THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 03:54

“Game hóa” cho trẻ học online: Giáo viên, phụ huynh “gánh” nhiều vai

12/10/2021 | 22:09
Do ảnh hưởng Covid-19, học sinh vào lớp 1 phải học trực tuyến khiến phụ huynh, giáo viên đều vất vả với lứa tuổi này, đòi hỏi phải có những kỹ thuật để duy trì sự hứng thú, tập trung trong học tập trực tuyến cho trẻ. “Vì vậy giáo viên cần cố gắng "game hóa" hoạt động học tập để giữ chân trẻ ngồi học trước máy tính”, Tiến sĩ Phạm Quang Tiệp, Trưởng bộ môn Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ.
3

Nhiều cái khó khi trẻ lớp 1 học online

Theo thời khóa biểu, học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) được nhà trường sắp xếp học vào lúc 19h15. Để con gái kịp giờ học, vừa đi làm về chị Mai Hòa Nhi (quận Hoàn Kiếm) đã vội vàng chạy vào bếp, nấu bữa cơm chiều.

Sau tuần đầu làm quen với cách tương tác trên máy tính, chị Hương chia sẻ, con gái chị đã quen và bắt đầu thích học với cô giáo chủ nhiệm của mình. Tuy nhiên, do con chưa biết đọc, biết viết nên chị Hương khá vất vả. Cả ngày đi làm, tối về lại làm “cô giáo” của con khiến chị Hương luôn cáu gắt vì mệt mỏi.

“Tôi lo nhất là dạy con viết. Nhiều nét chữ khó, con liên tục viết sai. Khi nhắc con viết lại thì cháu khóc, cho rằng mẹ bắt con viết nhiều. Cứ thế, tối nào gia đình tôi cũng căng thẳng vì việc học của con”, chị Hương nói.

Bước vào môi trường tiểu học là bước vào môi trường mới, có nhiều thay đổi. Hoạt động chuyển từ vui chơi sang học tập của học sinh lớp 1, nhất là trong điều kiện học trực tuyến khiến giáo viên phải vất vả gấp đôi, gấp ba bình thường.

Cô Trịnh Thị Hằng, giáo viên lớp 1, Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ, nếu như mọi năm không có dịch, giáo viên họp chuyên môn 1 tuần 1 lần thì năm học này, ngày nào các cô cũng họp trực tuyến để bàn bạc, lên phương án dạy học, soạn bài giảng phù hợp, hiệu quả cho học sinh.

PGS-TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, cho hay theo khảo sát từ hãng bảo mật Kaspersky, có 55% tổng số trẻ em trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải chuyển sang hình thức học trực tuyến vì đại dịch.

Tuy nhiên, 74% trẻ em không thích học trực tuyến vì phải dành quá nhiều thời gian trước màn hình; 57% học sinh cảm thấy bài giảng trực tuyến khó hiểu hơn, khó tập trung hơn so với học trên lớp. Dù vậy, học trực tuyến sẽ sớm trở thành một hình thức học chính thức.

4

Ông Nam nhấn mạnh phụ huynh và giáo viên cần hiểu tâm lý của trẻ, những khó khăn khi các em học trực tuyến và cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường giúp trẻ vượt qua trở ngại tâm lý. Trẻ lớp 1 dễ mất tập trung với những yếu tố xung quanh. Đây là độ tuổi rất hiếu động, khoảng chú ý ngắn nên rất khó khăn khi phải ngồi một chỗ, phải tập trung trong thời gian dài.

Mặt khác, các em không thể thực hiện nhiều thao tác cùng lúc như vừa nghe, vừa nhìn, vừa thao tác do kỹ năng phối hợp thính giác - vận động hoặc thị giác - vận động vẫn đang phát triển. Chưa kể những khó khăn thiếu thốn cơ sở vật chất của các trường học và gia đình.

"Game" hóa linh hoạt, phù hợp tâm lý của trẻ

TS Nguyễn Quang Tiệp, Trưởng Bộ môn Giáo dục tiểu học (ĐHQGHN), cho biết những trường đủ điều kiện dạy trực tuyến thì giải pháp then chốt là phải cấu trúc lại bài giảng phù hợp, không thể mang bài giảng truyền thống vào bài giảng trực tuyến. Giáo viên phải "game" hóa nhiều nội dung, tạo hứng thú cho trẻ, tiết học chỉ nên cấu trúc 30 phút, không quá 2 giờ/buổi học.

