THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 08:44

Hiểm họa nhiễm độc chì từ đồ chơi trẻ em

09/12/2021 | 20:29
Có mối liên quan tỷ lệ nghịch giữa chỉ số thông minh của trẻ em và nồng độ chì trong máu. Ngộ độc chì ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển trí tuệ cũng như thể chất của trẻ.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Gần 1/3 trẻ em trên thế giới bị ngộ độc chì

Báo cáo đầu tiên về nhiễm độc chì ở trẻ em do UNICEF và Pure Earth công bố trong năm 2020 cho biết, gần 1/3 trẻ em, tức là khoảng 800 triệu trẻ em trên toàn thế giới có mức chì trong máu bằng hoặc trên 5 microgam/deciliter (µg/dL), đây là mức độ cần phải có các hành động can thiệp. Gần một nửa số trẻ em này sống ở Nam Á.

Nồng độ chì trong máu bằng hoặc trên 5 microgam/deciliter (µg/dL) là mức độ mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ tuyên bố cần có sự can thiệp và đây cũng là mức độ mà Tổ chức Y tế Thế giới cho biết có thể liên quan đến việc giảm trí thông minh ở trẻ em, khiến trẻ em gặp các vấn đề hành vi và khó khăn trong học tập.

Các nguồn tiếp xúc với chì ở trẻ em bao gồm chì trong nước từ việc sử dụng ống dẫn nước có chì; chì từ ngành công nghiệp đang hoạt động như khai thác và tái chế pin; sơn và bột màu có chì; xăng pha chì; hàn chì trong thực phẩm đóng hộp và chì có trong gia vị, mỹ phẩm, thuốc bổ, đồ chơi và các sản phẩm tiêu dùng khác. Cha mẹ làm việc liên quan đến chì thường mang bụi bẩn về nhà trên quần áo, tóc, tay và giày, do đó vô tình khiến con họ bị nhiễm độc tố.

Ðặc biệt, mối nguy hiểm tới sức khỏe trẻ em do phơi nhiễm với chì từ đồ chơi đã được nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra. Chì có trong đồ chơi trẻ em sử dụng sơn màu hoặc trong chất liệu nhựa làm đồ chơi. Nhựa càng có màu sặc sỡ thì nguy cơ chứa chì càng cao.

Chì trong nhựa và sơn không nhận biết được bằng mắt thường vì không có mùi. Trẻ nhỏ, nhất là trẻ trong giai đoạn mầm non thường hiếu động, nhiều trẻ có thói quen ngậm, cắn đồ chơi, điều này làm gia tăng nguy cơ ngộ độc chì.

Nhiễm độc chì ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Theo báo cáo của UNICEF và Pure Earth, chì là một chất độc thần kinh mạnh gây ra tác hại không thể khắc phục đối với não của trẻ em. Chì đặc biệt tàn phá đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi, vì chì gây tổn hại cho bộ não của trẻ trước khi trẻ có cơ hội phát triển đầy đủ, khiến trẻ bị suy giảm hệ thần thần kinh, nhận thức và thể chất suốt đời.

Phơi nhiễm chì ở trẻ em cũng liên quan đến sức khỏe tâm thần, các vấn đề hành vi, gia tăng tội phạm và bạo lực. Trẻ lớn hơn thì gánh chịu các hậu quả nghiêm trọng như tăng nguy cơ tổn thương thận và các bệnh tim mạch trong cuộc sống tương lai.

Chì cũng có thể ảnh hưởng tới thai nhi, làm chậm phát triển thai, dị dạng thai, rút ngắn thời gian mang thai, tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non.

ThS. BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, nhiễm độc chì có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ em như gây teo não, yếu cơ, liệt cơ, ảnh hưởng nội tiết, tim mạch.

Dù bị phơi nhiễm với nồng độ chì ở mức thấp hay cực kỳ thấp thì chì đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nói riêng và mọi người nói chung.

Ðối với trẻ em, mức hấp thụ chì nhanh và cao gấp 3-4 lần người lớn. Chì tích tụ ở xương, kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D gây cản trở chuyển hóa canxi, gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên. Ðặc biệt, chì gây tác động mãn tính tới phát triển trí tuệ. Ngộ độc chì còn gây ra biến chứng viêm não ở trẻ em. Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến, nếu nặng có thể gây tử vong.

Cần dạy trẻ không được cho đồ chơi vào miệng. Nhắc trẻ rửa tay sau khi chơi đồ chơi.

