THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 05:07

Hai bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo RAPID trong điều trị đột quỵ

22/06/2019 | 11:40

Các bác sĩ BV 115 và BV Gia An 115 giới thiệu ứng dụng phần mềm RAPID trong điều trị đột quị và 6 bệnh nhân đầu tiên đã được điều trị sau khi phần mềm được lắp đặt

TS BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 - Chủ tịch Hội đột quỵ TP.HCM cho biết “Với những bệnh nhân bị đột quỵ, bên cạnh những tổn thương đã xác định rõ sẽ có những vùng có nguy cơ tổn thương, có nguy cơ hoại tử trong những giờ tiếp theo sẽ khó xác định được bằng phương pháp hình ảnh học thông thường, phần mềm trí tuệ nhân tạo RAPID phát triển bởi Đại học Standfort Hoa Kỳ sẽ giúp hỗ trợ khó khăn này. Nếu như trước đây can thiệp nhồi máu não “giờ vàng" chỉ trong 6 giờ đầu, phần mềm RAPID cho phép mở rộng cửa sổ điều trị lên đến 24 giờ. Cơ hội cứu sống bệnh nhân được nhiều hơn (theo số liệu công bố 100 ca áp dụng phần mềm RAPID có thể điều trị thành công 49 ca, nhưng không có phần mềm chỉ 19 ca).
 
Với sự phối hợp lắp đặt và triển khai phần mềm trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam (hiện Đông Nam Á mới có 3 nước được áp dụng gồm Indonesia và Thái Lan, Việt Nam) sẽ mở ra cơ hội điều trị lên đến 24 giờ cho bệnh nhân đột quị. Các trường hợp trước đây như bệnh nhân bị liệt sau khi ngủ dậy, bệnh viện 115 ( dù là bệnh viện hàng đầu nổi tiếng trong điều trị đột quỵ - đơn vị đầu tiên của châu Á được trao chứng nhận Chất lượng Điều trị vàng của Hội Đột quỵ châu Âu) cũng khó chữa trị cho bệnh nhân vì không biết bệnh nhân bị đột quị khi nào, thì nay với phần mềm trí tuệ nhân tạo RAPID, các bác sĩ sẽ dễ tìm ra các tổn thương não và điều trị.  
 
Tuy nhiên, TS.BS Nguyễn Huy Thắng cũng khuyến cáo, tuy với phần mềm RAPID có thể cho phép mở rộng cửa sổ điều trị lên đến 24 giờ, mở thêm nhiều hy vọng cho bệnh nhân nhưng bệnh nhân có biểu hiện đột quỵ được điều trị càng sớm kết quả càng cao. Kết quả thành công điều trị cho bệnh nhân sau 1 giờ bệnh nhân có biểu hiện đột quỵ khả quan hơn với 5 giờ, 10 giờ, 23 giờ, vì vậy với những trường hợp có biểu hiện đột quỵ cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
 
Theo TS.BS Nguyễn Huy Thắng, năm 2018 Khoa Bệnh lý mạch náu não điều trị khoảng hơn 12.000 bệnh nhân đột quỵ và các khoa khác tại Bệnh viện Nhân dân 115 điều trị khoảng 5.000 bệnh nhân bị đột quỵ.
 

Can Khương/GĐ&TE

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.