THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 05:37

Giáo dục giới tính toàn diện cho học sinh trung học cơ sở

20/06/2022 | 06:52
Ở Việt Nam, giáo dục giới tính, tình dục (GT-TD) luôn bị coi là chủ đề nhạy cảm, chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến. Cha mẹ ngượng ngùng, thầy cô mắc cỡ đề cập đến vấn đề được cho là tế nhị này khiến nhiều trẻ vị thành niên dù có nhu cầu tìm hiểu vẫn không nắm được những thông tin cần thiết. Tò mò mà không được giải đáp, nhiều em tự mày mò, dẫn đến suy nghĩ sai lệch, đưa đến nhiều hậu quả khôn lường.

Giáo dục GT-TD cho giới trẻ ngày càng trở nên cấp thiết

Với mong muốn đóng góp hữu ích cho xã hội, phát triển một chương trình giáo dục về GT-TD toàn diện cho học sinh trung học cơ sở (THCS) ở Việt Nam, PGS. TS. Hoàng Lan Anh (Hiệu phó Trường Khoa học Xã hội và Chính trị, Đại học Melbourne, Australia), kết hợp cùng Nguyễn Hà Phương (Thạc sĩ Khoa học Phát triển, Đại học Melbourne, Australia; Nghiên cứu sinh Nhân học Xã hội, Đại học Zurich, Thụy Sỹ) thực hiện dự án SAVVY (viết tắt của Sexuality Awareness-raising and Value-setting for Vietnamese Youths, tạm dịch: Nâng cao nhận thức và định hướng giá trị về giới tính cho giới trẻ Việt Nam). Dự án SAVVY được tiến hành trong hơn 2 năm với sự tài trợ của Hội đồng Australia-ASEAN (Australia-ASEAN Council) trực thuộc Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia.

PGS - TS Hoàng Lan Anh, Hiệu phó Trường Khoa học Xã hội và Chính trị, Đại học Melbourne, Australia, phát biểu tại hội thảo tổng kết Dự án SAVVY

PGS - TS Hoàng Lan Anh, Hiệu phó Trường Khoa học Xã hội và Chính trị, Đại học Melbourne, Australia, phát biểu tại hội thảo tổng kết Dự án SAVVY

Tại hội thảo tổng kết Dự án SAVVY vừa tổ chức tại Hà Nội, PGS. TS. Hoàng Lan Anh chia sẻ lý do chị nghiên cứu đề tài này bởi câu chuyện có thật đã ám ảnh chị từ hồi học THCS ở một trường chuyên hồi thập niên 80, khi học sinh không được giáo dục GT-TD. Trong lớp có một bạn nữ vừa ngoan vừa học giỏi, nhưng đến năm lớp 9 bạn ngoan nhất lớp đó đã phải bỏ học vì mang bầu. Việc phải lên chức mẹ quá sớm đã hủy hoại cả cuộc đời của bạn. Về sau, cả lớp đều thành đạt, nhưng bạn đó phải đi bán cơm bụi, mưu sinh vất vả. Do đó, nếu trẻ em không được giáo dục GT-TD sẽ dễ gặp nhiều hậu quả thương tâm, phải bỏ học, thậm chí tự tử.

Vấn đề giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục vị thành niên ngày càng trở nên cấp thiết, tỷ lệ xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng.

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2021, cả nước có hơn 4.000 trẻ em bị xâm hại, trong đó có hơn 3.600 trẻ là nữ. Tuy nhiên, đây là số liệu chính thức chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm" vì nhiều vụ xâm hại chưa được phát hiện và xử lý.

