THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 04:15

Hội thảo Tham vấn Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

04/12/2021 | 16:16
Ngày 3/12, Bộ VHTTDL tổ chức Hội thảo Tham vấn dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy chủ trì. Tham dự hội thảo có thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đại diện Ủy ban xã hội Quốc hội, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ LĐ-TB&XH, Tòa án nhân dân tối cao, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), một số chuyên gia về lĩnh vực gia đình....

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nhận định Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua ngày 21/10/2007 có hiệu lực thi hành từ 01/07/2008 đã thể chế các chủ trương của Đảng về bảo vệ các quyền cơ bản của con người trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; điều chỉnh các quan hệ gia đình và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), tạo cơ sở pháp lý để việc ban hành các chính sách cụ thể về PCBLGĐ, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và đời sống xã hội. Mặc dù được đánh giá là có bước tiến bộ rất quan trọng vào thời điểm Luật được ban hành, nhưng đến nay, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là các quy định về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, xử lý người gây ra bạo lực cũng như các biện pháp đảm bảo trong PCBLGĐ.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Lan Anh

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Lan Anh

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTTDL đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành trung ương triển khai xây dựng dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Bộ VHTTDL đã tổ chức các cuộc họp, hội thảo chuyên gia, ban soạn thảo tổ biên tập và xin ý kiến của các Bộ, Ban, ngành, địa phương, đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để xin ý kiến nhân dân.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy cho biết, Hội nghị Tham vấn dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) với mục đích xin ý kiến thảo luận, góp ý của đại diện các Bộ, Ban, ngành, các chuyên gia, các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia công tác PCBLGĐ.

Vụ trưởng Vụ Gia đình Trần Tuyết Ánh báo cáo về quy trình xây dựng và hoàn thiện Dự thảo. Theo đó Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) có 9 chương, 80 điều, so với Luật 2007, dự thảo mới tăng 3 chương và 34 điều. Ngày 01/10/2021, Bộ VHTTDL đã đăng dự thảo trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ VHTTDL để xin ý kiến nhân dân thời hạn 60 ngày. Trong thời gian trên, Bộ VHTTDL cũng đã tổ chức các cuộc hội thảo để xin ý kiến các cơ quan có liên quan trực tiếp đến các quy định của Luật. Bà Trần Tuyết Ánh cho biết, Ban soạn thảo và Tổ biên tập đã chỉnh sửa từ ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Quỳnh Liên phát biểu tại Hội thảo.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Quỳnh Liên phát biểu tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, đại diện Ủy ban xã hội Quốc hội, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ LĐ-TB&XH, Tòa án nhân dân tối cao, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), một số chuyên gia về lĩnh vực gia đình đã tập trung thảo luận, trao đổi rất sôi nổi, nhất là với những nội dung quy định mới như: Luật này áp dụng với các trường hợp: vợ chồng kết hôn hợp pháp; vợ chồng đã ly hôn; sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn;  Khẳng định rõ hòa giải không phải là biện pháp xử lý và đưa ra 3 cấp độ hòa giải, cơ quan soạn thảo xin ý kiến về nội dung này; Việc quy định tính nêu gương đối với đảng viên và công chức, viên chức...; Người có hành vi bạo lực gia đình phải học một số quy định của pháp luật về PCBLGĐ; người nghiện rượu, bia gây bạo lực gia đình phải thực hiện cai nghiện rượu, bia tự nguyện hoặc bắt buộc; Xử lý người dung túng, bao che hành vi BLGĐ, quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong PCBLGĐ là giải pháp được đưa ra nhằm khắc phục bất cập từ sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của một bộ phận trong đó có người đứng đầu đối với công tác PCBLGĐ, xin ý kiến đại biểu về nội dung  này;  Để bảo vệ phụ nữ sau ly hôn và bảo vệ quyền được chăm sóc của trẻ em, dự thảo đề xuất việc cưỡng chế thực hiện cấp dưỡng.

Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên góp ý.

Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên góp ý.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết, Ban soạn thảo, Tổ biên tập sẽ tập hợp các ý kiến đóng góp đầy thẳng thắn và trách nhiệm của các đại biểu để hoàn thiện Hồ sơ Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Sau cuộc họp này, Ban soạn thảo, tổ biên tập tiếp tục lập đoàn chuyên gia và đại diện một số cơ quan chủ chốt họp tập trung tại Đồ Sơn, Hải Phòng để cùng rà soát ý kiến góp ý các Bộ, ngành, địa phương để chỉnh sửa hoàn thiện dự thảo. Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh cái khó nhất đặt ra đối với Ban soạn thảo, Tổ biên tập đó là làm sao tiếp thu được kinh nghiệm quốc tế để cụ thể hóa vào quan điểm, chính sách đối với PCBLGĐ ở Việt Nam, đặc biệt chú trọng tới góc nhìn văn hóa truyền thống làm sao để Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được ban hành có sự thống nhất với các quy định và văn bản của pháp luật hiện hành. Xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cần xác định là rất khó khăn, vì vậy mà Bộ VHTTDL đã tiến hành xây dựng dự thảo Luật một cách rất thận trọng, tổ chức thực hiện lấy  ý kiến rộng rãi nhiều lần với các Bộ, Ban ngành và các đơn vị liên quan, đặc biệt là tham vấn rất nhiều các chuyên gia có quá trình gắn bó với việc nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm trong lĩnh vực này.

Việt Cường
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
'Bạn không đơn độc' khẳng định cam kết đồng hành, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực giới tại Việt Nam

"Bạn không đơn độc" khẳng định cam kết đồng hành, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực giới tại Việt Nam

2 năm trước

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và bạo lực giới (15/11-15/12) và Chiến dịch toàn cầu về chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11-10/12), 23 lãnh...
Nhạy cảm giới trong xét xử các vụ án bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Nhạy cảm giới trong xét xử các vụ án bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

2 năm trước

Việc xét xử các vụ việc bạo lực cần lấy phụ nữ, trẻ em bị bạo lực là trung tâm, ưu tiên sự an toàn và nhu cầu thực tiễn của họ, đồng thời phải yêu cầu người gây bạo lực chịu...