THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 08:25

Hiểu đúng về kỷ luật tích cực

02/10/2022 | 15:55
Kỷ luật và trừng phạt có giống nhau không? Nhiều người thường sử dụng hai thuật ngữ này thay thế cho nhau, tuy nhiên, giữa chúng có sự khác biệt. Kỷ luật là cách để dạy trẻ tuân theo các quy tắc hoặc điều chỉnh những hành vi chưa phù hợp.
Trừng phạt để ngăn chặn hành vi của trẻ ngay lập tức. Tuy nhiên, biện pháp này không có khả năng thay đổi hành vi của trẻ về lâu dài.

Trừng phạt để ngăn chặn hành vi của trẻ ngay lập tức. Tuy nhiên, biện pháp này không có khả năng thay đổi hành vi của trẻ về lâu dài.

Phân biệt kỷ luật tích cực và trừng phạt

Kỷ luật có thể chia làm hai loại: kỷ luật tích cực và kỷ luật tiêu cực. Kỷ luật và trừng phạt đều được dùng để dạy trẻ em tuân theo các quy tắc, nhưng chỉ có kỷ luật tích cực mới có khả năng dạy trẻ cách điều chỉnh những hành vi sai trái của mình. 

Kỷ luật tích cực nhằm điều chỉnh hành vi

Kỷ luật tích cực không khuyến khích những hành vi sai trái mà dạy trẻ biết lường trước hậu quả và nâng cao tinh thần trách nhiệm. Nó giúp trẻ nhận thức được có một mối liên hệ giữa những gì chúng làm và những gì xảy ra tiếp theo - hệ quả tự nhiên và hệ quả logic. Ðiều này giúp trẻ học cách sửa chữa và thay đổi hành vi sao cho phù hợp và đúng đắn. Giáo dục kỷ luật tích cực hiệu quả hơn là trừng phạt.

Trừng phạt nhằm mục đích ngăn chặn hành vi

Trừng phạt có trừng phạt thân thể và trừng phạt tinh thần. Trừng phạt thân thể là một hành vi bạo lực, còn trừng phạt tinh thần là một hình thức kỷ luật tiêu cực. Nó thường được sử dụng để loại bỏ hoặc kết thúc một hành vi.

Khi trẻ làm loạn hoặc không tuân theo các quy tắc của bạn, bạn có thể dùng các hình thức trừng phạt để ngăn chặn trẻ ngay lập tức. Ðó là một phản ứng phổ biến khi bạn cảm thấy tức giận hoặc chỉ đơn giản là chán nản. Tuy nhiên, biện pháp này không có khả năng thay đổi hành vi của trẻ về lâu dài. Sau một thời gian, trẻ có thể lặp lại hành vi sai trái này.

Làm thế nào để phân biệt đâu là kỷ luật tích cực và đâu là trừng phạt?

Hãy thử phân tích tình huống sau.

Bé Gia Huy và Bảo Tiên tranh giành nhau bút chì màu suốt cả buổi chiều. Ðứa nọ giằng của đứa kia và cả hai bắt đầu la hét. Là phụ huynh, bạn có thể nói: “Hai đứa dừng lại ngay! Hôm nay, cả hai sẽ không được phép ra ngoài chơi nữa!”. Ðó là trừng phạt. Nó có thể ngăn chặn hai đứa trẻ tranh giành nhau ngay lúc này, nhưng không dạy cho Gia Huy và Bảo Tiên những kỹ năng các con cần có để đưa ra một quyết định tốt hơn trong lần tranh cãi tới.

Khi áp dụng kỷ luật tích cực, bạn có thể nói: “Ðưa cho bố/ mẹ những cây bút chì màu. Nếu các con không nhường nhịn nhau thì sẽ không ai được dùng bút chì màu lúc này nữa”. Như vậy trẻ sẽ biết rằng, việc tranh giành đồ của nhau sẽ dẫn đến hậu quả không ai được chơi nữa, nếu trẻ thay đổi hành vi của mình: biết chia sẻ và nhường nhịn thì cả hai sẽ được tiếp tục chơi cùng nhau.

Với kỷ luật tích cực, các bậc phụ huynh không chỉ giúp trẻ ngưng các hành vi sai trái mà bạn còn dạy cho trẻ cách ứng xử sao cho hợp lý, hợp tình vào lần sau - và bất cứ khi nào nảy sinh bất đồng.

Kỷ luật là cách để dạy trẻ tuân theo các quy tắc hoặc điều chỉnh những hành vi chưa phù hợp.

Kỷ luật là cách để dạy trẻ tuân theo các quy tắc hoặc điều chỉnh những hành vi chưa phù hợp.

Làm thế nào để áp dụng kỷ luật tích cực trong giáo dục trẻ?

Chia sẻ tại Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Giáo sư Lucie Cluver, Giảng viên Công tác xã hội với Trẻ em và Gia đình tại Ðại học Oxford, đồng thời là mẹ của hai cậu con trai nhỏ cho biết, các bằng chứng đã chỉ rõ: quát mắng hay đánh con không có tác dụng mà lợi bất cập hại về lâu dài. Việc đánh mắng liên tục thậm chí có thể để lại ảnh hưởng bất lợi kéo dài suốt cuộc đời của trẻ. “Căng thẳng độc hại” liên tục gây ra từ việc bị đánh mắng như vậy có thể dẫn đến một loạt hậu quả như xác suất bỏ học, mắc bệnh trầm cảm, sử dụng ma túy, tự tử và mắc bệnh tim cao hơn.

