THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 03:19

Gia đình - Pháo đài bảo vệ trẻ kiên cố nhất!

01/10/2021 | 19:07
Dù luật pháp nước ta luôn bảo vệ trẻ em và xử lý nghiêm minh tội phạm liên quan trẻ em, nhưng tình trạng xâm hại tình dục trẻ em thời gian qua vẫn gia tăng gây nhiều bức xúc dư luận.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những ám ảnh và hệ lụy nguy hại khi trẻ bị xâm hại tình dục

Xâm hại tình dục trẻ em đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, tâm sinh lý, sự phát triển của trẻ em; sự bình yên, hạnh phúc của mỗi gia đình. Thậm chí, nhiều trường hợp đã hủy hoại cả cuộc đời một đứa trẻ. Xâm hại tình dục đi kèm với bạo lực có thể khiến trẻ tử vong. Với trẻ em gái, việc bị xâm hại tình dục có thể khiến các em mang thai ngoài ý muốn, gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi, vì cơ thể các em chưa phát triển hoàn chỉnh. Việc một đứa trẻ ngoài ý muốn ra đời do các “bà mẹ trẻ” vị thành niên bị xâm hại là bi kịch kéo dài có khi đến hết quãng đời đứa trẻ mẹ lẫn đứa trẻ con được sinh ra. Những đứa trẻ ấy đa số được sinh ra trong gia đình nghèo, ít được chăm sóc chu đáo nên dễ mặc cảm, khó hòa nhập với cộng đồng.

Nếu như trước đây, khi nói đến xâm hại tình dục chúng ta thường nghĩ ngay đến đối tượng bị xâm hại là các bé gái, nhưng với xã hội thời 4.0 thì bé trai cũng là đối tượng nguy cơ cao mà lại khó phát hiện hơn. Các bé trai bị lạm dụng hay bị xâm hại tình dục sẽ e dè và xấu hổ, không dám tâm sự cùng người thân, dẫn đến hậu quả rất nặng nề. Thực tế đau lòng đã xảy ra khi vài năm trước đây, tại TP.HCM đã có 2 nam sinh tử vong do bị xâm hại tình dục. Ở 2 vụ xâm hại này, cả 2 em đều là con ngoan, trò giỏi, nhưng trong những lần đi bơi ở hồ bơi đã bị kẻ biến thái rình rập và xâm hại ngay ở nhà tắm công cộng. Bị xâm hại nhiều lần nhưng cả 2 em đều không dám giãi bày cùng cha mẹ do tâm lý xấu hổ và quá sợ hãi trước sự hăm he nếu “méc” sẽ bị giết! Chỉ sau khi các em bị phát bệnh AISD thì gia đình và bệnh viện mới tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhưng sự việc đã quá muộn!

Đối tượng xâm hại tình dục trẻ em: Đa phần là người… thân, quen

Theo số liệu của các cơ quan chức năng và phân tích từ các chuyên gia tâm lý, đối tượng xâm hại trẻ em chủ yếu là người thân quen với trẻ bị hại. Thủ phạm thường là thành viên trong gia đình, cộng đồng hay người mà trẻ tin cậy. Kẻ xâm hại thường xây dựng mối quan hệ thân thiết với nạn nhân và gia đình của các em để che giấu hành vi xâm hại. Chính sự thiếu quan tâm, chủ quan nên thực tế thời gian qua đã có rất nhiều trẻ bị chính người thân trong gia đình xâm hại. Đó có thể là cha dượng, cậu, chú, bạn của cha mẹ, hàng xóm… Do sự chủ quan của cha mẹ hay người chăm sóc và bảo hộ trẻ nên khi sự việc xảy ra, chính họ cũng không ngờ tới kẻ xâm hại con em mình lại là “giặc bên trong”.

