THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 08:26

Đừng để con chậm phát triển vì bỏ qua nguồn năng lượng miễn phí trong mùa hè

28/04/2022 | 12:06
Thấy con ra nhiều mồ hôi, khó ngủ, bố mẹ đưa con trai là bé H.G.M (7 tuổi, ở Hà Nội) đến bệnh viện khám thì tìm ra chính xác nguyên nhân chỉ bằng một số xét nghiệm kiểm tra thăm dò cơ bản, tìm được nguyên nhân đơn giản mà gia đình chủ quan không nghĩ tới. Khắc phục nguyên nhân khiến con khó chịu lại chính là nguồn năng lượng rất dồi dào trong mùa hè này.

Tìm nguyên nhân trẻ ra nhiều mồ hôi, khó ngủ nên làm gì?

Gia đình cho biết: Bé H.G.M được sinh thường, đủ tháng, có tăng cân nhưng chậm, thi thoảng đau mỏi chân tay. Bé ít ăn rau củ quả, phát triển tinh thần, vận động bình thường. Tuy nhiên, trước khi đi học trở lại, bé ở nhà nhiều tháng, ít ra ngoài. Hơn 1 tháng nay, mặc dù thời tiết còn mát mẻ, nhưng gia đình thấy bé ra nhiều mồ hôi tay, chân, hay mệt mỏi, buổi tối trằn trọc, khó ngủ. Để an tâm và tìm nguyên nhân, gia đình quyết định đưa con đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.

Hãy cho trẻ tắm nắng mỗi ngày để bổ sung nguồn vitamin D tuyệt vời và miễn phí này.

Hãy cho trẻ tắm nắng mỗi ngày để bổ sung nguồn vitamin D tuyệt vời và miễn phí này.

Bác sĩ khám kiểm tra nhiệt độ, chức năng hô hấp, tim, phổi của bé đều trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên, cân nặng và chiều cao thiếu nhẹ so với trung bình của chuẩn tăng trưởng WHO (Tổ chức Y tế thế giới), cụ thể cân nặng 21 kg, tức của bé thấp hơn mức tiêu chuẩn 22.9kg, chiều cao 119cm cũng thấp hơn mức tiêu chuẩn 121.7 cm.

Về kết quả xét nghiệm kiểm tra vi chất đáng lưu ý có chỉ số xét nghiệm vitamin D: 17.10 ng/ml, tức thiếu nặng theo phân loại tình trạng thiếu vitamin D của Hội Nội tiết Mỹ: Thiếu nhẹ: 20-29 ng/ml, thiếu nặng <=20 ng/ml, đủ >= 30 ng/ml.

Vì vậy, bé được chẩn đoán thiếu vitamin D và kê đơn điều trị ngoại trú, đồng thời bác sĩ có tư vấn chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc khắc phục vụ tình trạng thiếu vitamin D.

BS Trần Thị Kim Ngọc - Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Medlatec cho biết: Thời gian gần đây, chuyên khoa Nhi tiếp nhận nhiều bé đến khám do đổ hôi khi ngủ (còn gọi là mồ hôi trộm), trẻ trằn trọc, khó ngủ, đau mỏi chân tay đặc biệt sau chơi thể thao. Sau khi thăm khám, đa số đều có biểu hiện thiếu vitamin D.

BS Trần Thị Kim Ngọc - Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Medlatec khuyến cáo, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được đánh giá có thiếu vitamin D hay không để có biện pháp phòng ngừa kịp thời khi thấy trẻ xuất hiện một trong những dấu hiệu như quấy khóc nhiều, khó ngủ và trằn trọc không ngủ được, ra mồ hôi trộm (vào ban đêm khi trời không nóng), trẻ mọc răng chậm, chậm biết đi, biến dạng xương, đau mỏi chân tay...

Vitamin D đóng vai trò quan trọng thế nào trong cơ thể?

Chia sẻ về vai trò của vitamin D, BS Ngọc cho biết: Nhắc đến vitamin D, đa số chúng ta chỉ biết đến vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương. Tuy nhiên, vitamin D còn có rất nhiều vai trò quan trọng khác như trong quá trình phân chia tế bào, bài tiết và chuyển hoá các hormone, bao gồm hormone tuyến cận giáp và insulin.

Vitamin D cũng có khả năng ảnh hưởng đến sự biệt hoá một số tế bào ung thư như ung thư da, xương và các tế bào ung thư vú; Giảm nguy cơ phát triển ung thư (vú, đại tràng và tuyến tiền liệt), điều hòa cân bằng nội môi của can xi và phốt pho trong cơ thể.

Ngoài ra, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, các nghiên cứu đã kết luận vitamin D không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch bẩm sinh, mà còn giúp hệ miễn dịch không phản ứng quá mức đưa cơ thể người vào tình thế nguy hiểm có thể tử vong. Tức vitamin D có thể giảm tỷ lệ tử vong đến 50% do giảm các biến chứng dẫn đến tử vong sau khi mắc bệnh.

