THỨ SÁU, NGÀY 19 THÁNG 04 NĂM 2024 11:47

Dạy trẻ những điều thiện lành theo tinh thần nhà Phật

22/10/2021 | 07:13
Những lời dạy của đức Phật đến hôm nay vẫn như quyển “giáo trình” bất tận mà bất cứ ai trong cuộc sống, dù già dù trẻ vẫn có thể thực hành theo hàng ngày, hàng giờ.
Gia đình diễn viên Hải Băng - Thành Đạt cho trẻ tập lao động để hình thành tính độc lập, tinh thần trách nhiệm. Ảnh NVCC.

Gia đình diễn viên Hải Băng - Thành Đạt cho trẻ tập lao động để hình thành tính độc lập, tinh thần trách nhiệm. Ảnh NVCC.

Dạy trẻ từ những điều đơn giản nhất

Trẻ con như tờ giấy trắng. Tính cách đứa trẻ được hình thành mỗi ngày, từ khi còn bé dại cho đến lúc trưởng thành đều phản chiếu cách nuôi dạy của cha mẹ, ông bà, xa hơn là dòng tộc, xã hội. Một hạt ổi ắt sẽ đâm chồi nên cây ổi và ra hoa kết thành trái ổi, không thể là trái xoài hay cam, đó là cũng là Nhân - Quả cốt yếu trong triết lý của Phật pháp. Bởi vậy, ngay từ nhỏ nếu đứa trẻ được sinh ra và dạy dỗ những điều tử tế thì lớn lên xã hội sẽ có thêm một hạt giống tốt. Dạy một đứa trẻ theo tinh thần nhà Phật không có nghĩa là phải bồi bổ quá nhiều kiến thức Phật học cao siêu hay trẻ phải mặc áo tràng từ nhỏ để trở thành một Phật tử thuần thành, mà bắt đầu từ Những điều bình dị nhất, gần gũi với trẻ nhất. Khi đứa trẻ mang mầm của thiện lành từ nhỏ thì trưởng thành dù có là Phật tử hay không, bản thân đứa trẻ đó cũng đầy Phật tính trong tâm, làm nhiều điều tốt trong xã hội và đâm chồi vạn rừng công đức.

Hãy bắt đầu dạy trẻ bằng những việc dễ nhất, gần nhất như lễ độ với ông bà, cha mẹ, với người lớn tuổi hơn; sống trung thực; biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác trong khả năng của mình,… Đây cũng là cách cha mẹ giúp trẻ gieo nhân lành, đồng thời lớn lên trẻ sẽ sống có trách nhiệm, không ích kỷ. Một việc nhỏ như dạy trẻ phụ xách túi đồ nhẹ giúp người thân và giải thích cho trẻ hiểu làm như vậy là đang tạo phước cho chính mình. Cụ thể khi trẻ phụ giúp, mẹ hay bà đỡ mỏi tay, mà đỡ mỏi tay thì sẽ có sức khỏe tốt có thể chăm lo cho trẻ lâu dài. Đồng thời, khi giúp được người thân, bản thân trẻ cũng vui và thấy mình cũng có “giá trị”.

Hay trong lớp học hoặc trong xóm có bạn nào đó có hoàn cảnh đặc biệt, thì cha mẹ hãy luôn nhắc trẻ là: “Bạn A, B ấy cần con giúp để vượt qua khó khăn. Đi chơi có thể con rủ bạn ấy đi cùng, con có thể bớt chút tiền ăn sáng để thỉnh thoảng giúp bạn ấy mua quyển sách hay, giúp bạn có cái bánh ngon,…”. Đó cũng là tạo phước một cách hồn nhiên mà lớn lên đứa trẻ không bị vô cảm trước những phận người khốn khó hơn mình.

Cha mẹ cũng có thể linh hoạt, uyển chuyển mang triết lý nhà Phật vào đời sống để dạy trẻ, như việc lấy Chánh niệm làm đầu để chế ngự sự nghịch ngợm ở một số trẻ hiếu động. Chánh niệm để giáo hóa trẻ không phải dạy điều cao xa mà là tập cho trẻ khi làm bất cứ việc gì cũng phải tập trung, chú tâm ngay từ đầu, làm cho xong, không dở dang hoặc làm chiếu lệ.