Thực tế hiện nay, nhiều bậc cha mẹ chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của gia đình trong bảo vệ, chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em. Bản thân cha mẹ chưa dành nhiều thời gian chăm sóc, gần gũi con cái, hạn chế trong trao đổi với trẻ về các nguy cơ bị xâm hại, thiếu trách nhiệm với trẻ… Do đó, khi bị xâm hại tình dục đa phần các em đều có tâm lý sợ hãi, mặc cảm, tự ti, không dám chia sẻ, không dám tố giác kẻ phạm tội; trẻ rơi vào trạng thái hoảng sợ và cảm thấy không có lối thoát. Vì thế, sau khi bị xâm hại tình dục, không ít trẻ đã rơi vào trạng thái suy sụp tinh thần, thậm chí có suy nghĩ tìm đến cái chết. Chính vì sự không quan tâm đó mà trẻ bị bỏ mặc trong cuộc sống, trở thành “miếng mồi ngon” cho tội phạm xâm hại tình dục.

Gia đình - Pháo đài bảo vệ trẻ kiên cố nhất!

Để phòng chống xâm hại trẻ em, cần phải có sự vào cuộc của các ban ngành chức năng, đoàn thể, song hơn hết cần phát huy vai trò giáo dục trẻ ngay tại gia đình. Mỗi gia đình, thành viên gia đình, đặc biệt là những bậc cha mẹ phải hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc phòng, chống xâm hại cho con/ cháu của mình. Gia đình cũng cần phối hợp với nhà trường, hướng dẫn cho trẻ những kiến thức, kỹ năng trong việc nhận diện, phòng, chống các hành vi xâm hại trẻ em. Đồng thời, cha mẹ không nên né tránh mà nên thường xuyên trò chuyện với con về những vấn đề tế nhị, dạy cho trẻ em biết rằng không ai được chạm vào “chỗ riêng tư” của trẻ; dạy cho trẻ biết những hành vi lạm dụng tình dục là phạm pháp và quyền mình được bảo vệ và tự bảo vệ. Trẻ có quyền từ chối những cái ôm hoặc những tiếp xúc gây khó chịu; dạy trẻ không bao giờ được nhận quà của người lạ và đi vào chỗ kín, nơi vắng vẻ với ai nếu không có sự đồng ý của cha mẹ,… Cha mẹ trang bị cho con kỹ năng phòng vệ trước những đối tượng có ý định thực hiện hành vi  đồi bại. Dạy trẻ ghi nhớ những số điện thoại của người thân cũng như số của Tổng đài 111 để khi cần sẽ gọi cầu cứu.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng là người gần con nhất để có thể nhận ra những thay đổi trong sinh hoạt của con, sớm phát hiện những bất thường để có những trợ giúp kịp thời. Hãy chia sẻ, giúp trẻ vượt qua được giai đoạn khó khăn, nhanh chóng hòa nhập, phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của trẻ.

Kiều Lam
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Bảo vệ con trước vấn nạn bạo lực học đường - Điều tiên quyết là lòng tin!

Bảo vệ con trước vấn nạn bạo lực học đường - Điều tiên quyết là lòng tin!

2 năm trước

Những câu chuyện về giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của xã hội, trong đó bạo lực học đường (BLHĐ) đã và đang là vấn nạn nhức nhối. Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thuỵ Anh đã có...
Quy định pháp luật và thủ tục nhận trẻ mồ côi làm con nuôi như nào?

Quy định pháp luật và thủ tục nhận trẻ mồ côi làm con nuôi như nào?

2 năm trước

Hỏi: Tôi muốn nhận nuôi trẻ mồ côi cha mẹ, xin hỏi quy định và thủ tục nhận con nuôi trong trường hợp này như thế nào?
Đại dịch Covid-19 khiến nhiều người trầm cảm, sang chấn tâm lý

Đại dịch Covid-19 khiến nhiều người trầm cảm, sang chấn tâm lý

2 năm trước

Đại dịch Covid-19 kéo dài đã khiến nhiều người lo lắng và có cảm giác bất lực. Đây là yếu tố thuận lợi khiến các triệu chứng bệnh ở người trầm cảm, hay lo âu tăng nặng.