THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 03:48

Đừng phó mặc việc dạy con cho giáo viên và nhà trường

04/06/2022 | 05:42
Trong buổi họp phụ huynh cuối năm, không ít bậc cha mẹ phát hoảng khi nhìn vào bảng điểm của con. Năm học này, nhiều trẻ học hành sa sút do thời gian học online kéo dài. Chủ quan, phó mặc việc học hành của con cho thầy cô và nhà trường đã khiến nhiều gia đình phải nhận bài học đắt giá.
Dù bận rộn đến mấy, cha mẹ nên bớt chút thời gian mỗi ngày để kiểm tra việc học hành, ghi chép bài vở của con.

Dù bận rộn đến mấy, cha mẹ nên bớt chút thời gian mỗi ngày để kiểm tra việc học hành, ghi chép bài vở của con.

Học online là “cơ hội” để nhiều trẻ lướt mạng, xem phim và… ngủ

Chị Thu Hương, một phụ huynh có con học lớp 8 cho biết, vợ chồng chị đi làm từ 7h sáng đến 7h tối mới về. Gia đình trang bị cho con một chiếc điện thoại smartphone để học online nhưng không thể thường xuyên kiểm tra việc học hàng ngày của con được. Khi con chuẩn bị kiểm tra học kỳ 2, chị hỏi con việc ôn thi đến đâu rồi, con bảo mọi việc vẫn bình thường. Chị nhắc con, nếu có khó khăn gì, bài nào không hiểu thì không được giấu dốt, phải hỏi ngay cô và bạn. Nghe mẹ nói, con gật gù, vâng dạ nên chị cũng yên tâm.

Ai ngờ, sau khi đi học trực tiếp được vài ngày, cô giáo gọi điện nói, suốt thời gian học online con chị không chịu ghi chép bài, vở học môn nào cũng chỉ vỏn vẹn vài gạch đầu dòng. Chị tá hoả, trách mình đã sơ suất, suốt thời gian qua không kiểm tra việc ghi chép bài vở hàng ngày của con. Nhưng chồng chị thì không nghĩ như thế, anh chất vấn cô chủ nhiệm sao không sát sao việc học của các con, để suốt mấy tháng trời con không chép bài mà không nhắc nhở, phê bình, cũng không thông báo sớm cho gia đình để có biện pháp xử lý kịp thời. Giờ chuẩn bị đến ngày thi mới báo gia đình thì cha mẹ làm sao có thể giúp con sửa sai.

Thực tế, không chỉ con chị Thu Hương học hành chểnh mảng trong suốt thời gian học online ở nhà. Rất nhiều bạn tuổi teen không chịu bật camera khi học online dù giáo viên yêu cầu. Nhiều trẻ tranh thủ thời gian học online để lướt Tiktok, Facebook hoặc xem clip trên Youtube, xem phim trên các trang phim ảnh trực tuyến hay tán gẫu với bạn bè. Có trẻ nghe thầy cô giảng bài được một lúc là buồn ngủ, gục xuống bàn, camera chiếu lên trần nhà. Nếu như học ở trên lớp, trẻ buồn ngủ sẽ có bạn bên cạnh hoặc thầy cô nhắc nhở, thì ở nhà, giọng thầy cô giảng cứ đều đều, không có ai gọi nên trẻ cứ ngủ thoải mái. Tiết học hết từ lúc nào, có khi trẻ cũng chẳng biết.

Kết quả là, khi đến trường học trực tiếp vào những ngày cuối năm học, nhiều trẻ bị hổng kiến thức, không kịp bổ sung, dẫn tới kết quả học tập kỳ 2 bị giảm sút, ảnh hưởng đến kết quả học của cả năm.

Rất ít trẻ em có ý thức tự giác học tập, thậm chí, ngay cả khi trước đây con bạn có ý thức học tập khá tốt thì việc học online suốt thời gian dài có thể ít nhiều tác động tiêu cực tới ý thức của trẻ. Do đó, cha mẹ nên bớt chút thời gian mỗi ngày để kiểm tra việc học hành, ghi chép bài vở của con. Nếu bạn thường xuyên hỏi han việc học tập của con thì có lẽ trẻ đã không bị hổng nhiều kiến thức đến vậy.

Giáo viên là người cung cấp kiến thức cho trẻ, nhưng trẻ học như thế nào để hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh, giáo viên và nhà trường.

Giáo viên là người cung cấp kiến thức cho trẻ, nhưng trẻ học như thế nào để hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh, giáo viên và nhà trường.

