THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 06:27

Gia tăng trẻ em bị đái tháo đường

03/12/2022 | 12:14
Bệnh đái tháo đường ở trẻ em ngày càng có xu hướng gia tăng. Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, thay đổi lối sống, kiểm tra các chỉ số sức khỏe, tăng cường hoạt động thể chất giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở trẻ em.
Đái tháo đường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.

Đái tháo đường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.

Quá bất ngờ khi con mắc đái tháo đường

Chỉ trong vòng 1 tháng mà bé Minh ở Ðiện Biên đã sút tới 6kg. Lo lắng cho sức khỏe của con, chị Loan (mẹ bé Minh) đưa bé đi khám tại Bệnh viện Ða khoa tỉnh Ðiện Biên. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận bé Minh bị tiểu đường tuýp 2 và chuyển bé xuống Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị. “Gia đình quá bất ngờ, không tin được rằng con mới 10 tuổi đã mắc đái tháo đường” - chị Loan chia sẻ.

Nhiều người cho rằng, bệnh đái tháo đường chỉ có thể xảy ra ở người lớn, tuy nhiên hiện nay, do do lối sống ít vận động, ăn uống không hợp lý đã làm gia tăng tình trạng béo phì, rối loạn chuyển hóa dẫn tới rất nhiều trẻ em bị mắc căn bệnh này. Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, nguy hiểm hơn là tình trạng trẻ hóa người mắc bệnh dưới 30 tuổi ngày càng cao, đã có trường hợp 9-13 tuổi bị đái tháo đường mà gia đình không hay biết.

Nghiên cứu mới nhất của Bệnh viện Nội tiết Trung ương trên gần 3.000 trẻ em lứa tuổi từ 11-14 tuổi vừa qua trên toàn quốc cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của bệnh đái tháo đường ở nhóm đối tượng này. Kết quả cho thấy, có khoảng 6,2% mắc rối loạn glucose máu, trong đó độ tuổi trẻ nhất là 11 tuổi có tỷ lệ mắc cao lên tới 8,1%, trong khi ở nhóm tuổi lớn hơn thì kết quả rối loạn glucose máu thấp hơn.

Ðái tháo đường là một bệnh về nội tiết tố, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Khi bị đái tháo đường, quá trình chuyển hóa chất đường trong máu sẽ bị rối loạn khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Ðái tháo đường là một trong những nguyên nhân chính gây suy thận, huyết áp và các bệnh lý về tim mạch.

Các biểu hiện bệnh ở trẻ em

Bệnh đái tháo đường rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý thông thường khác có các biểu hiện tương tự. Bệnh thường diễn biến âm thầm, cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu đái tháo đường ở trẻ để có những điều chỉnh trong lối sống cũng như đưa trẻ đi thăm khám, điều trị kịp thời, phù hợp.

Nếu những triệu chứng dưới đây xuất hiện trong một vài tuần thì có thể coi là dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc đái tháo đường:

- Khát nước: Trẻ uống nhiều nước hơn bình thường và không có cảm giác dịu cơn khát.

- Mệt mỏi: Trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi kéo dài.

- Giảm cân: Trẻ sút cân nhanh không rõ nguyên nhân.

- Thường xuyên đi tiểu: Trẻ lớn sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên; với trẻ nhỏ thường xuyên đái dầm; ở trẻ sơ sinh có thể thấy bỉm nặng hơn bình thường.

- Ðau bụng, đau đầu.

- Có hành vi cư xử khác thường.

Thay đổi lối sống, tăng cường hoạt động thể chất giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em.

Thay đổi lối sống, tăng cường hoạt động thể chất giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em.

Phòng và điều trị đái tháo đường

Ðái tháo đường là bệnh mạn tính và cần điều trị trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời, trẻ vẫn phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa biến chứng cấp xuất hiện và làm chậm lại quá trình xảy ra các biến chứng.