Tiến sĩ Phạm Quang Tiệp phân tích, khi trẻ vừa bước vào môi trường Tiểu học, việc phải học trực tuyến càng làm tăng khó khăn cho học sinh bắt đầu vào lớp 1. Do đó, sự đồng hành của cha mẹ được xem là yếu tố quyết định hiệu quả của việc học trực tuyến. Bản thân phụ huynh phải sẵn sàng tâm lý, tránh hoang mang, lo lắng và chủ động đồng hành cùng con trong việc tổ chức môi trường học tập tại nhà. 

"Cha mẹ cần tập dần cho con em mình việc tự nắm bắt và thực hiện các nhiệm vụ học tập, sử dụng và thao tác công nghệ, từ đó, giúp các con hình thành thói quen chủ động trong học tập", ông Diệp nói.

Đồng quan điểm, Thạc sĩ Tạ Thị Thu – Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Trường Tiểu học ICS (Thành phố Hồ Chí Minh) khẳng định: Để dạy học trực tuyến hiệu quả khi giáo viên chỉ tương tác với học sinh qua màn hình máy tính, điện thoại là một điều không dễ dàng.

Trong tất cả những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy học trực tuyến, cô Thu cho rằng giáo viên là người giữ vai trò trung tâm. “Khi chuyển sang dạy học trực tuyến, nhiệm vụ của giáo viên là game hóa nội dung kiến thức bài giảng của mình, nghĩa là tổ chức hoạt động trò chơi tương tác qua các ứng dụng, phần mềm để có một giờ học online thú vị, hấp dẫn và cuốn hút học sinh", cô Thu chia sẻ.

Cũng theo cô Thu, với trẻ em, việc sử dụng những thiết bị công nghệ để chơi, xem phim là một việc vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu bắt các con ngồi trước màn hình máy tính để lắng nghe, ghi chép, làm theo hiệu lệnh là cả một thách thức lớn. Học qua trò chơi giúp học sinh tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Việc game hóa nội dung bài giảng vào dạy học trực tuyến đòi hỏi có sự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ cũng như năng lực số của mỗi giáo viên.

Vì thế, khi dạy học online, thầy cô phải sáng tạo, mã hóa những que tính bằng hình ảnh con vật, trái cây, theo dõi nhóm học sinh thực hiện các thao tác. Trong phần thực hành, thầy cô cần phải thiết kế nên những trò chơi như kéo thả vào câu trả lời, hoặc trò chơi gọi tên ngẫu nhiên,... tạo sự bất ngờ, thú vị".

Mai Châu
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Bình Dương: Quan tâm, chăm sóc cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Bình Dương: Quan tâm, chăm sóc cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

2 năm trước

Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chính là tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tố tạo nên sự phát triển của đất nước trong tương lai, đó chính là nhiệm vụ của toàn...
Trên thế giới có 1,5 triệu trẻ em mồ côi do dịch Covid-19

Trên thế giới có 1,5 triệu trẻ em mồ côi do dịch Covid-19

2 năm trước

Theo thống kê mới nhất cho thấy khoảng 1,5 triệu trẻ em trên thế giới bị mồ côi do dịch Covid- 19, tính riêng tại Mỹ là hơn 140.000 trẻ em.
Công đoàn Việt Nam lập sổ tiết kiệm cho trẻ em mồ côi do dịch Covid-19

Công đoàn Việt Nam lập sổ tiết kiệm cho trẻ em mồ côi do dịch Covid-19

2 năm trước

Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ trao sổ tiết kiệm Công đoàn Việt Nam cho những trẻ em mồ côi với mức hỗ trợ cho mỗi sổ là 10 triệu đồng/em và 20 triệu đồng/em.
Chung tay vì môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái

Chung tay vì môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái

2 năm trước

Với chủ đề “Chung tay vì môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái”, cuộc thi viết “Các vấn đề gia đình thời nay” lần thứ XI được triển khai từ ngày 1/10 đến 1/12/2021.
Sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi

Sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi

2 năm trước

Chiều 11/10, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành nhằm đánh giá công tác tiêm vaccine phòng Covid-19. Cuộc họp được chủ trì bởi Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân...
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới vaccine cho trẻ em

Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới vaccine cho trẻ em

2 năm trước

Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới việc sớm tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi là khẳng định của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại buổi tiếp xúc cử tri ở...