THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 04:32

Đôi điều về phát triển toàn diện cho trẻ em

11/11/2021 | 14:22
Những năm gần đây Việt Nam đẩy mạnh thực hiện yêu cầu phát triển toàn diện cho trẻ em. Đây là một nội dung quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cần xem xét kết quả thực hiện trong cuộc sống để điều chỉnh hoạt động cho sát hợp.
Môn bóng rổ đang được trẻ em Việt Nam yêu thích. Ảnh: Hoàng Master

Môn bóng rổ đang được trẻ em Việt Nam yêu thích. Ảnh: Hoàng Master

Nhắc lại mục đích phát triển toàn diện cho trẻ em

Những chuyên gia tâm sinh lý trong lĩnh vực trẻ em, những người hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trẻ em, các nhà báo viết về trẻ em chắc chắn hiểu như thế nào là phát triển toàn diện cho trẻ em. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng ta nhắc lại cũng không thừa, hơn thế nữa nhiều người chưa hiểu rõ điều này.

Có thể nói ngắn ngọn: Phát triển toàn diện cho trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức, kỹ năng sống, sự hiểu biết về các mối quan hệ xã hội của trẻ em. Có thể xem đây là nội dung mà UNICEF muốn tất cả các quốc gia thực hiện. Xuất phát từ chức năng của mình, UNICEF tin rằng mọi trẻ em đều có quyền có được sự khởi đầu tốt nhất và phát triển tối đa tiềm năng của mình; tất cả trẻ em đều có quyền học tập, phát triển đầy đủ, được lắng nghe, được tích cực tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến cuộc sống của các em.

Thật ra, những mục đích này về cơ bản đều đã có trong quan niệm giáo dục trẻ em của ông cha ta. Trong gia đình và ở nhà trường, những nhà giáo dục Việt Nam từ xa xưa đã gói gọn mục đích dạy dỗ trẻ em trong bốn chữ: NHÂN - TRÍ – THỂ - MỸ. Theo đó NHÂN là sự phát triển và hoàn thiện nhân cách con người; TRÍ là có tri thức sự hiểu biết, bao hàm cả những kỹ năng ứng xử; THỂ là có sự bảo đảm về thể hình và sức khỏe; MỸ là khả năng cảm thụ cái đẹp, là sự phong phú trong tâm hồn.

Như vậy yêu cầu phát triển toàn diện cho trẻ em không xa lạ, không quá mới mẻ với chúng ta. Ở đây có sự cụ thể hóa và nâng lên ngang tầm yêu cầu của thời đại, của thế giới.

Chúng ta đã làm tốt được những gì?

Có thể nói trong quá trình hội nhập, chúng ta nhận ra rằng, người Việt Nam thua kém người nước ngoài về thể lực, đặc biệt là chiều cao và cân nặng. Do vậy, trong những năm gần đây cả Nhà nước lẫn gia đình đều quan tâm nâng cao thể lực cho trẻ em. Chương trình “Sữa học đường” nằm trong mục đích này. Các gia đình cũng cố gắng đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho con em mình.

Kết quả là chiều cao, cân nặng, sức mạnh, sức bền của thế hệ sinh ra sau những năm chín mươi của thế kỷ XX được cải thiện rõ rệt. Dù vẫn chưa ngang bằng với thế giới nhưng cầu thủ bóng đá, bóng chuyền của chúng ta không thua kém họ là mấy. Như vậy, những gì lên quan đến THỂ, chúng ta đã đi đúng hướng, đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Rõ ràng con em của chúng ta hiện nay hiểu biết hơn chúng ta, có nhiều kiến thức hơn chúng ta trong một số lĩnh vực. Rõ nhất là trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Trong nhiều gia đình, bố mẹ phải nhờ con cái hướng dẫn sử dụng điện thoại thông mình, tivi thông minh và nhiều thiết bị khác. Về ngoại ngữ, lớp trẻ hiện nay cũng khá hơn lớp cha mẹ, ông bà rất nhiều. Đại đa số học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông đã có kiến thức ngoại ngữ kha khá, đặc biệt là tiếng Anh. Con cái chúng ta hiện nay nhìn chung hiểu biết tình hình thế giới tốt hơn chúng ta. Ngoài ra, lối tư duy của cánh trẻ cũng nhanh nhạy và sắc sảo hơn.

Như vậy, những gì liên quan đến TRÍ chúng ta cũng làm khá tốt; ở mức độ nào đó có thể yên tâm mặc dù chúng ta chưa thực sự hài lòng với ngành giáo dục.