Kinh nghiệm giáo dục giới tính ở Australia

PGS. TS. Hoàng Lan An cho biết về giáo dục giới tính trong trường học ở Australia, khác với Việt Nam vẫn coi TD là điều cấm kỵ, khó nói, trong khi thực tế các em đến tuổi dậy thì luôn tò mò muốn tìm hiểu về bản thân, những cảm xúc rung động với người khác giới, và nếu chúng ta không cung cấp cho các em kiến thức cần thiết thì các em còn đi xa hơn rất nhiều. Giáo dục GT-TD ở Australia được chấp nhận là một thực tế và trách nhiệm của các nhà giáo dục và phụ huynh, đồng thời trách nhiệm của truyền thông là đưa cho các em kiến thức cần thiết để được bảo vệ bản thân mình. Trẻ em được dạy đan xen giáo trình sách in, và video clip, phim ngắn minh họa những phần khó nói như hoạt động TD mà không khiêu dâm. Kèm theo bộ giáo trình giáo dục GT có 1 bộ có tất cả dụng cụ liên quan tới TD và sinh sản. Các gia đình chỉ cần lên mạng đăng ký là họ gửi tặng 1 túi trong đó có đầy đủ các dụng cụ để dạy con.

PGS - TS Hoàng Lan Anh mong muốn đóng góp cho xã hội, phát triển một chương trình giáo dục về GT-TD toàn diện cho học sinh trung học cơ sở

PGS - TS Hoàng Lan Anh mong muốn đóng góp cho xã hội, phát triển một chương trình giáo dục về GT-TD toàn diện cho học sinh trung học cơ sở

Khi các em đã được tiếp xúc, được học thì sẽ không thấy TD là quá nguy hiểm. Tôi thấy, tốt nhất là cha mẹ dạy con cách bảo vệ bản thân mình để làm sao đừng lỡ mang bầu, nếu con mang bầu ở tuổi vị thành niên là ác mộng của các phụ huynh - PGS. TS. Hoàng Lan Anh chia sẻ.

Giá trị cốt lõi trong giáo dục giới tính cho giới trẻ

Kế thừa chương trình giáo dục GT-TD của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Australia và Singapore, Dự án SAVVY đã phát triển một chương trình giáo dục GT-TD toàn diện cho học sinh THCS thông qua các hoạt động tham vấn, phản biện với các bên liên quan bao gồm các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế, các cơ quan truyền thông, trường học, phụ huynh và các chuyên gia giáo dục GT-TD.

PGS. TS. Hoàng Lan Anh cho biết, bộ Tài liệu Giáo dục giới tính & tình dục của dự án SAVVY hướng tới học sinh THCS tại Việt Nam (12-15 tuổi) nhằm cung cấp những thông tin chính xác về mặt khoa học, phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển về GT-TD, phù hợp với văn hóa và các khía cạnh nhận thức, cảm xúc, thể chất và xã hội; cung cấp những kiến thức cơ bản về sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản để các em biết cách phòng ngừa viêm nhiễm qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn. Đồng thời, qua đó giúp các em có cơ hội khám phá các giá trị đạo đức, các chuẩn mực xã hội và văn hóa, các quyền liên quan đến tình dục và các mối quan hệ xã hội; thúc đẩy việc tiếp thu các kỹ năng sống, phát triển lòng tự tôn ở các em và hình thành thái độ đúng đắn trong quan hệ với người xung quanh.

Thạc sĩ Nguyễn Hà Phương giới thiệu về dự án SAVVY

Thạc sĩ Nguyễn Hà Phương giới thiệu về dự án SAVVY

Thạc sĩ Nguyễn Hà Phương chia sẻ thêm: Điểm nhấn trong tài liệu giảng dạy giáo dục GT-TD của Dự án SAVVY là đề cao sự tôn trọng trong các quan hệ xã hội, tình bạn, tình yêu cũng như trong cách các em thanh thiếu niên nhìn nhận cơ thể, bản dạng giới, và xu hướng tính dục của bản thân mình và người khác. 