Phó mặc con cho giáo viên và nhà trường

Sau thời gian dài học online ở nhà, khi trở lại trường học trực tiếp, nhiều trẻ dường như nghịch ngợm hơn và khó bảo hơn. Ðể uốn nắn trẻ, thầy cô giáo yêu cầu các bậc phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên và nhà trường để chấn chỉnh nền nếp, đạo đức và ý thức học tập của các con. Nhưng đôi khi, điều mà giáo viên nhận lại chỉ là “tùy thầy, cô muốn làm gì thì làm” hoặc nếu sự việc nghiêm trọng hơn thì: “Thầy, cô cứ giao nó cho công an”.

Chị Minh Thu, giáo viên chủ nhiệm lớp 7 nhắn lên nhóm chung dành cho các bậc phụ huynh thông báo: "Hiện nay trên lớp đang diễn ra tình trạng một số học sinh nam hút thuốc lá điện tử và đánh bài ăn tiền, một số học sinh nữ yêu đương sớm, ăn diện và trang điểm không đúng lứa tuổi học sinh, học tập sa sút. Ðề nghị các bậc phụ huynh quan tâm và nhắc nhở con em mình". Có phụ huynh nhắn tin cảm ơn cô giáo đã thông báo tình hình các con ở trên lớp, nhưng cũng có phụ huynh nhắn tin cộc lốc, yêu cầu cô giáo cứ bắt hết những học sinh hư giao cho công an xử lý. Trẻ em có phải là tội phạm đâu mà thích là có thể giao cho công an. Khi nhỏ trẻ không chịu ăn, nhiều cha mẹ dọa công an sẽ đến bắt trẻ nhốt vào đồn; giờ trẻ bước vào tuổi dậy thì với nhiều biến đổi về tâm sinh lý, muốn khẳng định cái tôi và có những hành động quá khích để thu hút sự chú ý thì không ít cha mẹ vẫn cho rằng có thể mang công an ra dọa trẻ.

Khi thầy cô giáo nhắn tin thông báo về bất cứ vấn đề gì của trẻ trên lớp, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là cảm ơn giáo viên đã quan tâm sát sao đến học sinh. Tiếp theo, bạn nên kiểm tra xem con mình có nằm trong số học sinh mà cô đang nhắc tới không. Nếu con không vi phạm gì thì bạn vẫn nên nhắc nhở để trẻ không phạm phải những sai lầm đó. Còn nếu con bạn chính là một trong những học sinh mà thầy cô cảnh báo, bạn cần nghiêm khắc phối hợp với giáo viên và nhà trường để sớm ngăn chặn những hành động sai trái của trẻ. Cha mẹ cần hướng trẻ tới các hoạt động lành mạnh như chơi thể thao, đọc sách báo, tham gia các lớp học kỹ năng sống… để trẻ không nhiễm các thói quen xấu.

Ngoài những vấn đề trên lớp, trẻ còn có thể vấp phải những tệ nạn ngoài cánh cổng trường học như:  chơi game, chơi bi-a, bạo lực học đường khi không có mặt thầy cô… Vậy nên, cha mẹ càng không thể phó mặc con cho giáo viên và nhà trường. Cha mẹ phải quan tâm sát sao đến con em mình, nắm rõ lịch học, giờ giấc sinh hoạt của trẻ. Và đôi khi, bạn không nên tin 100% những điều trẻ nói, cần có sự kiểm tra, giám sát để xác minh lời trẻ có đúng sự thật không. Không ít trẻ nói dối bố mẹ sang nhà bạn học nhóm hoặc xin phép bố mẹ đi sinh nhật bạn nhưng kỳ thực là trốn vào hàng Internet để chơi game cả buổi. Ðể trẻ học tập tốt và trở thành một công dân có ích cho xã hội, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh, giáo viên và nhà trường.

Minh Thư
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Hơn 33 tỷ đồng hỗ trợ phục hồi cho phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực tại TP.HCM và Tiền Giang

Hơn 33 tỷ đồng hỗ trợ phục hồi cho phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực tại TP.HCM và Tiền Giang

1 năm trước

Ngày 2/6, Đại sứ quán Úc và UN Women Việt Nam đã công bố một dự án kéo dài một năm trị giá hơn 33 tỷ đồng (1,46 triệu USD) nhằm hỗ trợ phục hồi và ứng phó cho phụ nữ dễ bị tổn...
Những nét mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh các cấp ở Hà Nội

Những nét mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh các cấp ở Hà Nội

1 năm trước

Chiều 2/6, báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2022; thi, tuyển sinh vào lớp 10 tại hội nghị giao ban công tác tháng 5/2022, Giám đốc Sở Giáo...
Tỉ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ở Đà Nẵng mới đạt trên 29%

Tỉ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ở Đà Nẵng mới đạt trên 29%

1 năm trước

Chiều 2/6, UBND TP. Đà Nẵng đã tổ chức buổi họp đánh giá và triển khai nhiệm vụ tiêm vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn Thành phố. Tính đến ngày 31/5, tỉ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi...