THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 12:50

Hoạt động bảo vệ, chăm sóc đối tượng yếu thế tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội Thái Nguyên

09/12/2020 | 13:24
Nơi yêu thương đong đầy
 
Trung tâm Bảo trợ và CTXH tỉnh Thái Nguyên được thành lập ngày 12/9/2018 trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trung tâm CTXH và đi vào hoạt động từ ngày 1/10/2018. Hiện nay, có 72 đối tượng (ĐT) đang được chăm sóc nuôi dưỡng (CSND) tại Trung tâm, chủ yếu là người cao tuổi (NCT) cô đơn không nơi nương tựa, người khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi có HCĐB của tỉnh Thái Nguyên. Từ tháng 1- 9/2020, Trung tâm tiếp nhận 8 trường hợp gồm: 2 trẻ con phạm nhân Trại giam Phú Sơn 4, 1 trẻ 36 tháng tuổi là trẻ bị bỏ rơi, 4 ĐT là người già cô đơn không nơi nương tựa, 1 là ĐT lang thang bị thu gom. 
 
Để làm tốt công việc của mình, các cán bộ và nhân viên của Trung tâm đã không ngừng nâng cao kỹ năng CTXH trong quản lý, CSND ĐT kịp thời, sát sao, chu đáo và hiệu quả. Họ luôn gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của ĐT để kịp thời động viên tâm lý, đưa ra những cách thức chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng phù hợp. Tại đây, các cụ được CSND đến cuối đời. Trẻ em có HCĐB cũng được sống trong tình yêu thương của cán bộ, nhân viên, được nuôi dưỡng tốt, được cắp sách tới trường đến tuổi trưởng thành. Các em được học nghề, giới thiệu việc làm và hòa nhập vào cộng đồng. 


Cán bộ Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên đang chăm sóc trẻ có HCĐB tại Trung tâm. Ảnh: HCB
 
Thăm khu nhà ở của các em và các cụ, chúng tôi thấy những dãy giường kê gọn ghẽ, mỗi em và mỗi cụ đều có một ngăn tủ nhỏ đựng đồ dùng cá nhân và sách vở. Ngoài việc đi học ở trường, các em cũng được tham gia lao động, phụ bếp nấu ăn tập thể, giúp các mẹ chăm sóc người già đau yếu. Cán bộ Trung tâm đã phát huy vai trò của đội tự quản trong ĐT, động viên người khỏe giúp đỡ người yếu. Quản lý, giám sát và duy trì nếp vệ sinh ăn, ở sạch sẽ, ngăn nắp, dạy các em biết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao kỹ năng sống và bồi dưỡng lòng nhân ái. 
 
Triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian trẻ phải nghỉ học, Trung tâm đã tăng cường quản lý, giám sát trẻ học trực tuyến, thường xuyên giữ mối liên hệ giữa nhà trường và người giám hộ của trẻ để phối hợp quản lý, giáo dục trẻ, kịp thời chấn chỉnh khi các cháu vi phạm khuyết điểm; Duy trì hoạt động nuôi dạy trẻ em khuyết tật, trẻ em HIV/AIDS sau thời gian giãn cách xã hội như: hướng dẫn trẻ vệ sinh nội vụ, vệ sinh cá nhân; dạy múa, hát (3 buổi/tuần); dạy chữ (5 buổi/tuần); dạy Tiếng Anh cho trẻ ở lứa tuổi mầm non (1 buổi/tuần)… giúp trẻ được trang bị các kỹ năng phù hợp và tạo dựng môi trường hòa nhập cho trẻ. 
 
Trung tâm cũng bố trí khu vực cách ly để tiếp nhận, chăm sóc, phục vụ ĐT bảo vệ khẩn cấp; đo thân nhiệt hàng ngày cho cán bộ, viên chức… đảm bảo công tác phòng dịch đúng quy định. Trong đợt giãn cách xã hội, Trung tâm đã tiếp nhận 10 ĐT lang thang bảo vệ khẩn cấp; ĐT được cách ly tại khu vực cách ly của Trung tâm... Hiện đã xác minh thông tin và bàn giao ĐT về địa phương, sau khi hết thời gian thực hiện cách ly.
Trong việc chăm sóc sức khỏe ĐT, Trung tâm luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong mỗi bữa ăn (3 bữa/ngày) và lưu mẫu thực phẩm hàng ngày với thực đơn đa dạng, phù hợp khẩu vị. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán 2020, Tết Hàn thực 3/3, Trung tâm đã phối hợp với các phòng, ban làm bánh chưng, bánh trôi... Tổ chức cho đối tượng ăn Tết ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 và Quốc khánh 2/9/2020. Trung tâm còn phối hợp với đoàn tình nguyện của Câu lạc bộ Từ thiện Nhân Ái tổ chức thăm tặng quà, bữa ăn từ thiện vào ngày 24 hàng tháng. Chính vì thế, các cụ và các em ở đây đều khỏe mạnh và sống quây quần như một gia đình lớn. 
 