Thay vì tập trung vào hình phạt và những điều con không được làm, phương pháp kỷ luật tích cực đặt trọng tâm vào việc phát triển mối quan hệ lành mạnh với con cái và đặt ra kỳ vọng về hành vi của trẻ. Tin vui cho các bậc cha mẹ là phương pháp này có tác dụng và sau đây là cách áp dụng trong thực tế:

1. Lên kế hoạch có thời gian riêng với con

Thời gian riêng rất quan trọng trong việc xây dựng một mối quan hệ tốt, đặc biệt với con. “Có thể là 20 phút mỗi ngày. Hoặc thậm chí là 5 phút. Bạn có thể kết hợp khoảng thời gian đó với những việc khác như cùng con vừa rửa bát vừa hát hoặc vừa trò chuyện vừa phơi quần áo” - Giáo sư Cluver chia sẻ. “Ðiều quan trọng là bạn tập trung vào con mình. Hãy tắt tivi, tắt điện thoại, ngồi ngang tầm mắt con và chỉ có bạn và con”.

2. Khen ngợi điểm tốt

Càng được khen thì trẻ càng phát huy. Những lời khen sẽ khiến trẻ cảm thấy mình đặc biệt và được yêu thương. “Hãy để ý khi con bạn làm điều gì đó tốt và khen ngợi con, ngay cả khi con chỉ dành 5 phút để chơi với em” - Giáo sư Cluver khuyên. “Việc này có thể khuyến khích con có những hành vi tốt và hạn chế việc phải dùng đến kỷ luật.”

3. Ðặt ra kỳ vọng rõ ràng

“Nói với con chính xác những gì bạn muốn con làm sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc bảo con không được làm gì”, “Khi bạn yêu cầu con không được bừa bộn hay phải ngoan, con sẽ không thực sự hiểu mình được yêu cầu phải làm gì” - Giáo sư Cluver chia sẻ. Những yêu cầu rõ ràng như: “Con hãy nhặt đồ chơi và cất vào hộp nhé” sẽ đặt ra kỳ vọng rõ ràng và tăng xác suất con sẽ làm theo những gì bạn bảo.

Nhưng bạn cũng cần đặt ra những kỳ vọng khả thi. Yêu cầu con im lặng cả ngày có thể sẽ không khả thi bằng yêu cầu con im lặng 10 phút để bạn nghe điện thoại. Bạn biết khả năng của con mình đến đâu, nhưng nếu bạn yêu cầu con những điều không thể thì con chắc chắn sẽ không làm được.

4. Ðánh lạc hướng một cách sáng tạo

Theo Giáo sư Cluver, khi con bạn khó bảo, việc đánh lạc hướng con bằng một hoạt động tích cực hơn có thể là một cách hữu ích. Khi bạn đánh lạc hướng con sang một điều gì đó khác - bằng cách thay đổi chủ đề, giới thiệu một trò chơi, dẫn con sang phòng khác hoặc đi dạo, bạn có thể chuyển hướng năng lượng của con sang những hành vi tích cực hơn.

Việc căn thời điểm cũng rất quan trọng. Ðể đánh lạc hướng, bạn cũng cần nhận ra khi nào mọi việc sắp diễn ra không như ý muốn và hành động. Lưu ý đến thời điểm con bạn bắt đầu trở nên cáu kỉnh, khó bảo hoặc khó chịu, hoặc khi hai đứa con cùng nhìn vào một món đồ chơi, có thể giúp bạn nhận biết một sự cố tiềm ẩn trước khi nó kịp xảy ra.

5. Cho trẻ thấy hậu quả một cách bình tĩnh

Một phần của quá trình trưởng thành chính là học được rằng hành động có thể dẫn đến hệ quả. Giải thích điều này cho con bạn là một cách đơn giản để vừa khuyến khích con có những hành vi tốt hơn, vừa dạy con về tinh thần trách nhiệm.

Cho con cơ hội làm điều đúng đắn bằng cách giải thích về hậu quả mà hành vi không tốt do con gây ra. Ví dụ, nếu bạn muốn con ngừng vẽ nguệch ngoạc lên tường, bạn có thể yêu cầu con dừng lại, nếu không bạn sẽ không cho con chơi nữa. Ðây là một lời cảnh cáo đối với con và cũng là một cơ hội để con thay đổi hành vi của mình. Nếu con không dừng lại, hãy cho trẻ thấy hậu quả một cách bình tĩnh và không biểu lộ sự tức giận.

Minh Thư
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Học bổng dành cho thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á 2023

Học bổng dành cho thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á 2023

1 năm trước

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam đang tìm kiếm ứng viên cho Chương trình học bổng YSEALI dành cho thủ lĩnh trẻ mùa xuân 2023, chủ đề Thúc đẩy tinh thần công dân tích cực, chủ đề...
Sửa đổi thông tư quy định hoạt động của hội cha mẹ học sinh cần cân nhắc thấu đáo

Sửa đổi thông tư quy định hoạt động của hội cha mẹ học sinh cần cân nhắc thấu đáo

1 năm trước

Trao đổi tại hội nghị tiếp xúc cử tri huyện Thanh Oai, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, về quy chế hoạt động của hội cha mẹ học sinh là vấn đề rất nhạy cảm. Bộ GD&ĐT...
Cách xếp lương viên chức ngành thông tin và truyền thông

Cách xếp lương viên chức ngành thông tin và truyền thông

1 năm trước

Từ ngày 10/10/2022, Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức có hiệu lực sẽ áp dụng cách xếp lương của viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch...
Những lớp học xanh từ vật liệu tái chế

Những lớp học xanh từ vật liệu tái chế

1 năm trước

Sử dụng vật liệu tái chế để xây dựng trường học và các công trình phụ trợ đang là xu hướng tại nhiều địa phương trên cả nước. Không chỉ giúp bảo vệ môi trường khỏi sự ô...