THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 04:07

Giao tiếp để hiểu và đồng hành cùng con

10/03/2022 | 07:04
Giao tiếp, trò chuyện là yếu tố quan trọng để hình thành và củng cố mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Đây cũng chính là chìa khóa để hình thành sự hiểu biết, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, là nền tảng để duy trì mối quan hệ này trong suốt cuộc đời.
Thường xuyên giao tiếp với con là cách để tạo sự gắn kết trong gia đình. Ảnh minh họa

Thường xuyên giao tiếp với con là cách để tạo sự gắn kết trong gia đình. Ảnh minh họa

Hiện nay, những áp lực từ cuộc sống nhiều khi là trở ngại trong việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái. Việc có ít thời gian tiếp xúc cùng con sẽ khiến cha mẹ không thể hiểu hết những gì con mình đang suy nghĩ. Nhiều câu chuyện đau lòng đã xảy ra từ việc cha mẹ thiếu quan tâm, sâu sát đến con. Tuy nhiên, ngay cả khi có thời gian thì không ít các bậc cha mẹ lại phạm những sai lầm khiến việc giao tiếp với các con trở nên khó khăn. Vậy, cha mẹ phải làm gì để việc giao tiếp với con trở nên thuận lợi?

Lắng nghe

Lắng nghe là yếu tố quan trọng hàng đầu của việc giao tiếp. Cha mẹ hãy tôn trọng, lịch sự và tập trung lắng nghe bất cứ điều gì con chia sẻ, dù là những câu chuyện “vu vơ” hay những vấn đề “nóng hổi”. Nếu quan điểm, nhận thức của trẻ là sai thì bạn cũng nên lắng nghe để sau đó định hướng lại cho trẻ một cách khéo léo. Lắng nghe chính là chìa khóa để cha mẹ hiểu và đồng hành cùng con. Biết lắng nghe, cha mẹ sẽ dễ dàng chấp nhận những khác biệt về suy nghĩ, cách sống của 2 thế hệ, từ đó sẽ dành cho con sự tôn trọng trong mọi hoàn cảnh.

Loại bỏ xu hướng áp đặt

Lắng nghe là một cách để cha mẹ giao tiếp với con nhưng chưa đủ và thiếu hiệu quả nếu cha mẹ giải quyết vấn đề một chiều. Xu hướng chỉ đạo, áp đặt lên con cái những mong muốn, thành tích mà cha mẹ nghĩ là tốt cho con, mặc cho chúng có thực sự thích hay không cũng là việc làm khá phổ biến. Khi phải giải quyết “sự cố”, cha mẹ đừng phán xét, hạ thấp vai trò của con với những lỗi lầm đã xảy ra. Trong khi con cái lúc nào cũng muốn tỏ ra là người trưởng thành, muốn tự chủ trong mọi quyết định thì bố mẹ lại nghĩ con còn non dại nên ít quan tâm đến vai trò, vị thế của trẻ trong giải quyết các vấn đề. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương sâu sắc và làm cho việc giao tiếp giữa hai bên trở nên khó khăn. Từ cảm nhận không được cha mẹ ủng hộ, tin tưởng, con sẽ có xu hướng giữ bí mật, hạn chế chia sẻ suy nghĩ, dự định của mình với cha mẹ như một hình thức phản kháng. Do đó, lắng nghe và luôn đặt lợi ích, nguyện vọng của trẻ lên hàng đầu là điều cha mẹ nên làm trong giao tiếp với con.

