THỨ SÁU, NGÀY 29 THÁNG 03 NĂM 2024 01:56

Gia đình và bài toán dự phòng tài chính

25/06/2020 | 08:23
 
Dự phòng tài chính có khó?
 
Ai cũng có một gia đình, đó nơi mà các thành viên yêu thương, chăm sóc, lo lắng cho nhau. Khi còn trẻ, tuy đã kiếm ra tiền nhưng vẫn sống với bố mẹ,  nhiều người sẽ nghĩ đến tiêu xài, vui chơi hay làm những điều mình thích, bởi ít phụ thuộc hay lo nghĩ cho người khác. Tuy nhiên, khi bạn đã có một gia đình riêng, mọi chuyện sẽ khác. Về tinh thần, bạn đã có người vợ/chồng để yêu thương, có những đứa con để chăm sóc. Về cuộc sống vật chất, kể cả có công việc ổn định, thành đạt, vẫn rất cần phải có kế hoạch để bảo vệ những gì bạn đã và đang có, đề phòng những rủi ro, khủng hoảng, ốm đau.
 
Duy Minh - một nhân viên ngân hàng tâm sự: Khi có một gia đình trọn vẹn cũng là lúcgia đình phải tính toán, dự trữ tài chính cho những rủi ro, mà dịch bệnh vừa rồi là một bài học. Tôi đã có rất nhiều người người thân, bạn bè gặp phải khủng hoảng thật sự, và đây cũng là thời điểm bạn cần nhiều khoản tiền dự phòng nhất. Là người trụ cột trong gia đình, bạn vừa có nhiệm vụ chăm lo tinh thần cho gia đình,  vừa trở thành trụ cột kinh tế. Vì vậy, bạn cần làm hết mình để phải bảo vệ những thành viên trong gia đình và bảo vệ những tài sản – tất cả những gì mà cả gia đình bạn đã vất vả mới có được, vì không ai muốn mất mát hay thất bại khi cái sự bắt đầu nó quá gian nan và khó khăn.
 
Dịch bệnh sẽ dần qua đi, những khó khăn mà các gia đình sẽ trải qua sẽ được tháo gỡ. Bởi vậy, mỗi gia đình cần thường xuyên gia tăng tài khoản tiết kiệm. Trong những thời điểm không khủng hoảng, tốt hơn hết nên tạm dừng đầu tư, thay vào đó, hãy giữ tiền ở một nơi an toàn hơn, có thể là gửi tiết kiệm. Thực tế, bạn phải sẵn sàng cho những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống - Duy Minh nói.
 
 
Làm sao để dành dụm tiền?
 
Cùng chung những rủi ro vừa qua do dịch bệnh, nhiều gia đình chắc chắn mất đi một khoản thu nhập lớn, bài toán chi tiêu phải được cân nhắc cẩn thận. Chị Lê Hằng - giáo viên một trường mầm non tư thục kể: Tôi nghỉ dài với số tiền trợ cấp ít ỏi, chồng tôi công việc cũng gặp những khó khăn, rất may chúng tôi có khoản dự trữ. Từ khi có đứa con đầu tiên, vợ chồng tôi đã lên kế hoạch cho việc chi tiêu. 
 
Những trăn trở, lo lắng này cũng là thực trạng của nhiều gia đình trẻ khi không hoạch định được mức chi tiêu hàng tháng. Điều này sẽ kéo theo những hệ quả khôn lường khi có những phát sinh không thể kiểm soát được, hoặc đơn giản là những dự định, kế hoạch cho tương lai cũng sẽ khó mà thực hiện.
 
Rất dễ để chúng ta luôn nghĩ rằng mình có thể chủ động và kiểm soát được mọi thứ. Tuy nhiên, cuộc sống nhiều điều phức tạp, bạn không thể lường trước tất cả. Vì thế, để làm chủ mọi tình huống, nhất thiết chúng ta cần có phương án tài chính dự phòng. 
 
