THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 09:13

Khi trẻ rối loạn ngôn ngữ, rất cần bố mẹ kề bên

20/11/2021 | 09:34
Rối loạn ngôn ngữ là tình trạng một người gặp khó khăn trong việc nói ra những suy nghĩ của bản thân cũng như hiểu những gì người khác đang nói. Bệnh xảy ra ở 10 – 15% trẻ dưới 3 tuổi nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân ở tuổi trưởng thành.

Rối loạn ngôn ngữ là một trong các dạng của nhóm rối loạn giao tiếp

Nguyên nhân của chứng rối loạn ngôn ngữ thường không rõ ràng. Tuy nhiên, hai nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ có thể kể đến là di truyền và dinh dưỡng. Đôi khi một số chấn thương đầu, bệnh lý não - thần kinh, sa sút trí tuệ cũng có thể gây ra bệnh. Dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em, có thể nhận biết với những biểu hiện sau.

Đó là trẻ thường xuyên không nhớ tên gọi của những vật dụng xung quanh và dùng những từ thay thế như "cái đó” hay "cái ấy” để thay thế. Lẫn lộn những từ có liên quan với nhau, ví dụ như gọi "cái bàn” là "ghế”, gọi "thịt bò” là "thịt gà”… Vô thức đảo các âm trong một từ, ví dụ "mèo con” thì đọc thành "mòn ceo”… Thường xuyên quên từ và phải tự chế một từ khác để thay thế. Nói những câu tối nghĩa hay sắp xếp từ ngữ trong câu sai thứ tự. Không thể tập trung khi nghe người khác nói, đặc biệt là khi có những tiếng ồn như tiếng tivi, tiếng nhạc… Không hứng thú khi nói chuyện, ngay cả khi nói chuyện với người nhà hay bạn bè thân thiết…

Âm ngữ trị liệu cho trẻ. Ảnh : PN

Âm ngữ trị liệu cho trẻ. Ảnh : PN

Trẻ rối loạn ngôn ngữ cần sự hợp tác điều trị của người nhà, thầy cô, chuyên gia ngôn ngữ và bác sĩ

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh – Giám đốc trường giáo dục đặc biệt Khai Tâm, người đã gắn nhiều năm với  với việc giáo dục trẻ đặc biệt, chia sẻ: “Chúng tôi phải kiên trì, chịu khó thì mới giúp các em tiến bộ được. Với những trẻ có rắc rối tiềm ẩn về ngôn ngữ, việc chưa thạo tiếng mẹ đẻ đã sớm tiếp xúc ngoại ngữ sẽ khiến vấn đề của các em phức tạp hơn. Trẻ rối loạn cần sự hợp tác điều trị của người nhà, thầy cô, chuyên gia ngôn ngữ và bác sĩ.”

Cô Hồng Hạnh cho biết thêm: Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện triệu chứng rối loạn ngôn ngữ là bố mẹ đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra thể chất. Điều này sẽ giúp loại trừ các bệnh có liên quan như vấn đề về thính giác hoặc suy giảm giác quan khác. Sáu đó phương pháp điều trị phổ biến cho chứng rối loạn ngôn ngữ là âm ngữ trị liệu. Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, nguyên nhân và mức độ rối loạn của người bệnh. Quá trình trị liệu sớm thường sẽ mang lại những kết quả khả quan hơn.

Những khó khăn trong giao tiếp với mọi người có thể gây tâm lý khó chịu, ức chế và thậm chí có thể dẫn đến một số hành vi vượt ngoài tầm kiểm soát của trẻ. Vậy nên, trẻ có thể cần đến bác sĩ tâm lý trị liệu để cân bằng cảm xúc và hành vi.

Chứng rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, quá trình học tập và hiệu quả công việc của trẻ khi lớn lên. Tuy nhiên, việc ngừa chứng này rất khó khăn vì nguyên nhân gây bệnh thường không rõ ràng. Cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia ngôn ngữ hay tâm lý, phụ huynh sẽ có thể từng bước giúp trẻ cải thiện tình hình khả quan hơn.

Bố mẹ chứ không phải điện thoại, máy tính hay Youtube mới là người thầy tốt nhất của trẻ. Bố mẹ nên là người thầy đầu tiên và tốt nhất để cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ cũng như dạy trẻ mọi kiến thức và kỹ năng khác trong cuộc sống. Bố mẹ là người chọn ra phương pháp và công cụ cho trẻ. Quan trọng hơn, sự đồng hành, hỗ trợ và động viên đầy yêu thương từ cha mẹ mới đem lại hiệu quả cao nhất cho con trẻ.

Phú Nhuận
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ xâm hại qua môi trường mạng

Bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ xâm hại qua môi trường mạng

2 năm trước

Ảnh hưởng bởi đại dịch, học sinh học trực tuyến, giải trí online, làm tăng nguy cơ trẻ em tiếp cận với các thông tin độc hại, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là tình trạng xâm hại tình...
Sở LĐ-TB&XH TPHCM đề xuất cấp thẻ tài khoản, hỗ trợ hàng tháng cho 3.564 trẻ em mồ côi

Sở LĐ-TB&XH TPHCM đề xuất cấp thẻ tài khoản, hỗ trợ hàng tháng cho 3.564 trẻ em mồ côi

2 năm trước

Sở LĐ-TB&XH TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TPHCM về việc đề xuất chính sách chăm lo, hỗ trợ của TP cho người cao tuổi neo đơn và trẻ em mồ côi do dịch Covid-19.
Kỷ niệm Ngày Trẻ em Thế giới tại Việt Nam

Kỷ niệm Ngày Trẻ em Thế giới tại Việt Nam

2 năm trước

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em Thế giới 2021 do UNICEF và Bộ LĐ-TB&XH đồng tổ chức hôm nay (17/11) tại Hà Nội nhằm nêu bật tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần khỏe mạnh cho trẻ em, kiến...