Cần dạy trẻ không được cho đồ chơi vào miệng. Nhắc trẻ rửa tay sau khi chơi đồ chơi.

Phòng chống ngộ độc chì cho trẻ em

Theo Ths. BS Nguyễn Trung Nguyên, biểu hiện ngộ độc chì có thể giống với nhiều bệnh khác, ví dụ: nặng thì có thể hôn mê, co giật giống như viêm màng não, viêm não, hoặc thiếu máu không rõ nguyên nhân, hoặc chậm phát triển thể chất, tinh thần giống các bệnh về thần kinh, tâm thần… Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp ngộ độc chì chỉ biểu hiện ở mức độ kín đáo. Với khả năng nhận biết của cộng đồng và ngay cả với nhân viên y tế, bác sĩ khi khám bệnh bằng các phương pháp thông thường cũng khó phát hiện ra biểu hiện nhiễm độc chì, trừ khi dùng phương pháp xét nghiệm chì trong máu.

Ðể chẩn đoán sớm ngộ độc chì, các bậc cha mẹ không nên đợi đến khi trẻ có biểu hiện nhiễm độc chì rõ ràng mà phải kiểm tra tất cả các sản phẩm có chứa chì trong gia đình như: thuốc cam không rõ nguồn gốc, các đồ chơi được phủ sơn màu, ai đó làm nghề sản xuất ắc quy, sửa chữa ắc quy, khai thác quặng chì, thiếc…

Ðể phòng chống ngộ độc chì từ các món đồ chơi cho trẻ em, phụ huynh chỉ nên mua các món đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem kiểm định chất lượng. Tốt nhất, nên hạn chế các món đồ chơi sử dụng sơn hoặc các sản phẩm nhựa màu sắc sặc sỡ.

Cần dạy trẻ không được cho đồ chơi vào miệng ngậm, cắn. Nhắc trẻ rửa tay sau khi chơi đồ chơi.

Nếu bạn nghi ngờ con đã tiếp xúc với một món đồ chơi có chứa chì, nên loại bỏ đồ chơi đó ngay lập tức. Nhiễm độc chì ở liều lượng thấp thường không có triệu chứng rõ ràng. Cách duy nhất để biết trẻ có bị nhiễm độc chì hay không là làm xét nghiệm nồng độ chì trong máu. Cha mẹ có thể đưa trẻ đến Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai hoặc Bệnh viện Nhi Trung ương để được kiểm tra.

Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) được thực hiện vào năm 2019:

- 40% (6/15) mẫu sơn lấy tại các trường mầm non và hộ gia đình chứa chì vượt tiêu chuẩn an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy hại. Nồng độ chì trung bình trong các mẫu này là 541.27mg/kg (thấp nhất là 390.19 và cao nhất là 852.05). Trong đó, các mẫu sơn màu nóng như đỏ, vàng có hàm lượng chì vượt cao hơn các mẫu sơn màu xanh.

- 37.5% (6/16) mẫu đồ chơi tại các trường mầm non có chứa chì với hàm lượng trung bình là 2207,83 ppm (thấp nhất là 193 ppm, cao nhất là 4895 ppm); trong số các mẫu có chứa chì, các mẫu đồ chơi bằng gỗ phủ sơn chiếm 4/6 mẫu, các mẫu đồ chơi nhựa 2/6 mẫu.

Phương Anh
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Nỗi đau “vô hình” – Nhận diện và ứng phó với Bạo lực tinh thần

Nỗi đau “vô hình” – Nhận diện và ứng phó với Bạo lực tinh thần

2 năm trước

Sự kiện truyền thông với chủ đề: “Nỗi đau “vô hình” – Nhận diện và ứng phó với Bạo lực tinh thần, Hành động ngay để bảo vệ bạn và gia đình” do Trung tâm Phụ nữ và Phát...
Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc

2 năm trước

Thực hiện Chương trình công tác năm 2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về Kế hoạch xây dựng tài liệu hướng dẫn những nội dung liên quan tới quấy rối tình dục tại nơi làm...
Từ 13/12, các trường THPT trên địa bàn Thừa Thiên Huế tổ chức dạy học trực tiếp

Từ 13/12, các trường THPT trên địa bàn Thừa Thiên Huế tổ chức dạy học trực tiếp

2 năm trước

Tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất cho tất cả các Trường THPT trên địa bàn được tổ chức dạy học trực tiếp bình thường từ ngày 13/12; Đối với các Trường THCS đã tổ chức tiêm...