Các đại biểu thảo luận và đóng góp cho dự án

Các đại biểu thảo luận và đóng góp cho dự án

Khác với những tài liệu giáo dục GT-TD đã được sử dụng ở Việt Nam từ trước đến nay, giáo trình của Dự án SAVVY không nhấn mạnh vào sự nguy hiểm khi quan hệ tình dục và coi đây là vấn đề kiêng kị của tuổi vị thành niên mà ghi nhận những rung động, khao khát, lo âu, và bất an của tuổi mới lớn. 

Tài liệu khuyến khích các em có cái nhìn cởi mở và lành mạnh về GT-TD để có thể tự tin trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết lập ranh giới an toàn trong tình bạn - tình yêu, và có những lựa chọn đúng đắn cho mình.

Tài liệu Giáo dục giới tính & tình dục được dùng cho giáo viên, phụ huynh và các em học sinh

Tài liệu Giáo dục giới tính & tình dục được dùng cho giáo viên, phụ huynh và các em học sinh

Tài liệu có thể được dùng cho mục đích giảng dạy cho giáo viên, chuyên viên giáo dục phụ trách mảng giáo dục GT-TD trong nhà trường; hoặc là tài liệu tham khảo cho các bậc phụ huynh và các em học sinh. Được thiết kế theo hình thức giáo trình hướng dẫn giảng dạy chi tiết và toàn diện, tài liệu có thể được sử dụng cho 1 ngày hội thảo hay ngoại khoá kéo dài 7 – 8 giờ hoặc chia thành 5 buổi học, thời lượng tối ưu cho mỗi phần từ 1 đến 1.5 giờ. Tài liệu có thể được tải xuống miễn phí từ trang web của dự án SAVVY tại https://savvyprojectvn.wixsite.com/savvy. Trang web cũng cho phép tải xuống miễn phí 8 bài báo tóm tắt nội dung của tài liệu đã được đăng trên Báo Thiếu niên Dân tộc – chuyên đề của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng với ngôn ngữ dễ hiểu và gần gũi với các em học sinh THCS.

tat ca

PGS. TS. Hoàng Lan Anh bày tỏ mong muốn lan tỏa rộng rãi bộ tài liệu giáo dục GT-TD, để các bậc cha mẹ tìm hiểu và đồng hành học cùng con, đặc biệt là làm sao để các học sinh các trường dân tộc nội trú ở vùng sâu vùng xa (nơi xảy ra nhiều vụ lạm dụng tình dục, tảo hôn và mang thai sớm) có thể học giáo trình này.

Khảo sát mới nhất của Chương trình sức khỏe vị thành niên tại Việt Nam do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ GD&ĐT thực hiện cho thấy tỷ lệ quan hệ tình dục lần đầu trước 14 tuổi ở Việt Nam tăng gấp 2 lần trong 6 năm, từ 1,45% năm 2013 lên 3,51% vào năm 2019. Tuy nhiên, chưa có quy định bắt buộc giáo dục giới tính – tình dục, cũng như chưa có chương trình giáo dục GT-TD nào đã được chuẩn hóa cho các trường học trên cả nước.
Hồng Nga
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tuyên truyền phòng chống xâm hại trẻ em cho người lao động

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tuyên truyền phòng chống xâm hại trẻ em cho người lao động

1 năm trước

Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề: “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”, Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...
Hà Nội chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

Hà Nội chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

1 năm trước

Sáng 26/5, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em năm 2022 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể dục Thể thao huyện Quốc Oai với chủ đề “Chung tay bảo...
Hà Tĩnh: Tuyên truyền phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em

Hà Tĩnh: Tuyên truyền phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em

1 năm trước

Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, từ ngày 17/5 đến 19/5, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hà Tĩnh chủ trì phối hợp với Công an huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tổ chức hoạt động tuyên...
Cách trò chuyện về tình dục với trẻ theo nhóm tuổi

Cách trò chuyện về tình dục với trẻ theo nhóm tuổi

1 năm trước

Cha mẹ có thể nói với trẻ nhỏ những chủ đề giới tính đơn giản, dạy cách xử lý tình huống liên quan đến tình dục với trẻ lớn hơn.