Bà Trần Thanh Huệ (Đồng Nai) đang được cháu ngoại Lê Thị Vy chăm sóc trong lúc chữa bệnh tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Ảnh: Tự Trung

Bà Trần Thanh Huệ (Đồng Nai) đang được cháu ngoại Lê Thị Vy chăm sóc trong lúc chữa bệnh tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Ảnh: Tự Trung

Chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến đạo đức, nhân cách của lớp trẻ

Có những biểu hiện ở lớp trẻ khiến chúng ta không yên tâm. Đó là việc bạo lực học đường tăng lên, học sinh bắt nạt nhau, đánh nhau trong và ngoài nhà trường xẩy ra khá thường xuyên. Rồi việc một số con cái không yêu thương, kính trọng, phụng dưỡng cha mẹ đã diễn ra. Nhiều người cho rằng, chúng ta ít quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh. Có người cho rằng môn “Giáo dục công dân” trong nhà trường hiện nay không hiệu quả bằng môn “Luân lý” ngày xưa.

Môn học “Luân lý” trong nhà trường và những câu chuyện có tính giáo dục trong “Cổ học tinh hoa” có tác động tốt đến trẻ em. Những câu chuyện nhẹ nhàng, cảm động, sâu sắc có tác dụng tốt trong việc hình thành nhân cách, đạo đức cho trẻ em. Tôi nhớ mãi một câu chuyện thế này: “Một phụ nữa góa bụa sớm, bà chỉ có một cậu con trai; bà ở vậy nuôi dạy con khôn lớn. Bà thương con nhưng rất nghiêm khắc trong giáo dục. Nếu người con mắc lỗi, bà đều bắt nằm lên giường để phân tích sai phạm và đánh đòn. Lỗi nhẹ thì một roi, lỗi nặng có thế tới mười roi. Khi người con đã lớn, đã thành đạt, bà vẫn giữ hình thức này; người con vẫn bị ăn đòn khi phạm lỗi; tuy nhiên, dù bị mẹ đánh, anh không khóc. Đến một lần, sau khi bị mẹ đánh năm roi, anh bỗng nhiên khóc. Thấy thế, mẹ hỏi: “Sao hôm nay con lại khóc? Những lần trước con có khóc đâu?”. Người con rưng rưng trả lời: “Những lần trước con không khóc vì mẹ đánh, con cảm thấy đau, nghĩa là mẹ còn khỏe, con yên tâm. Lần này, mẹ đánh, con không cảm thấy đau, nghĩa là mẹ yếu rồi; con thương mẹ nên con khóc”.

Biểu hiện cao nhất về đạo đức của con người là yêu thương, kính trọng cha mẹ. Điều này hiện là một thách thức trong phát triển toàn diện cho trẻ em. Nếu trẻ em lớn lên có sức khỏe, có trí tuệ nhưng đạo đức có vấn đề là rất đáng lo. Cần phải nhắc nhở như thế để những người làm giáo dục quan tâm hơn nữa đến việc phát triển toàn diện cho trẻ em.

Nguyên Hồ
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

4 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Đà Nẵng tiến hành tiêm vaccine mũi 1 cho học sinh lớp 8, 9

Đà Nẵng tiến hành tiêm vaccine mũi 1 cho học sinh lớp 8, 9

2 năm trước

Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho biết, từ ngày 11 đến 17/11/2021, sẽ tổ chức tiêm chủng mũi 1 vaccine Pfizer cho học sinh đang theo học lớp 8, 9 trên địa bàn thành phố.
Truyền thông ảnh hưởng rất lớn tới việc thực thi quyền trẻ em

Truyền thông ảnh hưởng rất lớn tới việc thực thi quyền trẻ em

2 năm trước

Việc sản xuất và phát hành quảng cáo, truyền thông ảnh hưởng rất lớn tới việc thực thi quyền trẻ em, trong đó có vấn đề định kiến giới. Vì vậy, Hội thảo Quảng cáo truyền...
Yên Bái triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi

Yên Bái triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi

2 năm trước

Ngày 9/11, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch số 244/KH-UBND về triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi năm 2021 - 2022.
Biếng ăn, chậm lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện trẻ em

Biếng ăn, chậm lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện trẻ em

2 năm trước

Biếng ăn khiến cho trẻ chậm lớn, thậm chí gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ cần biết được nguyên nhân trẻ biếng ăn, chậm...