THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 06:24

“Kể” cho con những điều không có trong truyện cổ tích

03/01/2022 | 19:24
Truyện cổ tích mang đến rất nhiều bài học nhân văn nhưng vẫn còn nhiều thông điệp ngầm chưa phản ánh những giá trị công bằng xã hội hiện đại hướng tới. Là ông bà, cha mẹ, chúng ta có thể giúp gìn giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn và trí tưởng tượng của con trẻ từ truyện cổ tích, đồng thời xây dựng những giá trị tích cực, tiến bộ hơn bằng cách chỉ ra cho con những điều không được viết ra.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những thông điệp ngầm

Dù vô tình hay hữu ý, truyện dân gian ẩn chứa nhiều thông điệp chưa phản ánh những giá trị công bằng, bình đẳng, bao dung mà xã hội tiến bộ hướng tới. Một ví dụ là câu truyện Sọ Dừa. Chỉ sau khi thấy dáng hình khôi ngô tuấn tú của Sọ Dừa, cô con gái út của phú ông mới đem lòng yêu chàng. Hai cô chị vốn hắt hủi anh trong hình dạng tròn lông lốc bỗng đố kỵ cô em khi chàng lột xác bảnh bao trong ngày cưới, thậm chí hãm hại người em để cướp chồng. Từ một người dáng vẻ dị thường không được xã hội chấp nhận, Sọ Dừa trở thành nhân vật được yêu thích, được tranh giành sau khi lột xác.

Xã hội chúng ta có rất nhiều “Sọ Dừa” - những người có vẻ ngoài khác biệt số đông. Nhưng trong đời thực, họ không thể ra khỏi “vỏ” để trở thành một người đẹp đẽ, chẳng được người khác đem lòng yêu từ xa, lại càng không có phép màu biến ra lễ vật thách cưới xa xỉ. Khi những “Sọ Dừa” ngoài đời không thể lột xác, phải chăng xã hội không chấp nhận và yêu thương họ?

Chủ nghĩa coi trọng hình thức bên ngoài tạo ra nhiều sự bất công. Những cánh cửa cơ hội ít hơn và hẹp hơn cho những “Sọ Dừa” ngoài đời, khiến họ phải nỗ lực gấp nhiều lần. Thậm chí, nhiều người khuyết tật dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng vẫn không có được những cơ hội mà họ xứng đáng, không phải vì khiếm khuyết cơ thể, mà vì định kiến xã hội về năng lực và sự trọng vọng hình thức. Những người chạy theo tiêu chuẩn xã hội về cái đẹp một cách không khoa học đôi khi còn phải đối mặt với sự tổn hại thể chất và tâm lý.

Đây chính là ví dụ minh họa cho khái niệm “bạo lực văn hóa” mà Johan Galtung đưa ra từ những năm 1960s, khi mà những thực hành và quan niệm văn hóa không phản ánh giá trị công bằng xã hội và giải phóng con người. Truyện cổ tích Sọ Dừa không phải trường hợp cá biệt. Tấm, Cám mang nặng định kiến giới rằng phụ nữ cần dựa dẫm vào đàn ông, như Bụt, như vua. Nhân vật nam thường thông minh tài giỏi như Thánh Gióng, Cậu bé thông minh, Trí khôn của ta đây,... còn nhân vật nữ thường xinh đẹp, cam chịu. Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, những câu truyện như Bạch Tuyết, Người đẹp ngủ trong rừng, Người đẹp và Quái thú, v.v., vô tình hay hữu ý, những thông điệp ngầm bất công vẫn đang tiếp tục cản trở tự do và công bằng trong xã hội.

Trách nhiệm giáo dục của gia đình trong tương tác và trải nghiệm của con

Giáo dục cần phục vụ sứ mệnh tạo nên một xã hội tiến bộ và nhân văn. Ngoài giáo dục chính quy, và các khóa học, việc giáo dục thông qua tương tác và trải nghiệm đời thường cũng vô cùng quan trọng. Dù chúng ta có chủ đích hay không, mọi điều trẻ nghe, nhìn sẽ trở thành trải nghiệm học hỏi của con trẻ. Gia đình chính là nhân tố có trách nhiệm đồng hành và định hướng trong quá trình đó. Điều đó thể hiện trong việc lựa chọn sách truyện, chương trình tivi, kênh mạng xã hội cho con, trong lời dạy dỗ, nhắn nhủ các con hàng ngày... Trong đó, truyện cổ tích chính là những tiếp xúc tri thức đầu đời của con, có vai trò quan trọng tô vẽ nên nhận thức và quan niệm của trẻ khi bắt đầu khám phá thế giới.

