THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 10:52

Gìn giữ và bảo tồn ngôn ngữ dân tộc trong giới trẻ

28/02/2023 | 20:59
Hiện nay, nhiều bạn trẻ người dân tộc thiểu số không nghe và nói được tiếng mẹ đẻ của mình. Đây là thực tế buồn, cho thấy lòng tự tôn và tình yêu văn hóa dân tộc ở một bộ phận giới trẻ đang suy giảm.
Người có uy tín, già làng, trưởng bản, nghệ nhân là những người rất tích cực trong việc truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho thế hệ trẻ.

Người có uy tín, già làng, trưởng bản, nghệ nhân là những người rất tích cực trong việc truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho thế hệ trẻ.

Nguy cơ đánh mất tiếng mẹ đẻ

Nguyễn T.T.N. dân tộc Sán Dìu ở thôn Trung Mỹ, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đang là sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội là một ví dụ. N. chia sẻ, em chỉ nghe và nói được mấy từ Sán Dìu đơn giản, tuy nhiên người đối diện phải nói chậm em mới nghe được. Theo N., nguyên nhân là trong sinh hoạt hằng ngày bố mẹ chủ yếu nói tiếng phổ thông và hầu hết thời gian em đều dành cho việc học ở trường nên ít có điều kiện nghe và nói tiếng Sán Dìu.

Còn N.T.P. (sinh năm 2002) dân tộc Nùng đang là sinh viên Đại học Y Hà Nội lại không thể nghe và nói tiếng Nùng. N.T.P. chia sẻ, tuy là dân tộc Nùng nhưng em sinh ra và lớn lên ở TP. Thái Nguyên và trong sinh hoạt hằng ngày, gia đình chủ yếu nói tiếng phổ thông nên em không được học tiếng Nùng.

Có một thực tế là hầu hết lớp trẻ người dân tộc thiểu số sinh sống ở các thành phố hoặc ra ngoài xã hội học tập, lao động đều ít có điều kiện tiếp xúc và học tiếng mẹ đẻ. Thậm chí, nhiều người trẻ còn coi nói tiếng mẹ đẻ là “quê”, “không sành điệu” nên dù có điều kiện họ cũng không muốn học.

Qua khảo sát và hỏi trực tiếp nhiều học sinh, sinh viên về nguyên nhân không nói được tiếng dân tộc thì thấy có nhiều lý do, trong đó phần lớn là vì áp lực học tập nên không có thời gian. Ngoài ra, còn các lý do khác như: Ở nhà bố mẹ thường nói tiếng phổ thông thay vì nói tiếng dân tộc; gia đình chuyển về các thị trấn, thành phố nên không có môi trường; chỉ có bố hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số nên ít giao tiếp bằng tiếng dân tộc; bố mẹ sợ con học tiếng mẹ đẻ sẽ không học được các ngôn ngữ khác...

Tuy nhiên, điều đáng buồn hơn cả đó là có những em sinh ra và lớn lên tại vùng mà chủ yếu là người dân tộc thiểu số nhưng hiểu về ngôn ngữ của dân tộc của mình chỉ như môn ngoại ngữ “khó nhằn”. Vậy đâu là rào cản khiến các em không thể nói và nghe được được tiếng mẹ đẻ? Phải chăng, do các em thiếu tình yêu văn hóa dân tộc của mình? Phải chăng các em tự ti, sợ bị kỳ thị, ngại với bạn bè, thầy cô khi biết mình là người dân tộc thiểu số?

Mất đi tiếng nói là mất đi bản sắc văn hoá dân tộc. Khi bản sắc văn hóa dân tộc không còn, thì dân tộc đó cũng không tồn tại.

Việc học chữ “mẹ đẻ còn giúp các em hiểu hơn về phong tục, tập quán của dân tộc mình.

Việc học chữ “mẹ đẻ" còn giúp các em hiểu hơn về phong tục, tập quán của dân tộc mình.

Cần đánh thức tình yêu văn hóa dân tộc trong mỗi người

Cùng với định hướng, chủ trương phát triển văn hoá dân tộc, những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc, trong đó có bảo tồn tiếng nói, chữ viết...

Tại các địa phương, những câu lạc bộ bảo tồn văn hóa, các nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú, người có uy tín, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo được quan tâm tạo điều kiện và mở các lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình miễn phí.

