THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 06:19

Học cách trò chuyện trực tiếp cùng con

09/01/2022 | 14:59
Do nhịp sống bận rộn, không ít bậc cha mẹ quên mất việc trò chuyện trực tiếp cùng con thường xuyên. Với vài đoạn tin nhắn ngắn ngủi, những mệnh lệnh rõ ràng, cha mẹ đang dần mất kết nối cùng con cái. Chính từ đây, bất hòa đã nảy sinh trong các gia đình và đôi khi để lại hậu quả thương tâm.
pexels-ketut-subiyanto-4473774

Cha mẹ có đang sống cùng con?

Gần đây, vụ việc một bé trai tử vong do nhảy lầu khiến ai biết tin cũng cảm thấy đau xót, bàng hoàng. Chúng ta đau xót vì dù tuổi đời còn nhỏ nhưng bé đã vĩnh viễn rời bỏ cuộc sống, còn bàng hoàng khi biết nguyên nhân gây nên cái chết của bé một phần do áp lực học tập.

Nhắc lại câu chuyện buồn này không phải để chê trách gia đình hay nhà trường, nhưng dường như cả gia đình, nhà trường đều mải mê làm mọi việc vì tương lai của con song lại quên đi việc quan trọng nhất: thấu hiểu con.

Có một sự thật là ngoài nhu cầu được ăn, mặc, đến trường, và vui chơi giải trí thì trẻ còn cần được thấu hiểu. Ðể thấu hiểu con không quá khó, có thể chỉ cần cha mẹ dành thời gian trò chuyện trực tiếp cùng con. Tiếc thay, do nhiều yếu tố, việc giao tiếp giữa cha mẹ với con cái ngày nay dường như rất hạn chế.

Quan sát nếp sinh hoạt thường ngày ở các gia đình, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ, chúng ta sẽ nhận thấy tình trạng này. Gia đình chị Vi An (Thanh Xuân, Hà Nội) có thói quen trao đổi thông tin với nhau trong nhóm chat Zalo. Con cái hỏi gì sẽ nhận được những phản hồi ngắn gọn từ cha mẹ. Sau bữa cơm vội vàng, ai về phòng nấy. Nếu đột nhiên cần gì thì cha mẹ, con cái tiếp tục trao đổi với nhau trên Zalo - nhanh, tiện nhưng không cảm xúc!

Gia đình anh Năng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thì cập nhật tình hình sinh hoạt, học tập của con thông qua cô giúp việc. Do đặc thù công việc, anh chị thường xuyên phải đi công tác xa nhà nên thời gian dành cho con đã hiếm, trò chuyện trực tiếp cùng con lại càng khó hơn. Dần dần, con gái anh chị cũng quen với việc cha mẹ xa nhà thường xuyên. Cô bé cảm thấy dễ dàng tâm sự với cô giúp việc, chị gia sư hơn là cha mẹ đẻ của mình.

Với bạn nhỏ Ngọc Bích, việc gần gũi cha mẹ thật khó khăn. Cha mẹ luôn đề ra các mục tiêu, lập các kế hoạch chi tiết cho Bích. Bởi cha mẹ em tin rằng, đó là sự đầu tư tốt nhất cho con. Mỗi lần Bích định tâm sự điều gì thì cha mẹ lại nhắc em về những kì vọng hay sự “đầu tư” cho em. Bích không còn muốn trò chuyện với cha mẹ nữa, em thu mình vào thế giới Internet để kết nối với những người bạn qua mạng - dù xa lạ nhưng sẵn lòng lắng nghe em.

Cha mẹ cần học cách lắng nghe, trò chuyện để thấu hiểu con mình. Ảnh Xuân Quang

Cha mẹ cần học cách lắng nghe, trò chuyện để thấu hiểu con mình. Ảnh Xuân Quang

Ðừng để phát sinh hậu quả mới hỏi “Tại sao?”

Làm cha mẹ không hề dễ dàng, nhất là trong bối cảnh ngoài việc phải giải quyết áp lực sinh kế, cha mẹ cũng có những vấn đề của riêng mình. Tuy nhiên, làm cha, làm mẹ cũng là một niềm hạnh phúc. Ðặc biệt, là đến khi tuổi già xế bóng được thấy con cái khôn lớn, hiếu thảo và trở thành một công dân tử tế.

