THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 03:15

Giảm thiểu tai nạn giao thông cho trẻ em – Vấn đề cần thiết và cấp bách

21/11/2021 | 21:27
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn cầu có hơn 900.000 trẻ em và vị thành niên dưới 18 tuổi tử vong do bị tai nạn thương tích và tai nạn giao thông chiếm phần rất lớn. 95% tử vong do thương tích trẻ em xảy ra ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, trong đó có Việt Nam. Ngoài những ca tử vong, hàng triệu trẻ em đòi hỏi phải được chăm sóc tại các cơ sở y tế và nhiều trẻ bị khuyết tật suốt đời. Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em (nhất là tai nạn giao thông) là một vấn đề cần thiết và cấp bách của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Học sinh chưa có ý thức - đi dàn hàng ngang trên đường là nguyên nhân gây tai nạn giao thông.

Học sinh chưa có ý thức - đi dàn hàng ngang trên đường là nguyên nhân gây tai nạn giao thông.

Những con số đau lòng

Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm 15-19 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất đến 43%, tiếp đến nhóm tuổi 5-14 chiếm 36,9%, thấp nhất là nhóm tuổi 0-4 chiếm 19,5%.

Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong toàn quốc do tất cả các nguyên nhân. Cứ 100.000 trẻ có 24 trẻ tử vong do tai nạn thương tích, hay tương đương 18 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích mỗi ngày. Các em trai có xu hướng bị thương tích thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn so với các em gái. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai cao hơn 3 lần so với trẻ em gái.

Trong những con số trên, thì tai nạn giao thông là một trong 4 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho tất cả trẻ em từ 5 tuổi trở lên, trung bình mỗi năm có tới 2.000 trẻ em thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên cả nước. Trong đó, tỉ lệ trẻ tử vong bị tai nạn khi đi bộ một mình chiếm 36%, bị nạn khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp, xe mô tô, xe máy chiếm 20%. Tỷ lệ trẻ dưới 14 tuổi bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông chiếm 13,4%, trong đó đa phần các em đều không đội mũ bảo hiểm khi xảy ra tai nạn.

Cần đội mũ bảo hiểm và cho trẻ ngồi ngay ngắn, an toàn khi chở con trên đường để phòng tránh tai nạn giao thông.

Cần đội mũ bảo hiểm và cho trẻ ngồi ngay ngắn, an toàn khi chở con trên đường để phòng tránh tai nạn giao thông.

Nguyên nhân gây tai nạn giao thông cho trẻ em

Theo một nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa TP. HCM dựa trên 2.300 học sinh, hơn 1.000 phụ huynh, gần 2.500 hộ gia đình cùng với khảo sát các trường học ở TP Hà Nội: Chỉ 2% số học sinh THCS và 4% học sinh bậc THPT ở Hà Nội sử dụng xe buýt đi đến trường.

Học sinh độ tuổi 15 sử dụng các phương tiện phi cơ giới như xe đạp hay đi bộ tới trường (chiếm 67%) thì học sinh THPT lại lựa chọn xe đạp điện và xe máy điện là phương tiện di chuyển thông dụng, với tỉ lệ lên tới 52%. Và tỷ lệ tai nạn giao thông (vụ/học sinh) thì có tới 55% là do xe máy điện.

Những nguyên nhân gây ra tai nạn cho trẻ em, đầu tiên phải kể đến là do ý thức về an toàn giao thông của trẻ chưa cao. Các em chỉ được bố mẹ dạy cho cách điều khiển xe máy, xe đạp điện mà không hề nắm rõ luật giao thông.

Vì thế, khi tham gia giao thông, các em không chấp hành luật và các quy định về an toàn giao thông, vượt đèn đỏ, đi bộ dưới lòng đường và băng qua đường bất ngờ, không quan sát, đùa nghịch, đu bám tàu xe, đá bóng dưới lòng đường, đi xe đạp dàn hàng ngang lấn chiếm làn đường của các phương tiện khác, vượt trước mũi ô tô, xe máy, hoặc lên xuống xe không quan sát trước sau nên dễ bị va quệt. Cũng theo nghiên cứu trên, thì 27% học sinh sử dụng phương tiện cho biết chưa được học về kỹ năng điều khiển phương tiện đúng cách.