Phòng bệnh:

Các bậc cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ hợp lý như: hạn chế đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo như: đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà… tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả, chất đạm. Bên cạnh đó là tăng cường vận động, tham gia các môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, lắc vòng, yoga kéo giãn, học võ, múa bale và khiêu vũ, bóng chuyền, bóng rổ... Hoạt động thể chất cũng có thể được kết hợp vào hoạt động gia đình như đi dạo, bơi lội, chèo thuyền. Thường xuyên cho trẻ khám sức khỏe định kỳ, trong đó có xét nghiệm tiểu đường cho trẻ em. Quá trình xét nghiệm tiểu đường cho trẻ em khá đơn giản và nhanh chóng. Ðể xét nghiệm tiểu đường cho trẻ em, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm đường huyết trong nước tiểu hay trong máu.

Ðiều trị:

Trẻ bị đái tháo đường cần có một chế độ ăn uống, luyện tập nghiêm ngặt. Ðiều trị tăng đường huyết ở trẻ bằng cách thực hiện theo chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục, tiêm insulin hoặc các loại thuốc khác theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ mắc đái tháo đường cần được theo dõi lượng đường trong máu. Cha mẹ nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và tuân theo kế hoạch điều trị cho trẻ của bác sĩ. Trẻ em dùng insulin cần phải kiểm tra thường xuyên, có thể 4 lần một ngày hoặc nhiều hơn.

Thực phẩm là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh đái tháo đường  đường. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa trẻ phải tuân theo chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt. Trẻ ăn uống lành mạnh với chế độ ăn nhiều trái cây, rau, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt và dầu ô liu. Cha mẹ nên chọn cho con thực phẩm ít chất béo, ít calo và nhiều chất xơ. Ăn nhiều loại thực phẩm sẽ giúp trẻ đạt được mục tiêu mà không ảnh hưởng đến khẩu vị hoặc dinh dưỡng.

Trẻ em mắc đái tháo đường cần tăng cường các hoạt động thể chất giúp kiểm soát cân nặng, sử dụng hết đường để làm năng lượng và giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Ðiều này có thể làm giảm lượng đường trong máu. Cha mẹ nên tạo cho trẻ cảm thấy tập thể dục trở thành một phần trong thói quen hàng ngày của con. Nên khuyến khích trẻ hoạt động thể chất ít nhất 60 phút mỗi ngày hoặc tốt hơn là cha mẹ tập thể dục cùng con. Thời gian hoạt động không nhất thiết phải diễn ra cùng một lúc mà có thể chia nhỏ trong một ngày.

Về vấn đề dùng thuốc cho trẻ, bác sĩ có thể kê cho trẻ mắc đái tháo đường loại thuốc phù hợp. Cha mẹ nên cho con uống thuốc/tiêm thuốc đúng giờ, đúng liều lượng theo quy định, tránh lạm dụng hoặc bỏ liều vì có thể làm tăng đường huyết.

Đái tháo đường ở trẻ em có 2 tuýp:

- Đái tháo đường tuýp 1 chủ yếu là di truyền do sự rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin và có tính chất bẩm sinh. Đa phần trẻ em mắc đái tháo đường type 1 thường không được phát hiện sớm mà chỉ đến khi các biểu hiện của bệnh đã quá rõ ràng mới phát hiện ra bệnh.

- Đái tháo đường tuýp 2, thường xảy ra ở những trẻ thừa cân, béo phì hoặc có chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Hiện nay, tỷ lệ trẻ em Việt Nam mắc đái tháo đường type 2 có xu hướng gia tăng.

 

Anh Khánh
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Hà Tĩnh: Điều tra làm rõ việc một nữ sinh bị bạn đánh tụ máu mắt

Hà Tĩnh: Điều tra làm rõ việc một nữ sinh bị bạn đánh tụ máu mắt

1 năm trước

Một nữ sinh lớp 11 ở Hà Tĩnh đã bị nhóm bạn vây đánh hội đồng dẫn đến tụ máu mắt.
Cục Hàng không yêu cầu tăng chuyến bay trong dịp Tết Nguyên đán 2023

Cục Hàng không yêu cầu tăng chuyến bay trong dịp Tết Nguyên đán 2023

1 năm trước

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không rà soát mở bán, đặt giữ chỗ trên các đường bay nội địa, đặc biệt từ thành phố Hồ Chí Minh đi các địa phương trong dịp cao điểm...
Vinh danh Đại sứ văn hóa đọc năm 2022

Vinh danh Đại sứ văn hóa đọc năm 2022

1 năm trước

Chiều 1/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ trao giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 với chủ đề “Khát vọng phát triển đất nước”.