THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 08:26

Khi trẻ lớn lên trong không gian mạng xã hội

02/09/2022 | 08:01
Trẻ em ngày nay lớn lên trong kỷ nguyên số, tiếp xúc với công nghệ, mạng xã hội (MXH) từ nhỏ. Mạng Internet cung cấp kiến thức, phương thức học tập, giải trí, tăng cường tương tác xã hội cho trẻ em… Tuy nhiên, mặt trái của MXH cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây mất an toàn đối với trẻ. Nếu cha mẹ không có giải pháp phù hợp để con sử dụng công nghệ hợp lý thì hậu quả xảy ra về tinh thần và thể chất rất đáng báo động.
Cần có chiến lược giúp các em tiếp xúc với giáo dục an toàn mạng từ sớm (giai đoạn 6-8 tuổi).

Cần có chiến lược giúp các em tiếp xúc với giáo dục an toàn mạng từ sớm (giai đoạn 6-8 tuổi).

Hệ lụy cho trẻ tiếp cận MXH quá sớm và quá nhiều

Chị Thúy Anh (Bắc Giang) kể, hồi trước con rất ngoan ngoãn, lễ phép nhưng từ khi sử dụng MXH, con thường xuyên cáu gắt, bực bội, thậm chí còn nói tục, chửi bậy. Con bảo rằng, trên mạng bạn nào cũng nói thế. Chị Thúy Anh cũng như nhiều cha mẹ khác rất lo lắng khi con học  thói xấu từ MXH.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng MXH nhiều giờ trong ngày sẽ khiến sức khỏe con trẻ gặp những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm trí, dễ có nguy cơ mắc bệnh lý rối loạn tâm thần.

Theo một khảo sát từ Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông thực hiện tại Ðà Nẵng: Phần lớn trẻ em tự học cách dùng Internet (68%) hoặc học từ bạn bè đồng trang lứa (17%). Số liệu cho thấy trẻ học được rất ít từ cha mẹ mình (chỉ chiếm 2%) hoặc nhà trường (11%). Ðáng nói là bạn bè, cha mẹ và trường học chỉ dạy các em kỹ năng sử dụng ứng dụng phần mềm, mà không dạy kỹ năng sử dụng mạng an toàn.

PGS.TS. Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Ðại học Giáo dục, ÐHQGHN nhận định, việc cho trẻ tiếp cận quá sớm và quá nhiều với các nội dung trên mạng có thể gây ra nhiều hệ lụy. Hệ quả đối với lứa tuổi nhỏ có thể là chậm nói, các vấn đề về mắt (nhức mỏi, khô mắt), tính cách trở nên cáu bẳn, mè nheo, bất hợp tác khi bị cắt khỏi các nội dung trên mạng. Khi lớn hơn, trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường mạng sẽ phải đối diện với 5 nguy cơ: Sử dụng quá mức, bị lạm dụng và trở nên nghiện MXH hoặc game online. Phụ huynh có thể bị theo dõi, thu thập và sử dụng các thông tin cá nhân, hoặc bị đánh cắp, bị truy cập các tài khoản với mục đích xấu như lừa đảo khi trẻ để lộ thông tin của gia đình. Trẻ cũng có thể bị dẫn dắt bởi tin giả, các thông tin sai lệch, thông tin và văn hóa phẩm đồi trụy, thư rác. Hoặc trẻ có thể trở thành nạn nhân bị bạo lực, bắt nạt và quấy rối qua mạng bằng nhiều hình thức như đe dọa, tung thông tin bôi xấu danh dự. Các thiết bị công nghệ cao của gia đình có thể bị dính phần mềm độc hại và virus có thể tấn công, làm mất an toàn dữ liệu cũng như các hệ thống liên quan của thiết bị đó.

Cha mẹ nên nuôi dạy con văn minh, phù hợp trong kỷ nguyên số. Ảnh: Thạch Thảo

Cha mẹ nên nuôi dạy con văn minh, phù hợp trong kỷ nguyên số. Ảnh: Thạch Thảo

Giáo dục về an toàn trên mạng cho con trẻ

Trước khi đưa điện thoại/máy tính cho con để khám phá thể giới ảo, phụ huynh cần dạy con các kỹ năng bảo vệ bản thân an toàn. Hãy đảm bảo con trước khi vào mạng phải ý thức được các nguy cơ có thể gặp. Quy định giới hạn thời gian tối đa con tiếp xúc với Internet để đảm bảo sức khỏe (theo từng độ tuổi). Khi đủ lớn, hãy dạy con biết đặt mật khẩu mạnh, biết cách ứng xử phù hợp với bắt nạt, cách chặn những cá nhân có lời đe dọa hoặc lời mời từ các hội nhóm tiêu cực. Cha mẹ cũng cần dạy con các nguyên tắc ứng xử chung trên MXH; dừng lại và cân nhắc trước khi đăng bất kỳ một nội dung nào lên MXH. Chính cha mẹ cũng cần cập nhật về mặt công nghệ để có thể sử dụng thành thạo các ứng dụng giúp quản lý thời gian và quản lý hoạt động của con trên môi trường mạng.