Văn hóa và những giá trị luôn vận động không ngừng theo thời gian. Truyện cổ tích thể hiện khát khao và giá trị của con người trong xã hội xưa. Giờ đây, nhiều giá trị thiếu công bằng trong truyện dân gian cần được hiểu rõ để thay đổi, vì một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn. Điều đó không có nghĩa là phá hủy kho tàng cổ tích của dân tộc, hay thậm chí, của nhân loại. Truyện cổ tích vẫn thấm đẫm nhiều nét đẹp nhân văn, nuôi dưỡng niềm lạc quan, gìn giữ văn hóa dân gian. Truyện “Sọ Dừa” dạy trẻ cần cố gắng học hành để có được thành công, như Sọ Dừa chăm chỉ và trở thành trạng nguyên. “Tấm, Cám” kể trẻ nghe rằng nếu làm điều ác sẽ gặp điều bất hạnh, như Cám và mẹ. Hay “Cây khế” khuyên trẻ đừng nên tham lam để tránh cái kết đau đớn của người anh. Truyện cổ tích vẫn mãi luôn là nét đẹp dân gian mang linh hồn của văn hóa và lịch sử. Điều người lớn cần làm là đọc cho con trẻ những điều không được viết ra.

Khơi gợi cho trẻ về bình đẳng giới

Khi câu truyện kết thúc, đó là khi chúng ta cần khơi gợi cho trẻ cùng suy ngẫm. Chúng ta cần cho con hiểu rằng những người như Sọ Dừa nên được mọi người yêu quý, tôn trọng vì tài năng và tấm lòng của mình, kể cả khi chưa được “lột xác”. Bởi chúng ta muốn dạy cho con trẻ rằng vẻ đẹp bên ngoài vốn không do ta lựa chọn, còn tài năng, sự tử tế là do ta quyết định và là những điều trân quý đáng được tôn vinh nhất. Chúng ta chia sẻ để con trẻ biết rằng cô Tấm đẹp vậy đó nhưng cuộc đời này còn đẹp hơn vì có những người phụ nữ độc lập, bản lĩnh, tự làm chủ cuộc đời mình.

Để đọc được những thông điệp ngầm bất công, định hướng những giá trị tích cực, chúng ta hãy gợi mở cho con, trò chuyện cùng con. Những câu hỏi ủng hộ bình đẳng giới có thể là: Các nhân vật thuộc giới tính gì? Có tính cách và ngoại hình như thế nào? Với giới tính đó, người ta có thể có tính cách khách được không? Câu hỏi chỉ ra chủ nghĩa vật chất có thể là: Truyện có coi giàu sang mới là hạnh phúc và chiến thắng? Các nhân vật có thể hạnh phúc theo một cách khác không? Hay khi suy ngẫm về chủ nghĩa hình thức bên ngoài, chúng ta có thể hỏi: Truyện có bao dung với những người bị cho là xấu xí không? Làm thế nào để các nhân vật chưa đẹp được là chính mình mà vẫn hạnh phúc?

Việc thảo luận cùng con còn giúp cho trẻ rèn luyện tư duy phản biện, luyện tập kỹ năng phân tích, trở nên sâu sắc và tinh tế hơn. Xa hơn, khi ta đọc thêm những điều không được viết ra và trao trọn tâm huyết ấy cho những tâm hồn giấy trắng của con trẻ, chúng ta đang góp một nét màu cho bức tranh xã hội công bằng hơn.

Hoàng Huyền
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Những vở rối hấp dẫn dành cho thiếu nhi dịp năm mới Nhâm Dần

Những vở rối hấp dẫn dành cho thiếu nhi dịp năm mới Nhâm Dần

2 năm trước

Vở diễn “Câu chuyện những chiếc rìu” và hai trò rối “Lung linh khổng tước”, “Mười hai con giáp” là những tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn đón Xuân Nhâm Dần 2022 của Nhà hát Múa...
Nâng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

Nâng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

2 năm trước

Nghị định 127 nâng mức phạt đối với vi phạm về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài lên tới 110 triệu đồng.
Đại dịch Covid-19 tác động đến sức khỏe tâm thần trẻ mầm non thế nào?

Đại dịch Covid-19 tác động đến sức khỏe tâm thần trẻ mầm non thế nào?

2 năm trước

Không dễ dàng để nhận biết những thay đổi tâm lý ở trẻ mầm non do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trẻ ở lứa tuổi này thường có những biểu hiện rối loạn tâm lý nào, nguyên...
4 mức độ bệnh ở trẻ mắc Covid-19

4 mức độ bệnh ở trẻ mắc Covid-19

2 năm trước

Theo Bộ Y tế, 55% trẻ em mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hay tiêu hóa, triệu chứng trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%). Trẻ dưới 12 tháng có...