Có 1001 lí do để những cặp vợ chồng trẻ lúng túng trong việc làm sao để cân bằng thu – chi đề phòng lúc rủi ro, khủng hoảng do dịch bệnh, hay nguyên nhân khác. Một cuốn sổ tiết kiệm sẽ là cứu cánh cho bạn trong những trường hợp phát sinh như vậy. Để có được một khoản tiết kiệm cho gia đình mình, việc đầu tiên phải xác định được mục đích tiêu dùng và tuân thủ nguyên tắc chi tiêu khi đã đặt ra kế hoạch. Hãy chắc chắn rằng những thứ bạn phải chi là thực sự cần thiết chứ không chỉ đáp ứng cảm xúc tạm thời. Khi đã có được kế hoạch chi tiêu rõ ràng thì “để tiền vào đâu” cũng là một trong những băn khăn lớn. Thay vì hàng tháng trích ra một khoản giữ trong thẻ và chúng ta có thể bị cảm xúc chi phối để rút ra bất cứ lúc nào thì gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ là gợi ý hoàn hảo. Kênh giữ tiền này sẽ đảm bảo được tiêu chí an toàn, sinh lời và đáp ứng đầy đủ nhu cầu tích lũy dài hạn cho các gia đình trẻ.
 
Tiết kiệm nói chung được coi là giải pháp tài chính an toàn, thông minh so với nhiều khoản đầu tư mạo hiểm khác trong sự biến động của thị trường. Đây không chỉ là kênh giữ tiền sinh lời mà còn mang đến cho người tiêu dùng những giá trị an tâm về tinh thần. Với sự ưu ái từ các ngân hàng, người dùng sẽ được hưởng lợi ích kép khi tham gia gửi tiết kiệm.  
 
Nếu trước đây bạn có thói quen chi tiêu rộng rãi, thích xa xỉ phẩm, thì đã đến lúc xem xét lại. Bạn có thể huỷ bỏ một số dịch vụ mà không sử dụng thường xuyên và hạn chế mua sắm. Nhìn chung, hãy làm bất cứ điều gì có thể để giữ tiền trong quỹ của mình. 
 
 
Theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, tâm lý tiết kiệm chi tiêu luôn là hệ quả tất yếu sau khi gia đình trải qua một khó khăn, biến cố nào đó. Đây được coi là cơ hội để các gia đình thay đổi thói quen sinh hoạt, tiêu dùng và tiết kiệm chi tiêu. Lập ngân sách và kế hoạch chi tiêu gia đình hàng tháng không phải là việc phổ biến với nhiều người, nhất là với những bạn trẻ. Nhưng để chủ động hơn trong các kế hoạch tài chính, chi tiêu cho gia đình nhỏ của bạn, nuôi dạy con cái một cách đầy đủ, chủ động hơn, bạn hãy tập làm quen và bắt tay vào việc tạo lập một ngân sách tài chính và những kế hoạch chi tiêu cho gia đình mình.
 
Trong bản ngân sách này cũng cần bao gồm đầy đủ các thói quen chi tiêu. Trên thực tế, có những khoản chi tiêu tưởng như lặt vặt nhưng lại chiếm một khoản tiền rất lớn mỗi tháng. Việc tính toán lại từng khoản chi tiêu trong mỗi tuần khiến bạn có thể hình dung và điều chỉnh được phần nào các thói quen tiêu dùng của bản thân. 
 
Khi ngân sách gia đình bạn thâm hụt, bạn nên rà soát lại bảng cân đối chi tiêu để xem chỗ nào cần cắt giảm. Những khoản cắt giảm hợp lý sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong gia đình, qua đó góp phần làm giảm phần nào gánh nặng chi phí. Không nên nóng vội khi bắt đầu tiến hành lập ngân sách chi tiêu cho gia đình, vì bạn cần có thời gian để làm quen với việc cân đối cũng như điều chỉnh chúng. Hãy kiên nhẫn, rồi chắc chắn bạn sẽ trở thành một người tiêu dùng khôn ngoan và quản lý ngân sách của gia đình tốt hơn rất nhiều.
 
Vậy, bao nhiêu là đủ cho một khoản dự phòng? Các chuyên gia cho rằng, nếu bạn là trụ cột gia đình thì nên để dành khoản dự phòng đủ chi tiêu trong vòng 3-6 tháng. Cũng không cần thiết phải để ra một khoản quá lớn vì bạn có thể dành số tiền thừa đó cho mục đích tiết kiệm khác hay đầu tư. Có một điều, hãy chắc chắn số tiền đó để dành với mục đích dự phòng và chỉ dùng trong lúc bí bách, đồng thời không đụng đến kể cả khi bạn cần tiền cho mua sắm lớn, mua nhà hay đầu tư...

Thành Sơn/GĐTE

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

2 tuần trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.