Cha mẹ nên nuôi dạy con văn minh, phù hợp trong kỷ nguyên số để trẻ khai thác được những lợi thế của Internet, đồng thời giảm thiểu được mặt trái của MXH. Theo PGS.TS. Trần Thành Nam, cha mẹ có thể hướng dẫn con những nguyên tắc cơ bản để không gặp rắc rối với việc đăng các nội dung lên mạng. Ví dụ như: Con hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân khi quyết định đăng thông tin nào đó trên mạng Internet… Bố mẹ, họ hàng hay thầy cô của mình có nghĩ những nội dung này phù hợp không? Thông tin này có thể khiến con gặp rắc rối với một ai đó hoặc gặp rắc rối với pháp luật không? Thông tin này có thể hiện đúng hình ảnh bản thân mà con mong muốn mọi người nhìn thấy không?

Cha mẹ cũng cần hướng dẫn con cách bảo vệ điện thoại và thiết bị của mình khỏi việc bị nhiễm virus hoặc phần mềm gián điệp dẫn đến lọt thông tin và sự riêng tư bị xâm phạm. Cài đặt phần mềm chống virus; Sử dụng Internet Explorer, Firefox hoặc Safari và giữ nguyên cài đặt bảo mật và quyền riêng tư mặc định. Bật tường lửa chặn truy cập trái phép.

Cha mẹ cùng trẻ cam kết về các nguyên tắc ứng xử an toàn trên mạng như: Không tiết lộ các thông tin cá nhân, không gửi ảnh cá nhân của mình mà chưa có sự đồng ý của bố mẹ. Nói với bố mẹ ngay nếu như con đọc được thông tin nào làm con cảm thấy không thoải mái. Không đồng ý gặp ai đó quen trên mạng nếu không có sự xem xét và đồng ý của bố mẹ, và nếu gặp sẽ chỉ ở nơi công cộng và có bố mẹ đi cùng. Ðồng ý kết bạn với bố mẹ trên MXH để bố mẹ có thể hỗ trợ con khi cần thiết. Hỏi ý kiến bố mẹ trước khi tải hay cài đặt các phần mềm hoặc làm bất cứ điều gì có thể gây nguy hiểm đến máy tính, gây nguy cơ làm mất thông tin, mất dữ liệu của các thành viên gia đình.

PGS.TS. Trần Thành Nam đưa ra khuyến nghị, cần đưa chương trình giáo dục an toàn trên mạng Internet vào nhà trường để trang bị năng lực số cho học sinh. Ngoài ra, cũng cần trang bị cho chính giáo viên và phụ huynh kiến thức, kỹ năng và các chính sách liên quan, quyền công dân trong môi trường mạng cũng như cách thức hỗ trợ trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng mạng an toàn.

Nhà nước cũng cần đưa vào luật các tội hình sự mới liên quan đến mạng Internet, các chính sách quyết liệt hơn để loại bỏ các nội dung độc hại trên mạng vẫn đang biến tướng, phối hợp với các bên để xây dựng các hướng dẫn thực hành cho các nền tảng trực tuyến và các dịch vụ tương tác nhằm hỗ trợ thực hiện tốt nhất về an toàn mạng. Chúng ta cũng cần có những nghiên cứu khoa học về vấn đề an toàn mạng và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng để làm căn cứ điều chỉnh chính sách và phát huy sáng kiến sử dụng mạng an toàn.

Hồng Nga
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Học sinh điểm trường Huổi Mươi Bình An đã có lớp học mới khang trang, thoáng mát

Học sinh điểm trường Huổi Mươi Bình An đã có lớp học mới khang trang, thoáng mát

1 năm trước

Năm học mới 2022-2023 bắt đầu, trong niềm vui hân hoan của các thầy cô giáo và học sinh trường Tiểu học Mường Cai, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. đặc biệt là khi 15 bạn nhỏ tại điểm...
Sa Pa: Bé gái 5 tuổi bị xe điện du lịch tông tử vong

Sa Pa: Bé gái 5 tuổi bị xe điện du lịch tông tử vong

1 năm trước

Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vừa xảy ra tại thị trấn Sa Pa. Người điểu khiển xe điện phanh gấp nhưng vẫn tông trúng bé gái 5 tuổi băng qua đường đột ngột.
“Giai đoạn vàng” để cải thiện chiều cao cho trẻ

“Giai đoạn vàng” để cải thiện chiều cao cho trẻ

1 năm trước

Cha mẹ nên theo dõi sát chiều cao của trẻ, nếu thấy tốc độ tăng trưởng ≤ 4cm/năm thì nên đưa bé đi khám ngay. Nếu trẻ chậm cao do thiếu hormone tăng trưởng (GH), việc điều trị cần...