THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 12:25

Để trẻ yêu thích sách khoa học, lịch sử

17/12/2022 | 07:31
Cha mẹ chăm chỉ đọc sách thì thường con cái cũng sẽ thích đọc sách. Tuy nhiên, thế giới công nghệ 4.0 với những cám dỗ từ mạng xã hội và Internet khiến nhiều trẻ em ngày nay không còn mặn mà với việc đọc sách. Để nuôi dưỡng tình yêu với sách trong trẻ, nhất là sách khoa học và lịch sử là điều không mấy dễ dàng.
Cha mẹ nên cùng con chọn các cuốn sách phù hợp với độ tuổi và khuyến khích con đọc sách mỗi ngày để nuôi dưỡng tình yêu với sách.

Cha mẹ nên cùng con chọn các cuốn sách phù hợp với độ tuổi và khuyến khích con đọc sách mỗi ngày để nuôi dưỡng tình yêu với sách.

Niềm yêu thích sách cần được gieo trồng càng sớm càng tốt

Lily (tên thật là An Nhiên) là một bạn nhỏ đáng yêu, tràn đầy niềm đam mê với sách. Lily năm nay 10 tuổi, cô bé thích đọc cả sách tiếng Việt và tiếng Anh. Từ năm 8 tuổi, Lily bắt đầu dịch sách để giới thiệu những tác phẩm hay đến với nhiều bạn đọc hơn. Lily từng tham gia dịch bộ 3 cuốn sách ''Những vệ thần tuổi thơ'', mở kênh YouTube có tên là Book Adventure of Lily, để chia sẻ những cuốn sách mà em đọc tới các bạn thiếu nhi. Mới đây, cô bé vừa chuyển ngữ cuốn sách “Unstoppable Us - Không thể dừng bước” của tác giả Yuval Noah Harari – một tác phẩm lịch sử dành cho thiếu nhi được chuyển thể từ cuốn sách nổi tiếng “Sapiens - lược sử loài người” nói về giống loài quyền lực nhất hành tinh.

Cô bé còn cùng mẹ tham gia các chương trình tặng sách, ủng hộ sách hoặc quỹ cho các Thư viện cộng đồng, ủng hộ dự án “Sách hóa nông thôn” và tham gia vào các chương trình mừng tuổi sách dịp Tết.

Dịch giả nhí Lily cho biết, đọc sách là niềm vui, bởi vì mỗi cuốn sách là cuộc phiêu lưu mới để em khám phá thế giới. Thời gian đọc sách không chỉ là lúc Lily tìm hiểu, khám phá và tận hưởng những câu chuyện hay mà còn là thời gian gắn kết với cha mẹ. Lily yêu sách, coi sách là bạn. Còn ba mẹ luôn ủng hộ và giúp Lily nuôi dưỡng tình yêu đó.

Ở mỗi một gia đình, với mỗi đứa trẻ, các bậc phụ huynh sẽ có nhiều cách thức khác nhau để nuôi dưỡng và khuyến khích trẻ đọc sách nói chung và các sách chủ đề khoa học và lịch sử nói riêng.

Anh Hồ Hồng Hải, bố của Lily cho biết:  Theo kinh nghiệm của gia đình, nếu ba mẹ thích đọc sách thì con cũng sẽ có xu hướng thích đọc sách. Niềm yêu thích về sách cần được gieo trồng càng sớm càng tốt, bắt đầu từ những cuốn sách đơn giản, sau đó đến những sách họa tiết bắt mắt để các bé coi đó là một phần trong cuộc sống của mình.

Làm thế nào để con yêu thích đọc sách, nhất là sách khoa học và lịch sử?

Sách có rất nhiều loại, đa phần trẻ em thích đọc sách tranh (picture book) và truyện tranh (comic/manga). Sách khoa học, hay lịch sử có những từ ngữ chuyên môn không dễ hiểu, đòi hỏi trẻ phải có một sự hiểu biết nhất định hoặc tra cứu thêm mới có thể hiểu hết nội dung cuốn sách; do đó, hầu hết trẻ em, thậm chí cả người lớn đều cảm thấy ngại khi đọc các cuốn sách này. Nhưng sách khoa học, lịch sử là nguồn tư liệu quý giá và phong phú giúp trẻ nâng cao các kiến thức về khoa học và đời sống, tăng sự hiểu biết và có cái nhìn xuyên suốt về lịch sử phát triển của nhân loại, trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.