Chữ “nhẫn” cũng cần được dạy trẻ, nhất là những trẻ quá nghịch ngợm hay tính khí hơi ngang bướng. Hãy chỉ cho trẻ thấy những Nhân xấu mà kẻ trộm, cướp, đánh lộn… gây ra thì cuối cùng sẽ phải nhận Quả xấu khi hội đủ Duyên, đó là bị tù tội, cuộc đời hoang phí. Những đứa trẻ hay gây sự, đánh lộn, bắt nạt bạn bè thì thường bị xa lánh, học tập không đạt kết quả cao,... Trường hợp con bị bạn bè bắt nạt, có phụ huynh máu “ăn thua”, mặc dù chưa tường tận sự việc đã xúi con đánh lại, hay phụ giúp con trả thù. Đây là cách dạy con kiểu gây Nghiệp xấu, như đổ dầu vào lửa, sẽ đưa đứa trẻ đi quá xa, trong tương lai thường nhận Quả xấu.

Hay khi trẻ lớn lên một chút, có những trẻ bắt đầu hình thành tính đố kỵ, ganh ghét với bạn bè. Lúc này, cha mẹ nên giúp trẻ giảm dần tính “si” đó, bởi “si” không mang đến bình yên trong tâm hồn mà sẽ khiến trẻ luôn ở trạng thái bực dọc, hằn học khi bạn bè hơn mình và cái Quả nhận trước mắt là lòng không thanh thản.

Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc “tham sân si” mà ra. Riêng chữ tham có vạn điều liên quan, nhưng ở độ tuổi của trẻ, cha mẹ chỉ cần hướng trẻ không tham lam tài vật của bạn bè, của bất cứ ai, vì cái gì không phải của mình mà mình vơ vét là tham. Bên cạnh đó, cũng nên tìm cách giúp trẻ khống chế những cơ “sân” khi khởi phát, bởi “sân” không chỉ “đốt cháy cả rừng” công đức gieo trồng mà trong thực tế còn làm cản trở bước đường thành công của trẻ sau này.

Hạt giống thiện lương sẽ nở hoa, kết trái bền vững

203539454_858759791725752_9053299746410902228_n

Mầm thiện được giáo dục, bồi đắp từ nhỏ trong mỗi đứa trẻ thì mai sau xã hội chắc chắn sẽ có những công dân hiền lương. Trong xã hội hôm nay, có thể có không ít người thực dụng, trọng tiền hơn trọng tình, thích con mình thành đạt hơn thành nhân, thế nhưng đó là những cây không có có cội rễ bám sâu vào lòng đất, rất dễ lung lay, đổ ngã khi gió dông.

Một đứa trẻ được dạy dỗ từ nhỏ theo tinh thần nhà Phật có thể thiếu những “kỹ năng” luồn sâu leo cao, thiếu mánh khóe để làm giàu bất chính, đôi khi lạc hậu với xã hội kim tiền... Nhưng theo luật Nhân - Quả thì những thứ hào nhoáng đó không tồn tại bền vững hoặc sẽ phải trả một giá đắt. Chúng ta tin, Nhân - Quả sẽ báo ứng và những công dân được giáo dục tử tế từ nhỏ vẫn là cốt lõi bền vững cho một xã hội lấy nhân nghĩa làm đầu.

Hiền Long
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

4 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại huyện Mường La

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại huyện Mường La

2 năm trước

Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh trên địa bàn huyện Mường La đã được tiến hành đồng bộ, bằng...
Các nước trên thế giới đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em

Các nước trên thế giới đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em

2 năm trước

Để xây dựng và thực hiện lộ trình “sống chung với Covid-19” trong dài hạn, việc bảo vệ trẻ em trước các biến thể của virus SARS-CoV-2 bằng cách tiêm vaccine ngừa Covid-19 đang là một...
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 11 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 11 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

2 năm trước

Sáng ngày 21/10, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức lễ tiếp nhận tài trợ của các đơn vị là cơ quan, doanh nghiệp trong nước ủng hộ trẻ em bị ảnh...