THỨ BA, NGÀY 23 THÁNG 04 NĂM 2024 03:28

Khi trong nhà có một đứa trẻ hướng nội

09/03/2023 | 14:10
Khi nuôi dạy một đứa trẻ hướng nội, điều quan trọng là cha mẹ phải tôn trọng sự khác biệt của trẻ và không so sánh con với những đứa trẻ khác.
Trẻ hướng nội có khả năng sáng tạo đáng kinh ngạc.

Trẻ hướng nội có khả năng sáng tạo đáng kinh ngạc.

Thế nào là người hướng nội?

Ðầu những năm 90 của thế kỷ XX, bác sĩ tâm thần Carl Jung đã phát triển các khái niệm về hướng nội và hướng ngoại. Theo ông, một trong những phương pháp dễ nhất để phát hiện ra người hướng nội chính là nhìn vào cách họ thư giãn với xã hội. Theo ông, người hướng nội thích ở trong môi trường ít sôi động và có xu hướng thư giãn nội tâm. Trong khi người hướng ngoại thường nạp năng lượng bằng cách tương tác với người khác.

Năm 2011, nghiên cứu của các nhà tâm lý học Jennifer Grimes, Jonathan Cheek và Julie Norem đã chia hướng nội thành 4 loại chính: hướng nội xã hội, hướng nội suy nghĩ, hướng nội lo lắng và hướng nội kiềm chế. Trong đó, nhóm người hướng nội xã hội thường bị nhầm tưởng là người hướng ngoại vì họ vẫn hoạt bát, tự tin trong những nhóm nhỏ như bạn thân, đồng nghiệp. Thế nhưng, những người hướng nội xã hội chỉ thực sự thoải mái và tự tin trong môi trường quen thuộc và họ vẫn thích tận hưởng không gian yên tĩnh trong thế giới của riêng mình.

Ðặc điểm chung của những người hướng nội là họ thích ở một mình; thường nghe nhiều hơn nói, nghĩ kỹ trước khi nói; làm việc hiệu quả hơn và cảm thấy sáng tạo hơn khi ở một mình; rất chuyên tâm và có chiều sâu; dè dặt, không thích tham gia các cuộc tranh luận; luôn trân trọng những mối quan hệ thân thiết... Nếu con bạn có những đặc điểm trên thì gần như có thể chắc chắn trẻ là một người hướng nội.

Ưu và nhược điểm của một đứa trẻ hướng nội

Khi tham gia vào các hoạt động nhóm ở trường học, trẻ hướng nội thường gặp khó khăn trong việc đóng góp ý tưởng. Trẻ có thể có rất nhiều ý tưởng hay nhưng lại không thể trình bày với mọi người và đưa ra các lập luận để bảo vệ quan điểm của mình. Trẻ không thích tham gia các buổi họp lớp hoặc liên hoan, nơi trẻ phải tiếp xúc với quá nhiều người. Ngoài ra, trẻ cũng khó hòa nhập khi gia nhập các câu lạc bộ đội, nhóm. Trẻ thường gặp khó khăn trong việc kết bạn và không có nhiều bạn. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc.

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn thì một đứa trẻ hướng nội cũng có khá nhiều ưu điểm mà nhiều khi cha mẹ không biết.

Trẻ hướng nội thích tận hưởng thời gian ở một mình thay vì cảm thấy cô đơn như nhiều người khác. Trẻ học tập và làm việc rất tập trung, suy nghĩ độc lập và thường đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng. Trẻ hành động nhiều hơn là nói suông, có vẻ không nao núng, khá bình tĩnh và kiểm soát. Trẻ có ít bạn nhưng tình bạn thường lâu bền và sâu sắc. Trẻ không thích các nhóm đông người nhưng lại phát triển mạnh trong các mối quan hệ một đối một. Trẻ biết lắng nghe người khác, thích các phương thức giao tiếp gián tiếp như nhắn tin thay vì gọi điện. Ðặc biệt, khả năng sáng tạo của những đứa trẻ hướng nội vô cùng phong phú.

Trẻ hướng nội thường thích ở một mình để thư giãn.

Trẻ hướng nội thường thích ở một mình để thư giãn.

Những lưu ý khi nuôi dạy một đứa trẻ hướng nội

Tôn trọng không gian riêng của trẻ

Những đứa trẻ hướng nội thường thích một mình. Hãy tôn trọng sở thích này của trẻ, bởi khoảnh khắc ở một mình chính là thời điểm để trẻ thư giãn bản thân và nạp lại năng lượng sau một ngày học tập/làm việc vất vả.

Lắng nghe trẻ

Những đứa trẻ hướng nội thường không nói nhiều nhưng điều này không có nghĩa là trẻ không có gì để nói. Trẻ thường cảm thấy khó khăn khi nói ra cảm xúc của mình. Vậy nên, khi trẻ hướng nội cất lời, cha mẹ hãy cố gắng lắng nghe trẻ, đừng bắt trẻ phải im lặng hoặc cố tình phớt lờ lời trẻ nói.

Làm bạn cùng con

Trẻ hướng nội thường thích ở một mình, nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ không cần ai. Trẻ hướng nội khá kén chọn trong việc chọn người để tâm sự, nhưng nếu ai đó được trẻ tâm sự cùng thì điều này chứng tỏ họ là người mà con vô cùng tin tưởng và yêu quý.