Tại thôn Trung Mầu, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên có hơn 80% dân số là người dân tộc Sán Dìu. Nhiều năm nay, các nghệ nhân trong câu lạc bộ Soọng cô Trung Mầu thường xuyên tổ chức các buổi dạy tiếng Sán Dìu và hát dân ca miễn phí, khuyến khích người dân nói tiếng Sán Dìu trong sinh hoạt hàng ngày.

Bé Lưu Thúy An, 5 tuổi (dân tộc Sán Dìu tại thôn Trung Mầu) tuy chưa biết chữ nhưng đã nói và hát Soọng cô (một làn điệu dân ca của người Sán Dìu) vanh vách. Bé An kể: “Cháu đã biết nói tiếng Sán Dìu từ lúc 4 tuổi và học được nhiều bài hát Soọng cô. Vì thế, cháu thường xuyên được đi thi, biểu diễn cho mọi người xem”.

Việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ phụ thuộc chính vào tình yêu, lòng tự tôn dân tộc, ý thức tự thân, tự lực của mỗi cá nhân, cộng đồng.

Việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ phụ thuộc chính vào tình yêu, lòng tự tôn dân tộc, ý thức tự thân, tự lực của mỗi cá nhân, cộng đồng.

Hiện nhiều bạn trẻ cùng chung ý tưởng đã thành lập các đội, nhóm, câu lạc bộ nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Điển hình là các nhóm: Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc, nhóm Người Thái tại Hà Nội, Ban liên lạc, nhóm sinh viên Mông tại Hà Nội, Hội tuổi trẻ Sán Dìu - kết nối từ bản sắc... đã thu hút được đông đảo học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tham gia với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.

Phát huy lợi thế của các phương tiện truyền thông, hiện nay những kênh YouTube, trang Fapage... đăng tải những video dạy miễn phí tiếng mẹ đẻ trên không gian mạng, giúp các bạn trẻ có thể dễ dàng truy cập, học tập.

Phải khẳng định rằng, cơ hội học tập, nghiên cứu tìm hiểu bản sắc văn hóa, trong đó có tiếng mẹ đẻ của đồng bào các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện một cách tối đa. Và việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ phụ thuộc chính vào tình yêu, lòng tự tôn dân tộc, ý thức tự thân, tự lực của mỗi cá nhân, cộng đồng, đặc biệt là lớp trẻ.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện tại cả nước có 6 tiếng dân tộc thiểu số được tổ chức dạy học chính thức trong trường học tại 21 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm: Tiếng Mông, Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Chăm và Khmer. Hằng năm, có khoảng 600 trường học với 4.500 lớp học và hơn 110.000 học sinh được học tiếng dân tộc thiểu số.
Văn Hoa
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

4 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Thúc đẩy mục tiêu Net Zero Carbon năm 2050, Vinamilk khởi động dự án trồng cây tại Hà Nội

Thúc đẩy mục tiêu Net Zero Carbon năm 2050, Vinamilk khởi động dự án trồng cây tại Hà Nội

1 năm trước

Ngày 26/2/2022, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Báo Tài nguyên và Môi trường đã chính thức khởi động dự án trồng cây hướng tới Net Zero năm đầu tiên tại Thủ đô...
Sẵn sàng cấp Hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử từ ngày 1/3

Sẵn sàng cấp Hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử từ ngày 1/3

1 năm trước

Kể từ ngày 1/3/2023, Bộ Công an sẽ triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân Việt Nam theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Công khai văn bằng, chứng chỉ lên trang điện tử để chống bằng giả

Công khai văn bằng, chứng chỉ lên trang điện tử để chống bằng giả

1 năm trước

Theo Bộ GD&ĐT, hiện nay, hầu hết văn bằng, chứng chỉ đã được cấp đúng quy định, được sử dụng đúng mục đích trong quá trình học tập, làm việc của người được cấp văn bằng,...
Mạo danh cơ quan BHXH Việt Nam chiếm đoạt tiền của người lao động

Mạo danh cơ quan BHXH Việt Nam chiếm đoạt tiền của người lao động

1 năm trước

BHXH Việt Nam cảnh báo hiện nay tiếp tục xuất hiện tình trạng giả mạo Fanpage Facebook của BHXH Việt Nam nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.