Ðể con yêu thích việc đọc các cuốn sách khoa học và lịch sử, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ hãy mua những cuốn sách chủ đề này đọc cho trẻ nghe (khi trẻ chưa biết chữ), và khuyến khích trẻ tự đọc (khi đã biết chữ).

Anh Hồ Hồng Hải đọc sách cùng bé Lily.

Anh Hồ Hồng Hải đọc sách cùng bé Lily.

Một cuốn sách dày đặc chữ giới thiệu về kinh thành Thăng Long cổ xưa có thể không hấp dẫn các bạn nhỏ, cha mẹ có thể thay thế sách chữ bằng sách tranh. Có nhiều thể loại sách khác nhau cùng để nói về một vấn đề, tùy vào sở thích, độ tuổi và khả năng cảm nhận của con mà cha mẹ chọn loại sách cho phù hợp. Trẻ mầm non và tiểu học thường khám phá khoa học và lịch sử thông qua các cuốn sách tranh với hình minh họa sống động và phong phú, nhưng với trẻ lớn hơn, học sinh THCS và THPT, các em có thể tự đọc và nghiên cứu các cuốn sách lịch sử dày với lượng thông tin đồ sộ mà không cần tới sự trợ giúp của cha mẹ.

Khi đi tham quan hay du lịch, tới các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nổi bật, đừng quên mua các cuốn sách giới thiệu về những điểm đến này cho trẻ. Vừa đọc sách, vừa trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn các kiến thức khoa học và lịch sử trong các trang sách.

Một số trẻ sẽ từ bỏ khi cuốn sách khoa học, lịch sử có quá nhiều từ mới mà trẻ không hiểu. Bạn hãy giải thích cho con hiểu các từ ngữ này hoặc hướng dẫn con cách tự tra cứu để hiểu nghĩa của chúng.

Những cuốn sách quá dài cũng sẽ dễ khiến trẻ đầu hàng. Những khi trẻ cảm thấy chán nản vì đọc mãi không xong một cuốn sách khoa học, cha mẹ hãy đọc cho trẻ nghe một vài trang để thay đổi không khí. Và bạn đừng quên, sau mỗi cuốn sách trẻ đọc, hãy hỏi lại con nội dung chính của cuốn sách là gì, con nhớ chi tiết nào nhất - vì sao, con có rút ra được bài học gì từ cuốn sách không… Ðiều quan trọng không phải là trẻ đã đọc bao nhiêu cuốn sách, mà là trẻ có thể rút ra được bài học gì từ cuốn sách đó hoặc có thể áp dụng điều gì từ cuốn sách vào thực tế cuộc sống.

Bên cạnh các cuốn sách khoa học và lịch sử, bạn vẫn nên cho trẻ đọc các cuốn truyện tranh mà trẻ yêu thích; tuy nhiên, truyện tranh đa phần là để giải trí, không nên để trẻ quá đắm đuối vào truyện tranh mà quên đi việc đọc các cuốn sách bổ ích khác.

Thanh Huyền
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Cha mẹ, ông bà gương mẫu, yêu thương con trẻ

Cha mẹ, ông bà gương mẫu, yêu thương con trẻ

1 năm trước

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Theo đó, tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu là...
Phòng, chống xâm hại trẻ em: Vai trò của gia đình vô cùng quan trọng

Phòng, chống xâm hại trẻ em: Vai trò của gia đình vô cùng quan trọng

1 năm trước

Thời gian qua, tình trạng trẻ em bị xâm hại diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng. Gia đình có vai trò và trách nhiệm gì trong việc phòng, chống xâm hại trẻ em?
Đừng để trẻ sợ hãi vì những điều cha mẹ làm

Đừng để trẻ sợ hãi vì những điều cha mẹ làm

1 năm trước

Mọi trẻ em đều có những lúc hành xử chưa đúng đắn. Đôi khi, hành vi của trẻ vượt quá khả năng chịu đựng của cha mẹ. Nhưng quát tháo chỉ gây ra cho trẻ và cả cha mẹ thêm áp lực, bực...