THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 09:16

Gia tăng tội phạm là trẻ vị thành niên

03/04/2022 | 17:39
Thời gian qua, cùng với sự gia tăng của các loại tội phạm, tình trạng thanh thiếu niên, nhất là nhóm trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại nhiều địa phương đang trở thành mối lo ngại, gây hoang mang, lo lắng cho gia đình và xã hội.
bang-nhom-danh-nhau

Những con số đáng báo động

Theo nhận định của các cơ quan chức năng, tình trạng thanh thiếu niên phạm tội đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Cùng với gia tăng về số vụ thì tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm này cũng tăng lên.

Ðiển hình là trường hợp 9 đối tượng thiếu niên tuổi từ 15 - 16, giả danh cảnh sát hình sự Hà Nội chặn bắt một số người vi phạm luật giao thông vào ban đêm để cưỡng đoạt tài sản. Chúng cũng sẵn sàng hành hung nếu người vi phạm không hợp tác. Theo điều tra ban đầu, từ ngày 21/12/2021 đến khi bị bắt giữ ngày 7/1/2022, nhóm đối tượng này đã thực hiện 3 vụ bắt giữ, hành hung và chiếm đoạt tài sản của người đi đường. Cầm đầu băng nhóm này là một đối tượng mới 15 tuổi, trú tại Thanh Trì, Hà Nội. Theo đánh giá của cơ quan điều tra, dù tang vật trong những vụ việc này không lớn, song tính chất, mức độ gây án cực kỳ manh động, nhất là hành vi giả danh lực lượng chức năng, gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Trong tháng 2 vừa qua, Công an TP. Hà Nội tiếp tục bắt giữ một số băng nhóm với gần 20 thiếu niên từ 15-17 tuổi đã gây ra hàng loạt vụ cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố.

Không chỉ riêng Hà Nội, nhiều địa phương trên cả nước cũng ghi nhận gia tăng các nhóm thiếu niên phạm pháp hình sự (trong đó có nhiều vụ trọng án) cho thấy thực trạng đáng lo ngại về vấn đề này. Báo cáo từ công an tỉnh Hưng Yên cho biết, từ tháng 12/2020 đến tháng 11/2021 xảy ra 53 vụ vi phạm trật tự xã hội, trong đó có 227 đối tượng là người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Trong năm 2021, Công an TP. Ðà Nẵng đã khởi tố 87 bị can dưới 18 tuổi và tiếp tục điều tra, xử lý 19 vụ với 100 thanh thiếu niên có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hình sự. Trong 3 tháng đầu năm 2022, chỉ riêng công an quận Liên Chiểu đã liên tiếp phát hiện và xử lý 11 vụ việc vi phạm pháp luật có liên quan đến trẻ vị thành niên. Các đối tượng thường tụ tập thành nhóm từ 4 - 20 người để thực hiện các hành vi cướp giật, trộm cắp tài sản, bắt giữ người trái pháp luật, đánh bạc, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, tụ tập, sử dụng hung khí để đánh nhau... Các đối tượng đa số đều dưới 18 tuổi, thậm chí nhiều em chỉ mới trong độ tuổi từ 12 - 14 tuổi.

Nói về thực trạng người trẻ phạm pháp hình sự tại TP.HCM, thiếu tá Trịnh Khánh Hùng, Phó Trưởng phòng CSHS, Công an TP.HCM cho biết, trong giai đoạn từ năm 2018 đến quý I/2021, trên địa bàn TP.HCM xảy ra 516 vụ phạm pháp do người dưới 18 tuổi thực hiện, truy bắt và xử lý 884 đối tượng. Ðáng chú ý, độ tuổi tội phạm dưới 14 tuổi chiếm 3,62%, đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm 27,26% và dưới 18 tuổi chiếm 69,12%. Trong số 884 thiếu niên phạm tội thì có tới 553 thiếu niên bỏ học, chiếm tỉ lệ 71,44%...

Nhóm thiếu niên giả danh CSHS để cướp tài sản. Ảnh CACC

Nhóm thiếu niên giả danh CSHS để cướp tài sản. Ảnh CACC

Cần đẩy mạnh giáo dục, quản lý từ mỗi gia đình

Qua điều tra và xét xử các vụ án, cơ quan chức năng cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ hóa tội phạm. Ngoài lý do các em đang trong độ tuổi trưởng thành, ham chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết và dễ bị kích động thì sự giáo dục, quản lý của gia đình, nhà trường còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả. Nhiều em có hoàn cảnh gia đình éo le, cha mẹ ly hôn, phạm pháp hình sự, rượu chè, cờ bạc, bạo lực gia đình khiến các em ít được quan tâm, dạy bảo.

