THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 04:30

Khai mạc Hội giảng Nhà giáo GDNN toàn quốc 2021

13/11/2021 | 20:08
Sau 3 năm tích cực chuẩn bị, chiều ngày 12/11, Hội giảng Nhà giáo GDNN toàn quốc 2021 đã chính thức khai mạc với thông điệp "Đổi mới - sáng tạo - thích ứng - hội nhập". Lễ khai mạc được diễn ra dưới hình thức trực tuyến và được kết nối từ điểm cầu Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội tới hơn 50 điểm cầu.

Dự lễ khai mạc tại điểm cầu Hà Nội có Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS HCM Nguyễn Minh Triết, Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng cùng đại diện các bộ, ban ngành Trung ương, đại diện Hiệp hội GDNN và nghề Công tác xã hội Việt Nam. Hội giảng còn có sự tham gia và theo dõi đông đảo các Hội GDNN, cơ sở GDNN, các nhà giáo GDNN, những người quan tâm đến GDNN tại các điểm cầu trực tuyến của các địa phương và kênh livestreams trực tuyến.

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng phát biểu khai mạc Hội giảng.

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng phát biểu khai mạc Hội giảng.

Phát biểu khai mạc Hội giảng, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Tấn Dũng khẳng định, cho dù các thành tựu của khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi phương tiện, công cụ, phương thức tương tác trong dạy học nhưng không có loại máy móc nào, phương thức gián tiếp nào có thể thay thế được vai trò của người thầy.

Trong thời đại sáng tạo tri thức vai trò của người thầy càng trở nên quan trọng để phát triển năng lực người học, dẫn dắt định hướng nghề nghiệp và kết nối người học và doanh nghiệp...

“Trong GDNN, nếu như trước đây người học thường tập trung vào tư duy đơn ngành, điêu luyện một nghề thì ngày nay, họ hướng tư duy liên ngành và tính chuyên nghiệp trong khi hành nghề. Do vậy, người thầy không có cách nào khác là phải thay đổi cách tiếp cận, liên tục nâng cao năng lực và luôn nỗ lực khẳng định mình”, Thứ trưởng cho biết.

Trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho rằng, yêu cầu đối với nhà giáo ngày một cao hơn, đòi hỏi nhà giáo phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thực tiễn nghề nghiệp trong từng tiết giảng.

Mặt khác, đại dịch Covid-19 đã gây ra những xáo trộn, ảnh hưởng rất lớn đến xã hội cũng như ngành giáo dục đào tạo, trong đó có GDNN. Để duy trì hoạt động đào tạo nhằm thích ứng với đại dịch Covid-19, các cơ sở GDNN đã chuyển đổi từ hình thức đào tạo trực tiếp sang trực tuyến và nhà giáo GDNN có vai trò dẫn dắt, thực hiện quá trình chuyển đổi này.

Nhìn nhận những thách thức do đại dịch mang đến, nhưng theo Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đây cũng là cơ hội để GDNN chuyển đổi số, đổi mới để thích ứng và hội nhập. Và Hội giảng Nhà giáo GDNN toàn quốc năm 2021 tổ chức theo hình thức trực tuyến là một minh chứng sinh động của chuyển đổi số trong GDNN.

Tại buổi lễ, thông tin về quá trình chuẩn bị cho Hội giảng, bà Nguyễn Thị Việt Hương - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Trưởng Ban tổ chức Hội giảng cho biết: Kế hoạch tổ chức Hội giảng đã dược xây dựng từ năm 2018, sau thành công của kỳ Hội giảng được tổ chức tại Hà Nội.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai khạc Hội Hội giảng Nhà giáo GDNN năm 2021.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai khạc Hội Hội giảng Nhà giáo GDNN năm 2021.

Hội giảng diễn ra trong bối cảnh của việc năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 với 3 đột phá chiến lược, trong đó có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Năm 2021 cũng là năm đầu tiên thực hiện tinh thần Chỉ thị 24 của TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề góp phần nâng cao năng suất lao động nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; năm đầu tiên thực tinh thần của ngày Kỹ năng lao động.

Hội giảng toàn quốc năm 2021 được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của hơn 400 nhà giáo, đại diện cho hơn 83 nghìn nhà giáo GDNN trên cả nước. Hội giảng truyền đi thông điệp “Nhà giáo GDNN Đổi mới - Sáng tạo - Thích ứng - Hội nhập, nhân tố quyết định nâng cao chất lượng đào tạo, nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”.

PV
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

4 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân cho trẻ em

Nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân cho trẻ em

2 năm trước

Chương trình giảng dạy “Nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân cho trẻ em” (CES) đang được triển khai giảng dạy tại một số huyện ở Thanh Hoá, Tuyên Quang cho học sinh tiểu học. Với...
Thư viện đặc biệt cho trẻ em “xóm phao”

Thư viện đặc biệt cho trẻ em “xóm phao”

2 năm trước

30 năm qua ông Nguyễn Đăng Được ở “xóm phao” bãi giữa sông Hồng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP. Hà Nội đã thành lập thư viện sách rất đặc biết cho trẻ em nơi đây. Đến nay,...
Vĩnh Phúc tăng cường xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em

Vĩnh Phúc tăng cường xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em

2 năm trước

Trong những năm qua, công tác xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em đã được các ngành chức năng, các địa phương tỉnh Vĩnh Phúc triển khai đồng bộ và đạt nhiều kết...
Doanh nghiệp Quận 12, TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19

Doanh nghiệp Quận 12, TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19

2 năm trước

Đây là hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động “Tháng cao điểm vì người nghèo” của Quận 12, TP. Hồ Chí Minh nhằm giúp các em thêm điều kiện và động lực để được tiếp...