THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 07:57

Điếc bẩm sinh ở trẻ em, làm sao để phát hiện?

12/12/2022 | 14:53
Theo thống kê, cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có từ 1 - 3 trẻ bị điếc bẩm sinh. Khiếm khuyết này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt xã hội, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, đặc biệt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của trẻ.
Điếc bẩm sinh là tình trạng bệnh lý mất hoàn toàn khả năng nghe ngay từ giai đoạn sơ sinh.

Điếc bẩm sinh là tình trạng bệnh lý mất hoàn toàn khả năng nghe ngay từ giai đoạn sơ sinh.

Khi trẻ bị điếc nặng và sâu thường kèm theo câm do không tiếp nhận được âm thanh, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị điếc bẩm sinh

- Do yếu tố di truyền

Trẻ bị điếc do di truyền từ bố mẹ hoặc đột biến gene. Theo nghiên cứu, điếc có thể được di truyền từ các thế hệ trước. Khoảng 75 - 80% các ca là di truyền bởi gen lặn, 20 - 25% là di truyền bởi gen trội, 1 - 2% là di truyền bởi cha mẹ liên quan đến gen X.

- Do yếu tố không di truyền

Trong quá trình thai kỳ, người mẹ bị nhiễm virus hoặc sinh con không đủ tháng, nhiễm độc thai nghén, ngộ độc thuốc… sẽ gây điếc ở trẻ.

Dấu hiệu nào nghi ngờ trẻ bị điếc cần đi khám ngay?

Điếc là tình trạng giảm sức nghe trên 90 dB. Điếc bẩm sinh là tình trạng bệnh lý mất hoàn toàn khả năng nghe ngay từ giai đoạn sơ sinh.

Nhìn bề ngoài của trẻ sơ sinh sẽ không thể nào biết được trẻ có bị khiếm thính hay không. Do đó, cần kiểm tra thính lực cho trẻ sơ sinh để có thể sớm phát hiện tình trạng khiếm thính của trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc cha mẹ sẽ thấy trẻ có những biểu hiện bất thường về âm thanh, ngôn ngữ.

- Thông thường từ lúc sinh đến 3 tháng tuổi, trẻ có thể giật mình hoặc khóc khi nghe tiếng động lớn, trẻ có vẻ đang lắng nghe tiếng nói, phát ra âm thanh như "ô... ô".

- Từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ thức dậy khi nghe tiếng động thình lình, nhận ra tiếng nói quen thuộc, thích lục lạc hoặc các đồ chơi khác phát ra tiếng, dõi mắt theo âm thanh, bắt đầu bi bô.

- Từ 6 đến 9 tháng tuổi, trẻ biết quay đầu về phía có âm thanh, bắt đầu bắt chước các âm thanh tiếng nói, trẻ bập bẹ các âm thanh khác nhau "ba – ba"… có đáp ứng khi nghe gọi tên.

- Từ 9 đến 12 tháng, trẻ lặp lại những từ ngữ và âm thanh đơn giản, phản ứng lại trước tiếng hát hoặc tiếng nhạc, gọi đúng từ "mẹ" hoặc "ba".

Như vậy, có thể nói tùy theo độ tuổi của trẻ sẽ có những dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị điếc như:

- Không thấy trẻ có sự tiến triển trong phát âm hoặc trẻ chậm nói.

- Trẻ kêu đau tai (có thể do viêm tai giữa).

- Trẻ không nhận biết hoặc khó nhận biết âm thanh từ đâu vọng đến.

- Trẻ nói quá nhỏ hoặc quá lớn tiếng.

- Trẻ mở tivi hoặc vặn máy nghe nhạc quá lớn.

- Trẻ thể hiện những khó khăn trong giao tiếp hoặc trong học tập.

Tuy nhiên, các dấu hiệu này không nhất thiết là trẻ bị điếc, nhưng nếu thấy trẻ có một hoặc một số dấu hiệu chắc chắn, thì cha mẹ cần phải lưu ý. Giai đoạn sớm < 6 tháng tuổi tuy khó phát hiện nhưng khi trẻ không giật mình với những tiếng động lớn trong lúc ngủ hoặc thức. Ở giai đoạn > 6 tháng tuổi, trẻ không quay đầu tìm tiếng động. Cố tình gây tiếng động lớn trẻ không giật mình, cần cho trẻ đi khám bác sĩ tai mũi họng ngay.

