THỨ SÁU, NGÀY 19 THÁNG 04 NĂM 2024 07:31

Hội chứng trầm cảm sau sinh (PPD): Triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị

20/03/2019 | 08:08

Điều này thật dễ hiểu bởi cứ 7 sản phụ thì sẽ có 1 sản phụ rơi vào trạng thái cực đoan này khi mà người phụ nữ luôn phải tự mình sinh con, tự mình vượt qua mọi nỗi buồn chán, đối mặt với nhiều nỗi băn khoăn, lo lắng trong nhiều tuần liên tiếp. Thậm chí, điều tồi tệ hơn là những xúc cảm cực đoan này có thể trở thành chứng bệnh trầm cảm sau sinh (PPD). Trong khi hội chứng “baby blues” có thể nhanh chóng vượt qua thì hội chứng trầm cảm sau sinh lại kéo dài khá dai dẳng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của mọi “bà mẹ bỉm sữa”.

Vậy đâu mới là những dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của hội chứng trầm cảm sau sinh?

Theo báo cáo gần đây của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), có tới 20% sản phụ đã từng trải qua một hoặc nhiều dấu hiệu của hội chứng trầm cảm sau sinh. Cũng giống với mọi triệu chứng của các chứng bệnh trầm cảm khác, hội chứng trầm cảm sau sinh (PPD) thường được nhận biết với một vài biểu hiện sau :

• Sản phụ luôn cảm thấy suy sụp hoặc chán nản trong một thời gian dài.

• Họ cảm thấy xa cách và tách biệt hoàn toàn khỏi gia đình, bạn bè.

• Họ dần mất hứng thú với mọi hoạt động thường ngày (bao gồm cả chuyện chăn gối).

• Dễ thay đổi thói quen ăn uống và nghỉ ngơi.

• Sản phụ luôn cảm thấy mệt mỏi trong ngày, thậm chí luôn trong trạng thái tức giận hay cáu kỉnh.

• Dễ rơi vào trạng thái lo lắng, hoảng loạn với những suy nghĩ cực đoan.

Các triệu chứng trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện ngay trong tuần đầu hoặc có đôi khi, các sản phụ sẽ không thể nhận ra những triệu chứng này cho đến vài tháng kế tiếp. 

Nguyên nhân nào đã dẫn đến việc mắc phải hội chứng trầm cảm sau sinh?

Dưới đây là một số yếu tố có thể khiến các sản phụ dễ dàng rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh. Đặc biệt là đối với phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc phụ nữ có bệnh lý về thần kinh thường sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh (PPD) cao hơn so với thông thường. Nguyên nhân của hội chứng trầm cảm sau sinh thường bắt nguồn do :

• Thay đổi nội tiết tố sau khi sinh con.

• Các nguyên nhân tác động khiến sản phụ luôn trong trạng thái căng thẳng, bao gồm căng thẳng về vấn đề tài chính, việc thay đổi công việc, bệnh tật hoặc sự ra đi của người thân.

• Sự xáo trộn trong các mối quan hệ xã hội.

• Sản phụ buộc phải tự mình đối mặt với những khó khăn trong cách nuôi dạy và chăm sóc trẻ nhỏ.

• Có tiền sử bệnh lý gia đình liên quan đến các vấn đề thần kinh.

Hội chứng trầm cảm sau sinh có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả đối với phụ nữ lựa chọn phương pháp đẻ thường. Đặc biệt, việc bản thân người mẹ có tiền sử mắc bệnh trầm cảm càng làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cao sau sinh cao hơn so với thông thường.

Vì vậy, các bà mẹ nên lưu ý và thường xuyên hơn trong việc chia sẻ với bác sĩ những câu chuyện trong quá khứ về việc bản thân đã rơi vào trạng thái cực đoan này như thế nào. Với những biện pháp phòng ngừa đặc biệt, các “mẹ bỉm sữa” có thể làm giảm nguy cơ phát triển hội chứng trầm cảm sau sinh một cách hiệu quả nhất.

Trầm cảm sau sinh được điều trị như thế nào?

Nếu các sản phụ nhận ra rằng bản thân đang mắc phải chứng bệnh trầm cảm sau sinh thì đừng ngần ngại mà không liên hệ ngay với bác sĩ hay các chuyên gia tâm lý. Bác sĩ sẽ giúp các “bà mẹ bỉm sữa” đưa ra các phác đồ điều trị thích hợp hay đơn giản là chia sẻ một vài lời khuyên hữu ích để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Có một vài trường hợp hội chứng trầm cảm sau sinh sẽ tự động biến mất tuy nhiên, hầu hết các dấu hiệu của chứng bệnh này sẽ biến mất nhanh hơn với sự tích hợp giữa sử dụng thuốc và “liệu pháp nói chuyện”.

Thay đổi thói quen sống lành mạnh cũng có thể làm giảm nguy cơ lâm vào những xúc cảm cực đoan này :

• Các sản phụ nên ngủ đủ giấc.

• Hãy tự xây dựng chế độ luyện tập thích hợp.

• Cần có chế độ ăn uống hợp lý.

• Cùng nhau san sẻ những khó khăn, gánh nặng, và buồn phiền trong việc chăm sóc trẻ nhỏ với các thành viên khác trong gia đình.

Ngoài ra, một số bệnh viện đã nhanh chóng cung cấp hàng loạt các dịch vụ tiện ích nhằm chuẩn bị và hỗ trợ cho “công tác lần đầu làm mẹ”.

Để thích nghi với việc “lần đầu làm mẹ” sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi các “mẹ bỉm sữa” buộc phải làm quen với cách cân bằng giữa việc chăm sóc bản thân và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó là người mẹ phải tin tưởng rằng bản thân sẽ tốt hơn, và hãy luôn kiên nhẫn trong suốt quá trình trị liệu.

Trầm cảm sau sinh không phải là lỗi của bạn. Bởi lẽ đó, đừng chần chừ mỗi khi bạn muốn chia sẻ cảm xúc của bản thân với bác sĩ hay chuyên gia tâm lý. Hãy luôn luôn sống lạc quan và bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được những thay đổi tuy nhỏ bé nhưng có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống thường ngày của chính mình.

Hoàng Ngân/GĐTE-Nguồn: PSYCOM

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.