THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 06:00

Hiểu về đặc điểm tâm lý tội phạm bạo hành và xâm hại trẻ em để giúp trẻ phòng, chống

02/12/2022 | 15:29
Ai cũng nghĩ trẻ em sẽ được yêu thương và an toàn trong vòng tay của cha mẹ, nhưng sự thật, nhiều em bị bạo hành và xâm hại dã man bởi chính những người thân thiết nhất trong gia đình.

Để tìm hiểu về đặc điểm tâm lý những tội phạm bạo hành và xâm hại trẻ em, phóng viên Vì trẻ em đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Bá Đạt, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

TS. Nguyễn Bá Đạt, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

TS. Nguyễn Bá Đạt, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đặc điểm tâm lý tội phạm bạo hành, xâm hại trẻ em

Theo TS. Tâm lý Nguyễn Bá Ðạt, những tội phạm có các hành vi bạo lực, xâm hại với trẻ em có thể tuổi ấu thơ những cá nhân đó đã từng chứng kiến hoặc trải nghiệm các hành vi bạo lực, xâm hại, nên có suy nghĩ và niềm tin rằng, bạo lực có thể giải quyết các mâu thuẫn và xung đột.

Khi bản thân từng chịu những hành vi bị bạo lực, xâm hại hồi nhỏ, đứng trước các hoàn cảnh khác nhau, họ sẽ có xu hướng trừng phạt, tấn công và có các hành vi xâm hại đến thể chất cũng như tinh thần đối với trẻ em.

Tuy nhiên, không phải ai từng bị bạo lực cũng sẽ gây ra bạo lực. Vấn đề bạo hành và xâm hại trẻ em chủ yếu đến từ nhận thức sai lầm về pháp luật, đặc biệt là về quyền của trẻ em. Rất nhiều người chưa hiểu và nắm rõ các quyền của trẻ em.

Ngoài ra, dưới góc độ tâm lý, sở dĩ trẻ em là đối tượng bị nhiều người bạo hành và xâm hại là do các em ở vị thế thấp hơn, không có khả năng chống cự và tự bảo vệ bản thân, các em chỉ có thể chịu trận - đây là điều kiện thuận lợi để tội phạm bạo hành và xâm hại trẻ em có cơ hội phát triển. Do vậy, chúng ta cần có những chính sách, hoạt động và biện pháp cụ thể để bảo vệ trẻ em tránh bị xâm hại, chịu đựng hành vi bạo lực của người lớn. Và trong nhiều trường hợp, người lớn do không kiểm soát được cảm xúc, do mất lý trí nên không thể dừng được hành vi đánh đập trẻ, xâm hại trẻ một cách nhẫn tâm.

Cha mẹ có thể làm gì để ngăn chặn các hành vi bạo hành trẻ em?

Khả năng tự bảo vệ và lên tiếng về hành vi xâm hại của người lớn với bản thân rất là thấp, bởi trẻ em sợ bị trả thù, bị đe dọa. Dưới góc nhìn của một chuyên gia tâm lý, TS. Tâm lý Nguyễn Bá Ðạt cho rằng, việc bảo vệ trẻ em, nhất là những trẻ nhỏ phụ thuộc phần lớn vào cộng đồng, người lớn, đặc biệt là người thân trong gia đình của trẻ. Các tổ chức, đoàn thể, tổ chức xã hội, địa phương, người dân cần lên tiếng mạnh mẽ và đồng bộ để tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ em. Khi cả cộng đồng cùng đồng thuận nói “KHÔNG” với bạo lực và mắng chửi trẻ em thì đó chính là một biện pháp phòng ngừa rất tốt.

Bênh cạnh đó, pháp luật cần xử phạt nghiêm minh những hành vi bạo hành và xâm hại trẻ em để răn đe và phòng ngừa.

Cha mẹ, người thân của trẻ phải luôn để mắt đến các tình huống có thể gây hại cho con như khi trẻ ở một mình, bởi người bạo hành, xâm hại trẻ em có thể là hàng xóm, người thân… Có rất nhiều nguy cơ trẻ bị bạo hành hay xâm hại tiềm ẩn, nên trước khi gửi con cho ai, bạn cần cân nhắc và đánh giá - người bạn gửi trông con có đáng tin cậy không, người này từng có tiền sử về bạo lực với trẻ em không…

Bạo hành trẻ em là một vấn đề nhức nhối trong xã hội và đang ngày càng gia tăng.

Bạo hành trẻ em là một vấn đề nhức nhối trong xã hội và đang ngày càng gia tăng.

Theo thống kê, trong năm 2021, có gần 2.000 vụ bạo hành trẻ em được ghi nhận, đặc biệt có tới 72,84% trẻ em Việt Nam đã từng bị bạo lực về thể chất từ chính những người thân trong gia đình (tăng 5,3% so với năm 2020). Theo đánh giá của UNICEF, tình trạng này cũng chịu ảnh hưởng của giai đoạn dịch Covid-19, khi trường học đóng cửa và các biện pháp hạn chế đi lại đã làm tăng thời gian trẻ em phải ở nhà. Đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trong năm 2021, hơn 507.800 cuộc gọi tới Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 được ghi nhận và riêng trong quý 1/2022, Tổng đài đã tiếp nhận 202.098 cuộc gọi đến; tư vấn 10.603 ca, tăng 3.333 ca tương ứng với 45,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Nỗi đau và tổn thương tâm lý của trẻ có thể hình thành từ những lời quát mắng, những hành động bạo lực xuất phát từ những cảm xúc tiêu cực của người lớn. Những tổn thương về thể xác và tinh thần từ tuổi thơ sẽ không chỉ dừng lại là nỗi đau của một đứa trẻ mà có thể tạo nên vòng lặp tiêu cực trong tương lai.

vu gia dinh
Thanh Huyền
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Liên ngành nỗ lực bảo vệ quyền trẻ em

Liên ngành nỗ lực bảo vệ quyền trẻ em

1 năm trước

Tại cuộc họp tổng kết công tác năm 2022 và triển khai công tác năm 2023 của Ủy ban Quốc gia về trẻ em (Ủy ban Quốc gia), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ghi...
Giá xăng giảm lần thứ 2 liên tiếp

Giá xăng giảm lần thứ 2 liên tiếp

1 năm trước

Từ 15 giờ ngày 1/12, xăng E5 RON92 giảm 992 đồng; xăng RON95-III giảm 1.083 đồng; dầu diesel giảm 1.588 đồng, dầu hỏa giảm 1.078 đồng và dầu mazut giảm 832 đồng/kg.
Đề nghị xử lý hành vi xâm hại trẻ em vụ 'Cháu bé lấy đồ bị chủ một shop đưa hình ảnh lên trên mạng xã hội không che mặt'

Đề nghị xử lý hành vi xâm hại trẻ em vụ "Cháu bé lấy đồ bị chủ một shop đưa hình ảnh lên trên mạng xã hội không che mặt"

1 năm trước

Tối 1/12, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk cho biết, đã có văn bản gửi UBND TP Buôn Ma Thuột đề nghị chỉ đạo kiểm tra, xử lý trường hợp trẻ em: "Cháu bé ăn cắp đồ bị chủ một shop đưa...
Đã tìm thấy thi thể nam sinh lớp 6 đuối nước ở biển Khánh Hòa

Đã tìm thấy thi thể nam sinh lớp 6 đuối nước ở biển Khánh Hòa

1 năm trước

Thi thể nam sinh lớp 6 ở Khánh Hòa bị sóng biển cuốn mất tích vào chiều 1/12 đã được tìm thấy.