THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 08:38

Hà Nội: Thành phố thực hiện tốt việc xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em

15/12/2020 | 08:07

Các địa phương hầu hết đều tổ chức các điểm uống vitamin A và tiêm chủng cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng.



Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ chăm sóc trẻ em


Những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của Hà Nội phát triển, có những tác động tích cực đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE) nói chung và xây dựng xã, phường, phù hợp với trẻ em (PHVTE) nói riêng.


Để thực hiện tốt Quyết định 06 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường PHVTE, Sở LĐTBXH đã tham mưu cho UBND Thành phố ban hành Kế hoạch 169/KH-UBND ngày 6/8/2019 để triển khai thực hiện. Theo Kế hoạch này, Sở LĐTBXH Hà Nội đã tổ chức 5 hội nghị tập huấn triển khai Quyết định 06 trên địa bàn. 100 các xã, phường, thị trấn (XPTT) đã tiến hành kiện toàn hội đồng đánh giá xã, phường PHVTE. 30/30 quận, huyện, thị xã đã đăng ký thực hiện xã, phường PHVTE với 571/584 xã, phường, thị trấn đăng ký đạt xã, phường, thị trấn PHVTE trong năm 2019.


Kết quả đáng ghi nhận


Sau gần 5 tháng thực hiện, đến cuối năm 2019, kết quả về 13 tiêu chí theo quy định xã, phường PHVTE đạt được như sau:


Tiêu chí 1: Nguồn lực thực hiện quyền trẻ em


Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều đã bố trí kinh phí cho công tác trẻ em (2.688 triệu đồng). Có xã chưa bố trí được kinh phí thì vận dụng từ nguồn xã hội hóa. Vì vậy, số xã, phường đạt được điểm tối đa ở tiêu chí này còn ít (323/584 xã, phường đạt điểm tối đa, chiếm tỷ lệ 55,3%).


Tiêu chí 2: Trẻ em khai sinh đúng qui định


Tỷ lệ trẻ em khai sinh đúng hạn toàn thành phố đạt tỷ lệ 91,3%. 463/584 xã, phường, thị trấn đạt điểm tối đa ở tiêu chí này.


Tiêu chí 3: Trẻ em bị xâm hại


Tại các xã, phường, thị trấn, công tác can thiệp, trợ giúp trẻ em bị xâm hại được thực hiện tốt, trẻ em trong các vụ việc đều được tư vấn, can thiệp, hỗ trợ để ổn định tâm lý hòa nhập cộng đồng. Chính vì vậy, mà số xã, phường, thị trấn đạt điểm tối đa ở tiêu chí này đạt cao, có 507/584 xã phường đạt điểm tối đa (86.8%).


Tiêu chí 4: Trẻ em vi phạm pháp luật, nghiện ma túy


Số xã, phường, thị trấn thực hiện tiêu chí này rất tốt. Có 579/584 xã, phường, thị trấn đạt điểm tối đa (99,1%).


Tiêu chí 5: Trẻ em bị tai nạn, thương tích


Tại các địa phương, công tác phòng chống tai nạn thương tích được đẩy mạnh nên đã giảm thiểu số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, đặc biệt là tử vong do đuối nước (có 34 trẻ em tử vong do đuối nước - giảm 7 em với cùng kỳ năm 2018). Tuy nhiên, do có sự thay đổi về thang điểm chấm đối với xã, phường, thị trấn có trẻ em bị tử vong nên có 458/584 xã, phường đạt điểm tối đa và có 50/584 xã, phường bị điểm tối thiểu (bị 0 điểm).


Tiêu chí 6: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp


Có 99,5% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc trợ giúp với các hình thức như hưởng trợ cấp hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, được tư vấn, hỗ trợ pháp lý và tiếp cận các dịch vụ bảo vệ theo quy định. Các em còn được nhận quà, nhận học bổng vào dịp Tết, Tháng Hành động vì trẻ em với tổng trị giá 47.4 tỷ đồng. 100% trẻ em bị bỏ rơi và xâm hại đều được can thiệp, hỗ trợ. Mặc dù tỷ lệ trẻ em được chăm sóc, trợ giúp cao, nhưng số xã, phường đạt điểm tối đa ở tiêu chí này còn thấp, có 442/584 xã, phường đạt điểm tối đa.


Tiêu chí 7: Trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng


Tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi toàn thành phố đạt 92,5%. Số xã, phường, thị trấn đạt điểm tối đa ở tiêu chí này là 477/584 xã, phường (81.6%)



Tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi toàn thành phố Hà Nội đạt 92,5%.

 

Tiêu chí 8: Trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi


Toàn thành phố có 455/584 xã, phường đạt điểm tối đa ở tiêu chí này (chiếm 77.9%).


Tiêu chí 9: Trẻ em được khám sức khỏe định kỳ


Có 497/584 xã, phường đạt điểm tối đa ở tiêu chí này (chiếm tỷ lệ 85,1%).


Tiêu chí 10: Trẻ em đến trường, lớp mầm non


Tại các địa phương, công tác phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi được đảm bảo và đạt tỷ lệ 100%. Riêng đối với nhóm trẻ dưới 5 tuổi thì ở nhiều xã ngoại thành chưa đạt, vì vậy số xã, phường đạt điểm tối đa ở tiêu chí này thấp, có 330/584 xã, phường đạt điểm tối đa (chiếm tỷ lệ 56.5%).


Tiêu chí 11: Trẻ em được thực hiện quyền tham gia của trẻ em


Nhiều địa phương đã quan tâm các hoạt động của trẻ em như tổ chức diễn đàn trẻ em, tổ chức các câu lạc bộ, các nhóm trẻ em… Tuy nhiên số lượng các hoạt động và số trẻ em tham gia vào các hoạt động này chưa nhiều, vì vậy số xã phường đạt điểm tối đa ở tiêu chí này còn thấp, có 271/584 xã phường đạt điểm tối đa (chiếm tỷ lệ 46.4%).


Tiêu chí 12: Hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể dục, thể thao dành cho trẻ em


Các địa phương đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa điểm vui chơi tại cộng đồng, song các điểm này vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em ở một thành phố có nhiều trẻ em. Vì vậy, số xã, phường đạt được điểm tối đa ở tiêu chí này đang ở mức thấp, có 361/584 xã, phường đạt điểm tối đa (chiếm tỷ lệ 61,8%).


Như vậy, trong năm 2019, Thành phố Hà Nội triển khai và thực hiện việc xây dựng xã, phường PHVTE đã được thực hiện kịp thời, nghiêm túc. Nhiều tiêu chí của Quyết định 06 đạt kết quả cao hơn so với năm trước. Tuy nhiên, do quy định mới của Quyết định số 06 với việc đưa ra điểm liệt đối với tiêu chí số 3 (xâm hại trẻ em) và số tiêu chí số 5 (tai nạn thương tích trẻ em) nên số xã, phường, thị trấn được công nhận xã, phường PHVTE năm 2019 chỉ là 520/584 (trong khi trên thực tế số xã phường có tổng điểm từ 850 điểm trở lên là 557/584 xã, phường).

Lê Kim Ngân/TC GĐ&TE

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

4 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...