Ðừng bắt trẻ làm điều chúng không thích

Bạn có thể khuyến khích con làm quen và giao tiếp với mọi người nhưng không nên ép trẻ phải tới các sự kiện đông người. Ðừng bắt con phải làm điều ngược lại với thế giới nội tâm của chúng.

Tìm những hoạt động phù hợp với tính cách của trẻ

Trẻ hướng nội thích các hoạt động ít người vì điều đó không làm chúng choáng ngợp. Chơi lego, đọc sách, xếp hình, vẽ tranh… có thể là những hoạt động phù hợp để trẻ thể hiện khả năng sáng tạo. Trẻ hướng nội cũng rất thích quan sát, tự nghiên cứu nên bạn có thể đưa con tới các bảo tàng nghệ thuật hay thư viện.

Nói với trẻ rằng: Hướng nội không có gì phải xấu hổ

Bạn đừng bao giờ cố gắng thay đổi một đứa trẻ hướng nội thành người hướng ngoại. Hãy tôn trọng sự khác biệt của trẻ, và nói với trẻ rằng, con không cần quá bận tâm đến những lời đánh giá của người khác, hướng nội không có gì phải xấu hổ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 70% người thành công là những người hướng nội. Trên thế giới có rất nhiều người hướng nội nổi tiếng như nhà bác học Albert Einstein, tỷ phú Bill Gates, tỷ phú Elon Musk, nữ diễn viên Emma Watson, nhà văn J.K Rowling...

Giúp trẻ thể hiện cảm xúc

Trẻ hướng nội thường cảm thấy khó khăn khi thể hiện cảm xúc của bản thân. Nếu trẻ cảm thấy khó nói ra, hãy khuyến khích con làm điều này bằng những cách khác như viết thư, ghi nhật ký, vẽ tranh…

Nói chuyện với giáo viên của trẻ

Một số trẻ hướng nội bị đánh đồng là nhút nhát, chậm chạp hoặc thụ động. Cha mẹ nên trao đổi với giáo viên những đặc điểm tính cách của trẻ để con có thể được hỗ trợ tốt hơn.

Giúp đỡ đúng lúc

Những đứa trẻ hướng nội không thích nhờ vả và thường tự giải quyết các vấn đề của mình. Tuy nhiên, có những vấn đề ngoài tầm kiểm soát của trẻ, khi đó, bạn nên có mặt kịp thời để trợ giúp con.

Dạy trẻ cách đấu tranh cho bản thân

Trẻ hướng nội thường ít nói, ngại giao tiếp nên có thể trở thành đối tượng bị bạn bè bắt nạt. Cha mẹ cần trang bị cho con các kỹ năng tự bảo vệ bản thân và biết phản kháng khi cần thiết.

Hướng nội hoàn toàn khác so với nhút nhát

Nhiều người cho rằng những người hướng nội là những người nhút nhát, nhưng hai điều này không liên quan với nhau. Hướng nội là một loại tính cách, trong khi nhút nhát là một cảm xúc.

Những người nhút nhát có xu hướng cảm thấy lúng túng hoặc không thoải mái khi phải tới chỗ đông người, đặc biệt là khi ở gần người lạ. Họ cảm thấy hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh và đổ mồ hôi và có xu hướng bỏ qua các sự kiện xã hội vì không thích những cảm giác tiêu cực chiếm lấy suy nghĩ và cơ thể mình.

Những người hướng nội cũng không thích các sự kiện xã hội, nhưng đó là vì họ cảm thấy thoải mái và giàu năng lượng hơn khi làm việc một mình hoặc với một nhóm nhỏ.

Thanh Huyền
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
“Điều mẹ không kể” - Lời tâm tư ca sĩ Đinh Mạnh Ninh gửi tới các bà mẹ

“Điều mẹ không kể” - Lời tâm tư ca sĩ Đinh Mạnh Ninh gửi tới các bà mẹ

1 năm trước

Bài hát do ca sĩ hoàn thành ngay trước thềm 8/3, được sáng tác chỉ trong 3 ngày, lấy cảm hứng từ trải nghiệm của chính Đinh Mạnh Ninh và mẹ mình từ ngày thơ ấu cùng những câu chuyện...
Truy bắt 20 thanh thiếu niên cầm dao 'diễu hành'

Truy bắt 20 thanh thiếu niên cầm dao "diễu hành"

1 năm trước

Bị cảnh sát truy bắt, nhóm đối tượng cầm hung khí bỏ chạy mỗi người một hướng, đi vào những ngõ, ngách nhỏ để "cắt đuôi" lực lượng chức năng.
Cấm học sinh không đăng hình ảnh, video dễ gây hiểu nhầm lên mạng xã hội

Cấm học sinh không đăng hình ảnh, video dễ gây hiểu nhầm lên mạng xã hội

1 năm trước

Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau yêu cầu các trường học tuyên truyền, nhắc nhở học sinh tuyệt đối không đăng tải hình ảnh, video mang tính nhạy cảm, dễ gây hiểu nhầm lên mạng xã hội.