tiết lộ điểm đến, địa chỉ nhà mình.

11. Nếu trẻ nghi ngờ mình đang bị theo dõi, lập tức đến những nơi đông người như vào các cửa hàng, siêu thị và liên lạc ngay với người lớn hay nhờ sự giúp đỡ của nhân viên bảo vệ, hoặc công an mà trẻ nhìn thấy.

12. Tránh xa những chỗ đang đánh nhau và cãi vã, không để vướng vào tranh chấp, ẩu đả.

13. Không tiếp cận, trêu đùa động vật thả rông, động vật hoang dã, vì có thể bị chúng tấn công. Khi bị chó đuổi, đừng bao giờ bỏ chạy mà bình tĩnh đứng đối diện. Nếu chó tấn công, dùng áo hoặc khăn làm lá chắn, sau đó hô to cầu cứu người xung quanh.

(Theo Bright Side)

Bài và ảnh: Tuấn Giang
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Trừng phạt thể chất và tinh thần là bạo lực trẻ em

Trừng phạt thể chất và tinh thần là bạo lực trẻ em

2 năm trước

Để thu thập thêm ý kiến của trẻ em về dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) đã thực hiện khảo sát với gần 5.500...
Ô nhiễm không khí cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ em

Ô nhiễm không khí cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ em

2 năm trước

Ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người vô hình, thầm lặng. Trong lúc chưa tìm được giải pháp vĩ mô giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí thì các bậc cha mẹ phải tìm cách để...
Trẻ em mồ côi vì dịch Covid-19: Mong muốn nhất cho các cháu là có người thân, gia đình nuôi dưỡng

Trẻ em mồ côi vì dịch Covid-19: Mong muốn nhất cho các cháu là có người thân, gia đình nuôi dưỡng

2 năm trước

Tại phiên thảo luận của Quốc hội tại tổ ngày 21/10 về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã thông tin về chính sách hỗ trợ 2.580 trẻ em mồ côi do dịch...