THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 09:40

Hà Nội: Số ca mắc và nhập viện do sốt xuất huyết tiếp tục tăng

24/10/2022 | 16:01
Ngày 24/10, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố trong tuần qua (tính từ ngày 14 đến 21-10) tiếp tục tăng mạnh với 1.420 ca (tăng 386 ca so với tuần trước đó) và có thêm 38 ổ dịch.

Cụ thể, trong tuần qua, có 1.420 ca mắc sốt xuất huyết được ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã; trong đó bệnh nhân tập trung chủ yếu tại một số quận, huyện như: Đan Phượng (251 ca), Thanh Oai (142 ca), Phú Xuyên (89 ca), Nam Từ Liêm (79 ca), Đống Đa (63 ca). 

Ngoài ra, cũng ghi nhận thêm 38 ổ dịch sốt xuất huyết mới tại 16 quận, huyện: Thanh Oai (7), Thanh Trì (6), Bắc Từ Liêm (5), Đan Phượng (4), Đống Đa (2), Thanh Xuân (2), Phúc Thọ (2), Hoài Đức (2), Đông Anh (1), Hà Đông (1), Thạch Thất (1), Nam Từ Liêm (1), Hai Bà Trưng (1), Chương Mỹ (1), Mê Linh (1), Quốc Oai (1).

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 8.199 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 5 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã và 517/579 xã, phường, thị trấn. 

Cũng từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 720 ổ dịch sốt xuất huyết tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Hiện tại còn 156 ổ dịch đang hoạt động tại 25 quận, huyện.

Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết nặng phải nhập viện.

Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết nặng phải nhập viện.

Báo cáo của Bộ Y tế cũng cho thấy, số ca mắc sốt xuất huyết và nhập viện tăng vọt so với những năm trước. Đơn cử tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), nếu như trong tháng 8, số bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện chỉ 70 bệnh nhân, thì con số này tăng lên 160 bệnh nhân vào tháng 9 và từ đầu tháng 10 đến nay là 250 bệnh nhân. Các bệnh nhân đến chủ yếu từ các quận, huyện của Hà Nội như Đan Phượng, Thường Tín, Hoài Đức, Long Biên… sau đó lan vào các quận như Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai…

Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu, theo các bác sĩ, người bệnh cần làm xét nghiệm máu. Ở người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình từ 150-450G/L. Mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50G/L, mức nghiêm trọng là 10-20G/L. 

PV
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
TP.HCM: Tìm thấy bé gái 2 tuổi mất tích bí ẩn và bàn giao cho gia đình

TP.HCM: Tìm thấy bé gái 2 tuổi mất tích bí ẩn và bàn giao cho gia đình

1 năm trước

Người cõng bé gái 2 tuổi bị mất tích trong đêm là cha ruột. Người này khai là khi đi ngang qua cầu, thấy con ngủ tội nghiệp nên cõng về nhà.
Bộ NN&PTNT ra công điện khẩn phòng chống cúm gia cầm lây sang người

Bộ NN&PTNT ra công điện khẩn phòng chống cúm gia cầm lây sang người

1 năm trước

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện khẩn đề nghị các địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm...
Hỗ trợ nạn nhân mua bán người vượt qua đại dịch COVID-19

Hỗ trợ nạn nhân mua bán người vượt qua đại dịch COVID-19

1 năm trước

Sáng 23/10 tại Hà Nội, Tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiện Phụ nữ tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Hỗ trợ nạn nhân mua bán người...