Trung tâm luôn luôn theo dõi sức khỏe; cập nhật, ghi chép sổ sách, lập hồ sơ bệnh án đầy đủ, đưa NCT bị huyết áp, tiểu đường và các cháu trẻ nhiễm HIV/AIDS thăm khám định kỳ… tại các bệnh viện; người bệnh nặng được cấp cứu kịp thời và chuyển tuyến trên điều trị. Đối với NCT, đặc biệt là các cụ già yếu phải phục vụ tại chỗ, nhân viên hộ lý, y tế thường trực chăm sóc, động viên, chia sẻ như người ruột thịt trong gia đình. Khi các cụ từ trần, Trung tâm cũng tổ chức mai táng đúng phong tục tập quán của địa phương và theo đúng chế độ của Nhà nước.
 
Theo chị Trương Minh Thu - Trưởng phòng Quản lý - CSND ĐT, ở đây ngoài những cháu khỏe mạnh còn có những trẻ khuyết tật. Chăm sóc trẻ bình thường đã khó, chăm những trẻ không nhận biết được gì còn khó khăn hơn. Mỗi lần cho trẻ ăn, vệ sinh, uống thuốc… là vô cùng vất vả. Nếu không đến với trẻ bằng tình yêu thương, chắc khó trụ lại ở nơi này. 
 
Bên cạnh việc nâng cao đời sống vật chất, Trung tâm luôn quan tâm chăm lo đời sống tinh thần cho các ĐT. Hàng tháng, Trung tâm tổ chức hoạt động nhóm cho NCT và trẻ mồ côi được vui chơi, sinh hoạt bổ ích qua nhiều hoạt động trải nghiệm, đi thăm quan… nhằm tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho ĐT. Qua đó, còn tăng khả năng tương tác và phát triển kỹ năng xã hội, giúp các em có HCĐB phát triển vận động, ngôn ngữ, tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề, hình thành tính mạnh dạn, hồn nhiên và biết lộc lộ cảm xúc với những người xung quanh... Để động viên các em, dịp hè vừa qua, Trung tâm đã tổ chức cho đoàn cán bộ và trẻ có HCĐB đi tham quan, nghỉ mát tại Sầm Sơn – Thanh Hóa. 
 
Trong 9 tháng, Trung tâm cũng giải quyết cho 48 lượt ĐT về thăm gia đình tại địa phương, đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định; tổ chức mừng thọ, tặng quà 10 cụ cao niên và bình xét, khen thưởng 10 ĐT chấp hành tốt nội quy và quy chế cơ quan, tích cực tham gia các hoạt động tập thể…,  nhằm động viên, khích lệ các cụ và các em trong cuộc sống. Trung tâm đã luôn trở thành địa chỉ thân thương, chốn đi về ấm áp tình thân của những con người có HCĐB. 


Cán bộ Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên đang chăm sóc cụ già cô đơn tại Trung tâm. Ảnh: HCB

 Một số vấn đề đặt ra và hướng phát triển trong thời gian tới

 Theo bà Phùng Thị Thơm - Phó Giám đốc Trung tâm, dù đạt được nhiều kết quả trong việc CSND các ĐT yếu thế, nhưng Trung tâm cũng gặp một số khó khăn bởi phần lớn trẻ có HCĐB tại Trung tâm đều ở tuổi vị thành niên, tâm lý có nhiều biến đổi, nhiều em khó bảo, cư xử cực đoan, không tuân thủ nội quy, quy định của Trung tâm. Có ĐT chưa thật sự đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau khiến các cán bộ chăm nuôi rất vất vả. Do đặc thù NCT tại Trung tâm đa số là người khuyết tật, sức khỏe yếu nên sự tham gia vào các hoạt động chung còn hạn chế.
 
Thời gian tới, Trung tâm sẽ nâng cao hiệu quả CTXH và kỹ năng quản lý, CSND ĐT. Nhất là việc duy trì các hoạt động chăm sóc thiếu niên nhi đồng: tích cực tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, tạo điều kiện cho các em học tập, vui chơi, giải trí lành mạnh và an toàn. Tổ chức tốt các phong trào thi đua, hưởng ứng phong trào xây dựng cơ quan chuẩn văn hóa; thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; giữ gìn cảnh quan môi trường, phòng làm việc, phòng ở của ĐT sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng...; thực hiện tốt phương án phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn về người và tài sản trong đơn vị. Đẩy mạnh hoạt động tự quản, giúp đỡ nhau trong đời sống sinh hoạt; tăng cường công tác quản lý, giáo dục ĐT; hạn chế thấp nhất ĐT vi phạm kỷ luật… Làm sao để khi bước chân vào Trung tâm, các ĐT thêm khỏe mạnh về thể chất, vui về tinh thần, không còn cảm giác tự ti, tủi thân và xác định gắn bó quãng đời còn lại của mình ở Trung tâm. Xây dựng một tập thể đoàn kết, yêu thương, giúp nhau vượt qua hoàn cảnh khó khăn, cùng nhau sống vui, sống khoẻ, sống có ích là mục tiêu hướng tới của Trung Tâm.
 

Thùy Dương/GĐTE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.