Các dữ liệu của cảnh sát giao thông cũng chỉ ra, vi phạm tốc độ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông ở lứa tuổi vị thành niên. Một số lỗi cơ bản khác mà học sinh THPT mắc phải như: 34% xe môtô không có gương chiếu hậu, với xe máy điện tình trạng này là 81% và với xe đạp điện là 90%. Nguyên nhân nữa là do người lớn bất cẩn, thiếu ý thức phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ: Để trẻ nhỏ ngồi đằng trước đằng sau xe máy, ngồi trên xe ô tô không thắt dây an toàn; không đội mũ bảo hiểm; chở người quá quy định trên một phương tiện giao thông xe máy, ô tô, thuyền…

Bên cạnh đó, cũng phải nói đến trách nhiệm của nhà trường và phụ huynh. Bởi học sinh chưa được học nhiều các khóa huấn luyện về an toàn giao thông, cũng như kỹ năng lái xe an toàn cơ bản ngay trong trường học và gia đình mà đã tham gia giao thông. Đây cũng chính là nguyên nhân gián tiếp, làm tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở trẻ em.

Giải pháp nào để giảm thiểu tai nạn giao thông ở trẻ em?

Muốn giảm thiểu tai nạn giao thông, cần có sự kết hợp của cả gia đình - nhà trường - xã hội. Đầu tiên, phải nâng cao nhận thức cho không chỉ học sinh mà cả phụ huynh. Các nhà trường cần tích cực tổ chức các lớp học an toàn giao thông, luật an toàn giao thông và cách điều khiển phương tiện giao thông đúng cách, an toàn cho học sinh. Đồng thời, có biện pháp xử phạt nếu phát hiện học sinh vi phạm luật giao thông.

Trong cộng đồng và trên các phương tiện truyền thông đại chúng cần thường xuyên truyền tải thông điệp an toàn giao thông như: "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai", "Năm an toàn giao thông…”, tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm… Để hạn chế tai nạn giao thông, gia đình, nhà trường, xã hội cần chủ động tuyên truyền Luật An toàn giao thông, nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh. Qua đó, sẽ giúp học sinh có ý thức tuân thủ luật pháp nói chung và Luật An toàn giao thông nói riêng.

Về lâu dài, các trường học cần xây dựng kĩ năng cho học sinh, sinh viên để các em có kĩ năng sống và kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích trong đó có tai nạn giao thông. Các ngành, các cấp, các bậc cha mẹ cần quan tâm hơn nữa đến sự an toàn của trẻ em trong khi tham gia giao thông, cần đội mũ bảo hiểm cho con và cố gắng tạo dựng một môi trường an toàn của trẻ em và cộng đồng, loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn giao thông cho trẻ em.

Mỗi bộ, ngành, địa phương cần có kế hoạch hành động cụ thể và chủ động phối hợp thực hiện chính sách quốc gia phòng chống tai nạn thương tích nói chung và tai nạn giao thông nói riêng, giúp mọi trẻ em Việt Nam được học tập, vui chơi và phát triển trong môi trường an toàn. 

Bài và ảnh: Huy Hoàng
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Thêm học sinh khối 9 trên địa bàn Hà Nội đi học trực tiếp từ 22/11

Thêm học sinh khối 9 trên địa bàn Hà Nội đi học trực tiếp từ 22/11

2 năm trước

Từ 22/11, sẽ có 17 huyện và thị xã ngoại thành Hà Nội cho học sinh lớp 9 được trở lại trường, các khối còn lại học trực tuyến, cấp mầm non tiếp tục ở nhà.
Tặng quà nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Tặng quà nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

2 năm trước

Thừa ủy quyền của Giám đốc Trung tâm Phát triển Giáo dục và Truyền thông (Trung tâm CEDC), hôm nay ngày 20/11/2021, bà Anna Nguyễn Thị Chung – Ủy viên Hội đồng Tư vấn Trung tâm CEDC đã trực...
Tìm thấy bé trai 2 tuổi bị đuối nước trên sông Ngàn Sâu

Tìm thấy bé trai 2 tuổi bị đuối nước trên sông Ngàn Sâu

2 năm trước

Sáng 20/11, ông Cao Quốc Hội - Chủ tịch UBND xã Hương Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, tối 19/11, người dân địa phương đã tìm thấy thi thể một bé trai 2 tuổi trên sông Ngàn Sâu...
Cô bé 13 tuổi gây ấn tượng mạnh khi tự tổ chức hoạt động hướng về môi trường, cộng đồng

Cô bé 13 tuổi gây ấn tượng mạnh khi tự tổ chức hoạt động hướng về môi trường, cộng đồng

2 năm trước

Cô bé Phương Uyên yêu thiên nhiên, đam mê bảo vệ môi trường và mong muốn lan tỏa với bạn bè câu chuyện về ước mơ xanh để giúp mọi người nâng cao nhận thức về môi trường.