THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 03:58

Điều chỉnh điểm ưu tiên xét tuyển Đại học: Sẽ không còn thí sinh trên 30 điểm

02/02/2023 | 21:46
Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh điểm ưu tiên khu vực khi xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023. Theo đó, sẽ giảm dần đều điểm ưu tiên khi thí sinh đạt từ 22,5 điểm. Sĩ tử đạt 30 điểm thì điểm ưu tiên sẽ bằng 0.

Thí sinh đạt điểm tuyệt đối không được hưởng điểm ưu tiên 

Điểm mới trong Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, áp dụng từ kỳ thi năm 2023 là quy định về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh. Có hai nội dung mà thí sinh cần lưu ý, gồm ưu tiên theo khu vực và ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thứ nhất, đối với ưu tiên theo khu vực. Mức điểm ưu tiên áp dụng theo 4 khu vực, trong đó mức điểm ưu tiên cho khu vực 1 là 0,75 điểm, khu vực 2 - nông thôn là 0,5 điểm, khu vực 2 là 0,25 điểm và khu vực 3 không được tính điểm ưu tiên. 

Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học trung học phổ thông (hoặc trung cấp). Nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì điểm ưu tiên được xác định theo khu vực của trường gần nhất mà thí sinh theo học sau cùng.

Thứ hai, chính sách ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang điểm 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức: Điểm ưu tiên = [(30 - tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên theo khu vực, theo đối tượng của thí sinh. 

Với công thức này, thí sinh khu vực 1 thi đạt 22,5 trở xuống thì được cộng 0,75 điểm ưu tiên khu vực. Nhưng nếu thí sinh đó đạt 27 điểm thì điểm ưu tiên là 0,3 và đạt 29 điểm chỉ còn 0,1 điểm ưu tiên khu vực.

Như vậy, trong kỳ tuyển sinh năm 2023, thí sinh đạt điểm tuyệt đối không được hưởng điểm ưu tiên, cũng sẽ không có thí sinh nào có mức điểm trên 30, vì khi thí sinh đạt 30 điểm/3 môn thì mức điểm ưu tiên bằng 0.

Bảo đảm công bằng hơn trong tuyển sinh 

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, việc thay đổi cách tính điểm ưu tiên được Bộ Giáo dục và Đào tạo dự lệnh từ quy chế tuyển sinh năm 2022. Thí sinh có sự chuẩn bị tốt hơn về tâm thế, các trường chủ động phương án tuyển sinh. Sự điều chỉnh này tạo sự công bằng về cơ hội cho thí sinh trong việc lựa chọn phương án học tập và lựa chọn trường phù hợp nhất.

Thông tin rõ hơn về sự điều chỉnh này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, Bộ đưa ra mức điều chỉnh giảm dần đều điểm ưu tiên khi thí sinh đạt từ 22,5 điểm cho đến mức 30 điểm thì không cộng điểm ưu tiên. Điều chỉnh này không chỉ đối với thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, mà với tất cả phương thức xét tuyển. Các trường khi tính điểm ưu tiên cho thí sinh để xét tuyển cần quy đổi ra thang điểm tương đương để xác định mức điểm ưu tiên phù hợp. 

Theo bà Nguyễn Thu Thủy, việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên, tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hằng năm. Việc áp dụng chính sách ưu tiên nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục, đào tạo bậc cao đối với thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế, song cũng cần bảo đảm công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và trở thành yếu thế.

Lý giải thêm về sự điều chỉnh chính sách ưu tiên năm nay, bà Nguyễn Thu Thủy cho biết, phân tích dữ liệu điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông trong 3 năm gần đây cho thấy có sự bất hợp lý. Cụ thể là tỷ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên. Điều này dẫn tới mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí có hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Thống kê cũng cho thấy, nhiều ngành có mức độ cạnh tranh cao, tỷ lệ thí sinh không được cộng ưu tiên trúng tuyển rất thấp, trong khi nhóm này có lực học tốt hơn nhóm được cộng điểm ưu tiên. Với thực tế nêu trên, nhóm thí sinh bị yếu thế, bất lợi chính là nhóm ở khu vực 3, khi xét tuyển vào các trường và ngành hàng đầu.

Kim Liên
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đạt giải Nhất cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2022

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đạt giải Nhất cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2022

1 năm trước

Vòng thi chung khảo sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2022 được tổ chức ngày 5/11 tại Hà Nội, với sự tham gia của 20 đội thi đạt thành tích cao tại vòng thi sơ khảo, trong đó có 10 đội Việt...
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh thông tin về kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 năm 2023

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh thông tin về kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 năm 2023

1 năm trước

Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023 sẽ được Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức thành 2 đợt vào cuối tháng 3 và cuối tháng 5. Bắt đầu từ ngày 1/2, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ...
Trẻ em, người cao tuổi được miễn giảm giá vé xem phim tại rạp

Trẻ em, người cao tuổi được miễn giảm giá vé xem phim tại rạp

1 năm trước

Nghị định 128/2022/NĐ-CP, ngày 30/12/2022 có hiệu lực từ 15/2/2023 quy định một số điểm mới trong lĩnh vực du lịch, văn hóa, thể thao, quyền tác giả.
Khi trẻ mắc nấm móng cha mẹ cần lưu ý gì?

Khi trẻ mắc nấm móng cha mẹ cần lưu ý gì?

1 năm trước

Khi trẻ mắc nấm móng cần phải điều trị ngay, vì quá trình điều trị sẽ lâu dài, phức tạp và đòi hỏi sự kiên trì. Không giống như người lớn, nhiều trẻ không muốn bôi thuốc hàng...