THỨ BA, NGÀY 23 THÁNG 04 NĂM 2024 07:01

Đến 2025, Hà Nội phấn đấu giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn thương tích xuống 100/100.000

13/10/2021 | 07:18
Tai nạn thương tích là 1 trong những nguyên nhân gây thương tật, tử vong hàng đầu ở trẻ em. Để đảm bảo cho trẻ em phát triển toàn diện, sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, thời gian qua TP. Hà Nội đã có nhiều chương trình, kế hoạch, tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.
Một lóp dạy bơi cho trẻ em ở Hà Nội. Ảnh KT

Một lóp dạy bơi cho trẻ em ở Hà Nội. Ảnh KT

Mới đây (ngày 8/10), UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 226/KH-UBND về thực hiện Chương trình Phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2030.

Theo kế hoạch, trong 10 năm tới, UBND TP. Hà Nội sẽ tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành các mục tiêu về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

Trong đó, chỉ tiêu về giảm tỷ lệ tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích của trẻ em, TP. Hà Nội phấn đấu: Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 100/100.000 trẻ em và 80/100.000 trẻ em vào năm 2030; giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 10/100.000 trẻ em và 8/100.000 trẻ em vào năm 2030.

Hằng năm, Hà Nội phấn đấu giảm ít nhất 5% trẻ em bị tử vong và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ; giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước năm 2025 và 20% vào năm 2030.

TP. Hà Nội phấn đấu đạt ít nhất 75% ngôi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí “Ngôi nhà an toàn” vào năm 2025 và 80% vào năm 2030; 100% trường học đạt tiêu chuẩn “Trường học an toàn” vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030; 150 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn “Cộng đồng an toàn” phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030…

Sống trong môi trường an toàn, lành mạnh trẻ em sẽ phát triển toàn diện. Ảnh Đức Anh

Sống trong môi trường an toàn, lành mạnh trẻ em sẽ phát triển toàn diện. Ảnh Đức Anh

Để thực hiện những chỉ tiêu trên, TP. Hà Nội đặt ra mục tiêu truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em; đào tạo, tập huấn về phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan.

Cùng với đó, Thành phố đặt ra những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, cụ thể là tổ chức, triển khai các hoạt động truyền thông thường xuyên, các chiến dịch truyền thông trực tiếp tại gia đình, cộng đồng, trường học, cơ sở giáo dục trẻ em, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em. Tổ chức các hoạt động tại gia đình, trường học, cộng đồng để tư vấn, hướng dẫn, giáo dục cho trẻ em về những kiến thức, kỹ năng an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Đặc biệt quan tâm đến phòng, chống đuối nước, kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em và dạy bơi an toàn cho trẻ em.

Hà Nội sẽ từng bước thí điểm và nhân rộng mô hình về tư vấn, hướng dẫn, giáo dục kiến thức, thực hành kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại cộng đồng, trường học, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em. Đồng thời, xây dựng môi trường an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Trong đó, thực hiện và nhân rộng tiêu chí Ngôi nhà an toàn, tiêu chuẩn Trường học an toàn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em phù hợp với từng địa phương.

TP. Hà Nội cũng đề ra giải pháp tăng cường phối hợp liên ngành giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể để phát huy vai trò, nguồn lực, triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp trong thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, nhất là phòng chống đuối nước trẻ em. Đưa nhiệm vụ triển khai công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em vào nhiệm vụ của Ban chỉ đạo/Ban điều hành bảo vệ trẻ em, Nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em các cấp.

Đặc biệt là giải pháp can thiệp phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em, phòng ngừa tai nạn giao thông trẻ em, phòng ngừa ngã, cháy, bỏng, động vật cắn, phòng ngừa trẻ em tự tử. Trong đó, xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em, đặc biệt mô hình dạy bơi an toàn cho trẻ em. Xây dựng, nhân rộng các mô hình an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em, mô hình cổng trường an toàn, các mô hình can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em tại các khu vực có tập trung đông trẻ em.

Để phòng chống rơi, ngã cho trẻ em, TP. Hà Nội yêu cầu rà soát, thực hiện nghiêm các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí về an toàn phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em tại gia đình, cộng đồng, trường học, đặc biệt tại các công trình xây dựng, khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại. Bên cạnh đó kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn an toàn về phòng, chống cháy, bỏng tại gia đình, trường học và các công trình công cộng có trẻ em tham gia hoạt động để phòng chống cháy bỏng cho trẻ em.

Nam Anh
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Hướng tới dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp

Hướng tới dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp

2 năm trước

Các mô hình trung tâm công tác xã hội, bảo trợ xã hội cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em đã góp phần phát hiện sớm các trường hợp có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, hỗ trợ kịp thời...
Lá chắn bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Lá chắn bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

2 năm trước

Đại dịch Covid-19 khiến cho trẻ phải học online, giãn cách xã hội làm cho trẻ không có cơ hội tiếp xúc với bạn bè… dẫn đến trẻ sử dụng điện thoại, máy tính quá mức. Trên mạng,...
Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

2 năm trước

Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ đã tăng cường triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo vệ trẻ trước “cám dỗ” của thiết bị công nghệ.