THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 12:50

Hội thảo Sức khỏe và An toàn thực phẩm 2018

09/09/2018 | 18:46

Tiêu thụ chất béo hợp lý trong chế độ dinh dưỡng, trong đó các chuyên gia khuyến nghị ưu tiên sử dụng dầu gạo để đảm bảo sức khỏe tim mạch cả gia đình. 

Dầu gạo được trích ly từ lớp vỏ cám của hạt gạo, là loại dầu ăn chứa nhiều dưỡng chất quý giá trong tự nhiên đặc biệt là Gamma-Oryzanol có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 4 lần vitamin E, giúp cơ thể giảm hấp thu cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và làm chậm quá trình lão hóa.
 
Ngoài ra, với khả năng chịu được nhiệt độ cao (điểm bốc khói của dầu) lên đến 240oC, cùng với mùi vị thanh nhẹ, dầu gạo đáp ứng nhiều hình thức nấu nướng và an toàn cho sức khỏe gia đình khi chế biến các món chiên, nướng ở nhiệt độ cao, giảm nguy cơ cháy khét, mang đến hương vị thơm ngon cho món ăn. 
 
Chất béo là một trong 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần ăn hằng ngày cho trẻ em và cả người trưởng thành. Chất béo bao gồm chất béo bão hòa và chất béo chưa bão hòa. Tiêu thụ thường xuyên nhiều chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ động vật sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và một số bệnh lý tim mạch khác. Nhưng ngược lại, nếu thay thế bằng chất béo chưa bão hòa có nhiều trong dầu của các loại hạt, dầu thực vật, cá hồi sẽ giúp cơ thể giảm lượng triglyceride trong máu, giúp ổn định huyết áp, nhịp tim, giảm lượng cholesterol xấu, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ và mắc phải các bệnh lý tim mạch, cải thiện khả năng tuần hoàn máu.
 

 
Các chuyên gia y tế tại hội thảo an toàn thực phẩm nói về tác dụng của dầu gạo và tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2018
 
 
Trong phần báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016, do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày trước Quốc hội ngày 5/6, đã có những báo cáo cảnh tỉnh về tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm được phản ánh là diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương. Theo đó:

Trung bình có 167,8 vụ/năm với hơn 5.000 người mắc/năm và khoảng 27 người chết do ngộ độc thực phẩm/năm.
 
Báo cáo của Quốc hội thông tin mỗi năm có khoảng 70.000 người chết vì bệnh ung thư và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn.
 
"Theo điều tra dịch tễ học của Hiệp hội ung thư thế giới thì có khoảng 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc thực phẩm không an toàn và có thể phòng được", ông Phan Xuân Dũng cho biết.
 
Tỷ lệ tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép là 8,47% đối với rau; kiểm tra đối với 54.750 lượt hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã phát hiện 9.056 hộ vi phạm (chiếm 16,54%); kiểm tra 2.064 đợt với 63.230 lượt cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc BVTV, phát hiện và xử lý trên 7.434 cơ sở vi phạm (chiếm 11,7%). 
 
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đối với phụ nữ nói riêng và cộng đồng nói chung, Ngành Y tế và các ngành liên quan đã phối hợp cùng nhau tổ chức các hội thảo, các lớp tập huấn kiến thức về phòng chống dịch bệnh, thực hiện VSATTP nhằm mang đến cho hội viên phụ nữ những kiến thức khác nhau trong việc chọn lựa, sử dụng và chế biến thực phẩm một cách an toàn, có lợi cho sức khỏe.
 
Kết thúc buổi hội thảo, Cục An Toàn Thực Phẩm cùng các Bộ, Ban ngành khuyến cáo cán bộ, hội viên Hội Nữ Tri Thức Việt Nam và người tiêu dùng cần sáng suốt trong việc lựa chọn thực phẩm, ưu tiên lựa chọn sản phẩm từ những nhãn hàng uy tín, đã qua kiểm nghiệm, tránh sử dụng các mặt hàng không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ để bữa cơm gia đình được an toàn và trọn vẹn hơn.
 

Can Khương/GĐ&TE

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.