Ngược lại, nếu thiếu hụt vitamin D gây ra còi xương ở trẻ sơ sinh và trẻ em, cũng như gây loãng xương ở người lớn.

Khi nào cần thiết bổ sung vitamin D cho trẻ?

Theo kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ là 23,9%. Trong đó, lứa tuổi 6-15 là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của trẻ, nhất là tăng trưởng về chiều cao và sự khoáng hóa xương, đặc biệt đây được coi là giai đoạn cuối cho trẻ phát triển đột phá về thể chất tốt nhất. Vì vậy, dinh dưỡng giai đoạn này rất quan trọng, đặc biệt vitamin D và canxi.

Vậy lượng vitamin D bổ sung trẻ bao nhiêu là đủ, theo các khuyến nghị lượng bổ sung ở trẻ < 1 tuổi là 400 IU/ ngày, trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người trưởng thành < 50 tuổi là 600 IU/ngày, ở người trưởng thành từ 50 tuổi trở lên và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú là 800 IU/ngày.

Theo BS Ngọc, những đối tượng đặc biệt lưu ý có nguy cơ thiếu vitamin D trầm trọng như: Trẻ sinh non, trẻ không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (sinh trong mùa đông); Trẻ có chế độ ăn chủ yếu dựa vào rau và các loại hạt, không sử dụng sữa hoặc các thực phẩm có bổ sung vitamin D; Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn hô hấp, sởi, rối loạn tiêu hoá kéo dài…).

Những cách bổ sung Vitamin D hữu hiệu cho cơ thể

Vitamin D cung cấp chủ yếu cho cơ thể là tổng hợp vitamin D3 ở da, chiếm khoảng 90-95% tổng lượng vitamin D được tổng hợp từ môi trường vào cơ thể. Nguồn cung cấp thứ yếu vitamin D là từ thức ăn chiếm 5-10% tổng lượng vitamin D được tổng hợp, phần lớn và vitamin D2. Bởi vậy, để phòng bệnh còi xương ở trẻ em, cha mẹ cần bổ sung vitamin cho con bằng các cách như:

Tắm nắng: Vitamin D chủ yếu được tổng hợp tự nhiên qua da người nên cần được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Mùa hè đã đến, cha mẹ hãy dừng quên cho con tắm nắng mỗi ngày để bổ sung nguồn vitamin tuyệt vời và miễn phí này. Trường hợp trẻ cách ly, gia đình cần tăng cường mở rộng cửa sổ để nhà được thông thoáng và cho trẻ chơi nhiều nhất có thể chỗ có ánh nắng mặt trời vào nhà.

Chế độ dinh dưỡng: Là một loại vitamin tan trong chất béo, trong dầu, hấp thu cùng chất mỡ vào vòng tuần hoàn chung, vì vậy cần đa dạng thực phẩm giàu vitamin D trong bữa ăn như cá béo tươi, nấm, lòng đỏ trứng gà, sữa chua nguyên kem, gan bò và thịt vịt.

Bổ sung vitamin D theo đơn của bác sĩ nếu có.

P.V
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Ra mắt bộ sách “Đồng hành cùng bệnh nhân ung thư”

Ra mắt bộ sách “Đồng hành cùng bệnh nhân ung thư”

2 năm trước

Nhằm hỗ trợ bệnh nhân và người thân tìm được thông tin đúng về ung thư và điều trị ung thư, Tổ chức Y học cộng đồng kết hợp với Thương hiệu Sách và Tri thức y học Medinsights vừa...
“Triệu ly sữa vì cộng đồng” hỗ trợ bệnh nhi ung thư

“Triệu ly sữa vì cộng đồng” hỗ trợ bệnh nhi ung thư

2 năm trước

VinaCapital Foundation (VCF) phối hợp với Công ty Cổ phần (CTCP) Dinh dưỡng Nutricare công bố mở rộng chương trình “Triệu ly sữa vì cộng đồng” với tổng giá trị lên tới gần 3,5 tỷ...
Thực phẩm nên và không nên ăn nhiều giúp não bộ sĩ tử tập trung tốt hơn

Thực phẩm nên và không nên ăn nhiều giúp não bộ sĩ tử tập trung tốt hơn

2 năm trước

Thời điểm này, học sinh đang chuẩn bị bước vào một mùa thi cuối năm, thi chuyển cấp. Thời tiết thay đổi cộng với áp lực bài vở dễ khiến cho các em đuối sức, căng thẳng, vì vậy cha...
Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo về hậu COVID-19 ở trẻ em

Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo về hậu COVID-19 ở trẻ em

2 năm trước

Một tỷ lệ nhất định trẻ sau khi mắc COVID-19 tồn tại kéo dài các triệu chứng như ho, đau đầu, mệt mỏi, rối loạn hành vi, mất vị giác... trong vòng 3 tháng kể từ khi bệnh khởi phát.