THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 11:38

Đừng để nông dân nghèo thêm!

19/05/2020 | 07:00

Nông sản rớt giá nhiều phen khiến người nông dân lao đao. Ảnh minh họa KT

Nông dân có nguy cơ ngày càng nghèo hơn


Nông dân không thuộc đối tượng được hưởng gói cứu trợ 62.000 tỷ đồng. Đúng thôi, bình thường họ cũng không có thu nhập cao nên trong đại dịch Covid-19, họ không bị giảm sâu về thu nhập. Hơn thế nữa, ngành Nông nghiệp, mà vai trò chủ yếu là người nông dân lại một lần nữa làm chỗ dựa vững chắc cho chúng ta trong đại dịch.


Có thể nói, trong suốt cả quá trình lịch sử, người nông dân Việt Nam cần cù, tần tảo, chịu thương, chịu khó đã có nhiều đóng góp quý báu vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chỉ có điều, nông dân khi nào cũng là tầng lớp nghèo, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, nông dân ngày càng nghèo thêm, dù họ có thể không bị bần cùng hóa.


Lý do nông dân tiếp tục nghèo và sẽ nghèo hơn so với các tầng lớp khác là vì hiện nay sản xuất nông nghiệp hiện đại đòi hỏi nhiều loại chi phí như: tiền dịch vụ về nước, tiền mua phân bón, tiền thuốc trừ sâu, tiền thuê máy móc... Thêm vào đó là điệp khúc “được mùa, rớt giá” nên nông dân khó mà khá lên được. Vì vậy, dù nông dân là tầng lớp lao động cần cù, sáng tạo, nhưng không thể giàu được đã đành, mà cuộc sống ngày càng nghèo và bấp bênh hơn.


Cần có chính sách để nông dân đỡ nghèo


Sản xuất nông nghiệp hiện nay đã khác xưa. Ngày xưa, người nông dân gần như chỉ bỏ công sức. Ngày nay, công sức không cần phải bỏ ra nhiều (máy móc làm thay) nhưng phải bỏ tiền để trả dịch vụ và mua các loại phân bón, thuốc trừ sâu. Do vậy, người nông dân hiện nay chỉ trông cậy vào đất, mà đất thì ngày càng bị thu hẹp. Giá nông sản không ổn định, hơn nữa, khâu trung gian “ăn” nhiều chứ nông dân không được hưởng là bao. Ví dụ, người tiêu dùng có thể phải trả tới 20 ngàn đồng để mua 1kg dưa hấu, nhưng người trồng dưa chỉ có thể thu về từ 1-3 ngàn đồng/kg. Với lúa gạo, rau, quả, lợn, gà... cũng ở tình trạng tương tự. Do vậy, nông dân luôn luôn là người phải chịu thiệt.


Để nông dân không lâm vào tình cảnh ngày càng nghèo thêm, cần đổi mới phương thức sản xuất, lưu thông, phân phối. Trước hết, nông dân phải liên kết lại với nhau, có sự hợp tác và phân công trong lao động sản xuất để tránh tạo ra khủng hoảng thiếu, thừa. Tiếp theo, cần tạo ra hệ thống dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp để người nông dân không bị bắt bí, không bị “làm giá” trong việc thuê máy móc, mua hóa chất. Thứ ba, có thể phải chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, không cần phải sản xuất nhiều lúa gạo để xuất khẩu (hiệu quả thấp), mà tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi loại sản phẩm có hiệu quả cao. Cuối cùng là phải có hệ thống đầu ra ổn định.


Để làm được những điều đó, cần có sự quan tâm của Nhà nước.
 

Đàm Trọng/TC GĐ&TE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...