Khuyến khích trẻ nói ra vấn đề của mình

Khuyến khích con chia sẻ những khúc mắc hay các vấn đề trong thế giới của con là một giải pháp hữu hiệu để cha mẹ hiểu và giúp con giải quyết. Đừng phân biệt câu chuyện con chia sẻ quan trọng tới mức nào mà hãy để con được thoải mái chia sẻ các vấn đề với sự kiên nhẫn, độ lượng của cha mẹ. Trong các cuộc thảo luận, hãy duy trì giao tiếp giữa cha mẹ và con bằng cách đưa ra những câu hỏi mang tính gợi mở, nhằm khuyến khích trẻ chia sẻ ý kiến. Các câu hỏi cũng cần đi vào chi tiết và dựa vào những gì bạn đã biết về cách suy nghĩ của con, kết hợp những từ ngữ, cử chỉ ngợi khen và khuyến khích con. Nếu rơi vào tình huống không thoải mái khi thảo luận trực tiếp cùng con, cha mẹ có thể viết một lá thư để bày tỏ quan điểm. Mặc dù cách viết thư không thể thay thế hoàn toàn việc giao tiếp bằng lời nói, nhưng khi cần giải quyết một vấn đề phức tạp, nó sẽ giúp bạn diễn đạt suy nghĩ của mình một cách đầy đủ và thận trọng hơn là khi nói trực tiếp. Ngoài ra, viết thư cũng ít có khả năng gây xung đột hay mâu thuẫn, đồng thời bạn cũng dễ dàng thể hiện tình cảm với con hơn.

Chia sẻ trải nghiệm

Chia sẻ trải nghiệm luôn là cách hiệu quả để quá trình giao tiếp giữa cha mẹ và con trở nên thú vị. Hãy thoải mái khi chia sẻ những trải nghiệm của mình với con ngay cả khi những trải nghiệm đó có thể không được “huy hoàng cho lắm”. Tuy nhiên, lưu ý là cần chia sẻ những điều phù hợp với tuổi và giới tính của con.

Luôn ủng hộ và đồng hành

Trẻ luôn cần sự ủng hộ, đồng hành của cha mẹ. Bạn hãy thể hiện cha mẹ chính là người bạn tốt nhất, luôn đồng hành cùng con chứ không phải là một “đấng bề trên” với những ngôn từ mang tính phán xét, áp đặt. Có nhiều cách để thành công và hạnh phúc nên hãy để con phát triển theo cách tự nhiên và phù hợp với mình, dù đó không phải là sự lựa chọn của cha mẹ. Bằng cách đó, con trẻ sẽ cảm nhận được sự hỗ trợ từ người thân yêu nhất, từ đó có nhiều động lực hơn để phấn đấu, vươn đến thành công. Tôn trọng quyền quyết định nhưng không có nghĩa bạn sẽ bàng quan để con tự chinh phục thành công một mình. Trẻ vẫn rất cần bố mẹ như những nhà cố vấn với những kinh nghiệm thực tế để có thể điều hướng và động viên con trên bước đường mình đã chọn. Luôn ủng hộ con trong giao tiếp và hành động không chỉ giúp cha mẹ nắm bắt được những tâm tư, suy nghĩ của con mình mà còn giúp con hiểu được tình yêu thương và mong muốn tốt đẹp mà cha mẹ dành cho chúng. Sự tôn trọng, thấu hiểu của cha mẹ sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cả thể lực và trí lực của trẻ.

Quang Hưng
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Phát động Giải thưởng Khoa học và công nghệ dành cho sinh viên năm 2022

Phát động Giải thưởng Khoa học và công nghệ dành cho sinh viên năm 2022

2 năm trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo phát động Giải thưởng Khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2022.
Phát động cuộc thi ảnh “Một thoáng nông thôn mới Hà Nội”

Phát động cuộc thi ảnh “Một thoáng nông thôn mới Hà Nội”

2 năm trước

Ngày 8/3, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội phối hợp với Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam và Câu lạc bộ Nhiếp ảnh và cuộc sống (Tạp chí Khoa...
Làm gì khi con là F0?

Làm gì khi con là F0?

2 năm trước

Mỗi ngày, có hàng chục ngàn ca mắc Covid-19 trong cả nước. Nếu bỗng dưng đứa con thân yêu của bạn là F0, bạn sẽ làm gì để cùng con chiến thắng Covid-19?