Những trẻ nào cần được chỉ định sàng lọc thính lực?

Tất cả trẻ em sinh ra đều cần được chỉ định sàng lọc thính lực. Với trẻ sinh non nên thực hiện sàng lọc khiếm thính sau khi trẻ ổn định và được 34 tuần. Đối với trẻ đang điều trị tại khoa Sơ sinh, nên tiến hành sàng lọc khi trẻ ổn định và được xuất viện. Với trẻ nằm trong lồng ấp, trẻ đang được sử dụng các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương hoặc trẻ đang được điều trị Hồi sức tích cực thì không chỉ định sàng lọc thính lực.

Điếc sẽ làm giảm khả năng giao tiếp, học tập, hòa nhập cộng đồng của trẻ. Ảnh minh hoạ.

Điếc sẽ làm giảm khả năng giao tiếp, học tập, hòa nhập cộng đồng của trẻ. Ảnh minh hoạ.

Điều trị điếc ở trẻ thế nào?

Tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể, thông thường với trẻ nghe kém bẩm sinh có ngưỡng nghe < 80 dB có thể đeo máy trợ thính.

Với trẻ điếc bẩm sinh (ngưỡng nghe > 90 dB) thì việc sử dụng cấy ốc tai điện tử là biện pháp duy nhất. Sau khi cấy ốc tai điện tử trẻ phải theo học phục hồi ngôn ngữ trong thời gian 2 - 3 năm.

Tóm lại: Điếc và nghe kém được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào nhóm bệnh tàn tật từ năm 2004. Điếc hoặc nghe kém rất nặng (trên 75 dB) sẽ dẫn tới hậu quả nặng nề là câm - một dạng tàn tật suốt đời, vì trẻ không có ngôn ngữ nên không thể giao tiếp. Trẻ bị câm điếc sẽ thiệt thòi về mọi mặt trong cuộc sống, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Do đó, nhu cầu về chẩn đoán và điều trị phục hồi chức năng nghe sớm cho trẻ là thực sự cần thiết.

Thính giác là cơ sở để xây dựng kĩ năng cảm xúc - xã hội, kĩ năng nhận thức và sau đó là khả năng đọc hiểu, các kỹ năng học tập. Đánh giá khả năng nghe của trẻ là vô cùng quan trọng, trẻ cần nghe được âm thanh để học nói, giao tiếp với thế giới bên ngoài. Vì vậy, tất cả các trẻ sinh ra cần sàng lọc thính lực sớm. Nếu trẻ có bất thường, việc điều trị kịp thời khi trẻ trước 6 tháng tuổi là đặc biệt quan trọng và vô cùng cần thiết.

Theo suckhoedoisong.vn
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Học bổng Võ Văn Khánh tiếp sức đến trường cho gần 1.200 lượt học sinh, sinh viên Bến Tre

Học bổng Võ Văn Khánh tiếp sức đến trường cho gần 1.200 lượt học sinh, sinh viên Bến Tre

1 năm trước

Sáng 11/12, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban điều hành Quỹ học bổng Võ Văn Khánh phối hợp tổ chức chương trình kỷ niệm 10 năm Chương trình học bổng Võ Văn Khánh (2012-2022)...
Quảng Bình miễn học phí học kỳ II năm học 2022-2023

Quảng Bình miễn học phí học kỳ II năm học 2022-2023

1 năm trước

Kỳ họp thứ 8, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra từ 8 đến 10/12 đã thông qua nhiều nghị quyết, nội dung quan trọng, trong đó có việc miễn học phí học kỳ II...
Tăng cường giáo dục gia đình, nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần cho trẻ em

Tăng cường giáo dục gia đình, nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần cho trẻ em

1 năm trước

“Nếu các bạn trẻ đang gặp những trở ngại, triệu chứng tiêu cực về tâm sinh lý, dẫu nặng hay nhẹ, cũng đừng ngần ngại chia sẻ với cha mẹ, người thân. Khi triệu chứng của bệnh...
Tuyên dương giáo viên, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số Thủ đô xuất sắc, tiêu biểu

Tuyên dương giáo viên, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số Thủ đô xuất sắc, tiêu biểu

1 năm trước

Ngày 11/12, Ban Dân tộc thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ tuyên dương giáo viên, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số Thủ đô xuất...