THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 07:35

Khi trẻ gặp những bất thường “khó nói”

06/12/2021 | 07:17
Theo các chuyên gia Nam khoa, ở bé trai thường gặp một số bất thường sinh dục ngay từ những năm đầu đời, dù là vấn đề không lớn nhưng cũng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng.
Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Khi cơ quan sinh dục bé trai có vấn đề

Các chuyên gia Nam khoa cho biết, ở trẻ sơ sinh, có đầy đủ hai tinh hoàn khi kéo nhẹ “cục cưng” của trẻ và đo từ gốc đến ngọn để có chiều dài tính từ gốc, nếu dưới 1,9cm thì coi là bé. Hiện tượng này có thể hiểu là: Bé trai đã mang đầy đủ nhiễm sắc thể giới tính, nhưng có bất thường trong tiến trình biệt hóa giới diễn ra trong 6-7 tuần lễ đầu của thời kỳ thai nhi, vì vậy có thể sinh ra với “cục cưng” bé, hay thậm chí có cơ quan sinh dục ngoài không rõ ràng.

Mặt khác, có nguyên nhân từ khi còn là bào thai làm cho bộ phận sinh dục bé trai không phát triển: Lượng hormon androgen gây ảnh hưởng ở hai thời điểm phát triển của thai để bảo đảm sự tạo thành một “cục cưng” bình thường. Khi nó nhỏ hay xảy ra ở người có cặp nhiễm sắc thể giới XY tức là con trai về mặt gene học, có hai tinh hoàn, có bài tiết androgen ở giai đoạn sớm của đời sống thai nhi, nhưng về sau lại bài tiết ít nên nó không phát triển được về kích thước.

Ngoài ra, còn có thể gặp trong các tình trạng sau: Một phần “cục cưng” bị kẹt hoặc dính trong đám mô mỡ ở vùng mu. Tình trạng này dễ làm cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu do bị ứ đọng nước tiểu. Một số trẻ bị tụt. Tuy trẻ có kích thước bình thường nhưng bị che lấp bởi đám mô mỡ ở vùng mu. Tình trạng này còn được gọi là “cục cưng” bị vùi hay bị giấu. Một số trẻ từ khi mới sinh ra đã “tụt” và số khác bị sau khi cắt bao quy đầu, hay gặp ở trẻ trai tuổi chập chững, đôi khi ở cả vị thành niên béo phì.

Một số trường hợp “cục cưng” có vạt da hai bên thân. Kích thước bình thường nhưng mảnh da hai bên bìu phát triển và dính vào thân “cục cưng”. Tình trạng này có thể bẩm sinh, hoặc do cắt chít bao quy đầu quá rộng gây dính da bìu vào da “cục cưng”. Với trẻ bộ phận sinh dục có vạt da thường không gây ra vấn đề gì và có thể khắc phục bằng ngoại khoa.

Ngoài các bất thường kể trên, có nhiều trẻ bị hẹp bao quy đầu. Các nghiên cứu cho thấy, chưa tới 1% nam giới trên 16 tuổi thật sự bị hẹp bao quy đầu. 90% trẻ trai tuột da quy đầu lúc 3 tuổi, song rất hiếm trẻ nhỏ cần cắt do hẹp.

Ths.BS Đinh Hữu Việt (bìa phải) tư vấn cho một gia đình.

Ths.BS Đinh Hữu Việt (bìa phải) tư vấn cho một gia đình.

Các triệu chứng trẻ cần đi khám ngay

Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Hữu Việt - Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đưa ra lời khuyên: Bậc cha mẹ cần cho các con kiểm tra ngay “cậu nhỏ” nếu thấy các triệu chứng, như: Có vết thương hay dấu hiệu lạ ở đầu “cục cưng” mà không thấy đau; Đau hay sưng ở bìu; Đi tiểu nhiều và cảm thấy nóng, rát; Tiết ra nhiều dịch bất thường ở đầu “cậu bé”; Da quy đầu đau và sưng; Đi tiểu khó, có cảm giác đau, nước tiểu không mạnh. Khi gặp tình trạng trẻ có “cục cưng” quá nhỏ và ngắn, các bất thường kể trên, bậc cha mẹ cần đưa trẻ tới khám chuyên khoa để có giải pháp xử trí kịp thời.

Theo bác sĩ Đinh Hữu Việt tất cả những lý do gây nên triệu chứng trên đều có tác động nhất định tới tâm lý, cũng như khả năng sinh sản, duy trì nòi giống của nam giới sau này ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Do vậy, để bảo đảm sức khỏe, bạn cần phải đưa con đến các chuyên khoa nam khoa uy tín khi phát hiện và có biểu hiện khác thường nào trong số các biểu hiện kể trên để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nam Thành
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Thái Nguyên triển khai tiêm phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Thái Nguyên triển khai tiêm phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

2 năm trước

Tỉnh Thái Nguyên sẽ triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho hơn 100.121 trẻ em từ 12-17 tuổi.
Tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em

Tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em

2 năm trước

Vào thứ bảy và chủ nhật hằng tuần, từ ngày 11/12 đến ngày 26/12/2021, Khoa Nội tiết Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình “Tầm soát chậm tăng trưởng...
Hội chứng cần cảnh giác ở trẻ sau khi khỏi Covid-19

Hội chứng cần cảnh giác ở trẻ sau khi khỏi Covid-19

2 năm trước

Sau khi khỏi Covid-19 từ 2 đến 6 tuần, trẻ có thể sốt cao kèm theo đau bụng, nôn ói hoặc đỏ da niêm. Nếu không nhận biết kịp thời, trẻ có thể phải lọc máu liên tục.
Thanh Hóa: 83.196 trẻ em từ 15 - 17 tuổi được tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 1

Thanh Hóa: 83.196 trẻ em từ 15 - 17 tuổi được tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 1

2 năm trước

Thông tin từ CDC Thanh Hoá cho biết, tính đến thời điểm này, Thanh Hoá đã có 83.196 trẻ em từ 15 – 17 tuổi được tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 1.