Quả ngọt không tự mọc, cũng không thể ép cho chín sớm mà cần thời gian chăm bón một cách bền bỉ. Vậy nên, cha mẹ cần học cách lắng nghe, trò chuyện để thấu hiểu con mình. Kinh nghiệm dân gian đã đúc kết “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, cha mẹ không thể vô tư nghĩ rằng mình sinh ra con là mình hoàn toàn hiểu con. Tính khí, tích cách và thiên hướng của mỗi đứa trẻ là hoàn toàn khác nhau, thời đại chúng sinh ra cũng khác so với thời đại mà cha mẹ trưởng thành. Cha mẹ không thể dùng kinh nghiệm bản thân để áp đặt lối sống lên con hay dùng kì vọng của mình để thúc ép con làm cho mình tự hào.

Các bậc phụ huynh cần nhìn vào sự thật: Trẻ là một cá thể cần được tôn trọng, hướng dẫn và thấu hiểu. Nếu nuôi dạy con với tâm thế của một nhà đầu tư, thì không ít bậc cha mẹ sẽ rơi vào tình trạng phá sản, tay trắng.

Mối quan hệ giữa cha mẹ với con là sự liên kết giữa người với người về mặt huyết thống. Do đó, cần những cuộc trò chuyện trực tiếp, thường xuyên để đôi bên lắng nghe tâm tư của nhau. Cha mẹ thường sẽ có nhiều điều muốn nói với con, nhưng đừng nói nhiều. Trước hết, nên để con nói, để con bày tỏ cách hiểu của con. Sau đó, từ từ cha mẹ hướng dẫn, phân tích, khuyên nhủ con hướng tới những điều tích cực.

Mọi nỗ lực đúng đắn cuối cùng đều được đền đáp xứng đáng. Cha mẹ đừng lơ là thiên chức cao quý mà tạo hóa ban cho mình, để rồi đến lúc con rời xa, hay giữ khoảng cách với mình hoặc gây ra tai họa mới hốt hoảng tự đặt ra câu hỏi: “Tại sao lại như thế? – lúc này, mọi sự hối hận cũng  đã muộn màng.

Trở thành người bạn lớn tuổi của con, sẵn lòng trò chuyện – đó vừa là vì con, cũng là vì chính bản thân mình.

Thực tế, nhiều cha mẹ vừa ít trò chuyện với con, vừa sử dụng những lời lẽ, ngôn ngữ chửi mắng vô cùng thô bạo. Bạo lực lời nói tuy không để lại thương tích trên cơ thể nhưng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, hậu quả có thể kéo dài cả đời. Để tránh bạo lực lời nói trong gia đình, cha mẹ cần tích cực trang bị kiến thức, thông tin và kĩ năng dạy con mà không dùng đến bạo lực.

Hoàng Nam
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Bạo lực tình dục ở trẻ em trai ít được quan tâm

Bạo lực tình dục ở trẻ em trai ít được quan tâm

2 năm trước

Trong khi vấn đề bóc lột tình dục đối với trẻ em gái nhận được rất nhiều sự quan tâm thì vấn đề bóc lột tình dục đối với trẻ em trai nhận được rất ít sự chú trọng và đầu...
Nỗi lo trẻ em ở những khu nhà trọ bị xâm hại

Nỗi lo trẻ em ở những khu nhà trọ bị xâm hại

2 năm trước

Nhiều cha mẹ ở khu nhà trọ thường không có thời gian quan tâm, chăm sóc, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho con. Thậm chí, bản thân họ cũng chưa nhận biết nguy cơ cũng như chưa thực...
Cần Thơ dự kiến cho học sinh THCS và THPT học trực tiếp từ 17/1

Cần Thơ dự kiến cho học sinh THCS và THPT học trực tiếp từ 17/1

2 năm trước

UBND TP. Cần Thơ đã có tờ trình gửi Thường trực Thành ủy về việc xin ý kiến thời gian cho trẻ mầm non, học tiểu học, THCS, THPT và học viên giáo dục thường xuyên trở lại trường học...