Mặt khác, do tác động của văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy và nhất là sự ảnh hưởng từ lối sống, cách hành xử của các nhóm xã hội đen được đăng tải tràn lan, thiếu kiểm soát trên mạng xã hội cũng đã tác động trực tiếp đến một bộ phận trẻ chưa thành niên. Luật sư Hồ Thanh Thủy, Ðoàn Luật sư Hà Nội cho biết: “Thực tế từ nhiều vụ xét xử trẻ vị thành niên cho thấy, những hành vi phạm tội này không đơn giản là bột phát, mà được nghiên cứu kĩ lưỡng, bài bản cả về phương diện luật. Nhiều đối tượng trẻ vị thành niên tỏ ra ung dung khi bị bắt giữ vì biết rằng luật pháp hiện hành không kết án người dưới 16 tuổi nếu không gây hậu quả nghiêm trọng… “Do đó, nếu các em bị kích động, lợi dụng vào các việc làm sai trái để phục vụ cho các băng nhóm tội phạm thì rất đáng lo ngại”, luật sư Hồ Thanh Thuỷ cho hay.

Theo thạc sĩ Nguyễn Thúy Quỳnh, giảng viên Khoa Tâm lý giáo dục, Trường Ðại học Sư phạm Hà Nội cho biết: “Hiện nay, các bạn trẻ tiếp nhận thông tin từ Internet, mạng xã hội nhanh, nhiều nhưng lại thiếu bộ lọc thông tin và đôi khi chính sự thờ ơ của cha mẹ đã vô tình đẩy con trẻ đến những hành động tiêu cực. Cần phải quan tâm làm tốt công tác tâm lý, truyền thông, giáo dục kỹ năng sống để trang bị cho thanh thiếu niên bộ lọc này. Nhà trường ngoài việc trang bị kiến thức phải chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh; công tác tham vấn trong học đường cũng phải được quan tâm đúng mức. Ðặc biệt, là phải đẩy mạnh giáo dục, quản lý từ mỗi gia đình”.

Thực trạng thanh thiếu niên, trẻ vị thành niên vướng vào các hoạt động phạm pháp gia tăng trong thời gian qua đã đặt ra nhiều vấn đề trong công tác phòng ngừa và xét xử tại nhiều địa phương, nhất là công tác quản lý, giám sát, giáo dục những đối tượng này sau xét xử. Ðể phòng ngừa tình trạng tội phạm trẻ hóa, cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Mặc dù vai trò giáo dục trẻ tại gia đình là cốt lõi, nhưng khi trẻ thiếu sự quan tâm từ gia đình do nhiều yếu tố khác nhau, thì các tổ chức đoàn thể tại địa phương mà cụ thể là tổ dân phố, tổ chức Ðoàn, Hội, nhà trường… cần phát huy vai trò tích cực trong việc quan tâm đến đời sống cũng như định hướng về đạo đức và lối sống cho thanh thiếu niên. Chỉ khi các em nắm được pháp luật, nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội và hậu quả pháp lý của hành vi phạm tội thì mới mong có sự chuyển biến tích cực và ổn định, lâu dài.

Thống kê của Bộ Công an cho thấy, trong giai đoạn 2018 - 2020, cả nước đã ghi nhận 10.786 vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật, với 16.583 đối tượng có liên quan. Trong đó, nữ giới chiếm 5%, nam giới chiếm đến 95%. Riêng năm 2020, đã xảy ra 4.262 vụ, với hơn 6.500 đối tượng phạm pháp.

 

Quang Hưng
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Thử thách đi bộ từ thiện để gây quỹ cho hoạt động hỗ trợ trẻ tự kỷ

Thử thách đi bộ từ thiện để gây quỹ cho hoạt động hỗ trợ trẻ tự kỷ

2 năm trước

Ngày 2/4/2022, nhân Ngày Thế giới Nhận thức về Tự kỷ, tổ chức Saigon Children’s Charity đã (saigonchildren) phát động thử thách đi bộ trực tuyến mang tên Thử thách Bước chân 2022 để...
Ươm mầm cho tương lai âm nhạc hàn lâm

Ươm mầm cho tương lai âm nhạc hàn lâm

2 năm trước

Việc thành lập các dàn nhạc giao hưởng trẻ không chỉ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ nhí bước vào âm nhạc chuyên nghiệp sớm mà còn tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các Dàn nhạc giao...
Virus gây Covid-19 liệu có ảnh hưởng đời sống vợ chồng?

Virus gây Covid-19 liệu có ảnh hưởng đời sống vợ chồng?

2 năm trước

Tại khoa Nam học các bệnh viện hiện nay tiếp nhận một số bệnh nhân nam sau khỏi Covid-19 đến khám và than phiền vì bị rối loạn cương dương, giảm ham muốn đời sống vợ chồng.