THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 09:33

Khoảng trống trong chăm sóc trẻ tự kỷ mùa dịch

22/10/2021 | 07:12
Dịch bệnh Covid-19 ập đến, nhiều tỉnh/thành phố giãn cách xã hội, trẻ tự kỷ không được đến trường, không được can thiệp thường xuyên và tích cực đã ảnh hưởng đến các khiếm khuyết cốt lõi của trẻ, đặc biệt là vấn đề giao tiếp.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Hội thảo Truyền thông về công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ năm 2019.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Hội thảo "Truyền thông về công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ" năm 2019.

Muôn vàn khó khăn

Chị Hương (Hà Nội) có con trai 5 tuổi mắc chứng tự kỷ tăng động. Con liên tục đùa nghịch, chạy nhảy không kiểm soát khiến chị bao phen thót tim. Thời gian con nghỉ học dài ở nhà phòng dịch, không được can thiệp theo lộ trình ở trường lớp, hầu như mọi sự cố gắng, nỗ lực của cả cô và trò cùng gia đình đang đổ sông đổ bể. Không có thời gian dạy dỗ con ban ngày, tối về chị phải thường xuyên liên lạc với cô giáo để được hướng dẫn can thiệp cho con tại nhà. 

Nhận xét về ảnh hưởng tâm lý mùa dịch tới trẻ tự kỷ, cô giáo Nguyễn Thị Việt Hà, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí (Vĩnh Phúc) chia sẻ, ở nhà giãn cách, trẻ tự kỷ bị hạn chế, không có môi trường giao tiếp, xem tivi và chơi máy tính nhiều, giao tiếp 1 chiều khiến các em gặp khó khăn, ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ, phát triển tâm lý.

Cô giáo Đỗ Thị Minh Phương, Giám đốc Trung tâm Tuệ Tâm (phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, khi trẻ tự kỷ nghỉ học lâu chắc chắn sẽ quên nhiều kiến thức mà các cô đã can thiệp cho trẻ trước đó. Để tiếp tục can thiệp, các giáo viên phải đánh giá lại toàn bộ sự phát triển của trẻ rồi mới đưa ra kế hoạch can thiệp phù hợp với tình hình hiện tại. Đối với một số trẻ tự kỷ nhẹ, các cô sẽ đỡ vất vả, còn với những trẻ tự kỷ nặng thì khó khăn hơn nhiều, vì các kỹ năng mà trẻ học được đã quên hết do không được duy trì thường xuyên trong các hoạt động hàng ngày. 

Giờ vui chơi cho trẻ tự kỷ. Ảnh: Hà Việt

Giờ vui chơi cho trẻ tự kỷ. Ảnh: Hà Việt

Cô giáo Việt Hà cho hay, năm học mới 2021-2022, một số trung tâm, cơ sở chuyên biệt đã đón trẻ tự kỷ quay lại trường. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều gia đình, nên hiện tại chỉ khoảng 50% học sinh tự kỷ đến trường/trung tâm học. Một số phụ huynh chia sẻ, họ còn lo ngại dịch bệnh nên không muốn cho con đi học ở nơi tập trung học sinh đến từ nhiều nơi, mặc dù các trung tâm vẫn đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu 5K của Bộ Y tế. Đơn cử như tỉnh Vĩnh Phúc, thời gian tỉnh thực hiện giãn cách xã hội cũng làm đi lại hạn chế, hơn nữa một số cha mẹ mất việc, kinh tế khó khăn nên tạm thời cho con nghỉ. Cũng có một số phụ huynh đã tìm trường mầm non gần nhà cho con học vì không đủ kiên trì để đưa con đi can thiệp ở các trung tâm nữa.

Theo cô giáo Việt Hà, khi được can thiệp liên tục, trẻ tự kỷ sẽ tiến bộ, ngoan ngoãn và khá tập trung trong tiết học. Nhưng nếu nghỉ dịch ở nhà lâu ngày, không được can thiệp liên tục, khi trẻ quay trở lại trường đa phần phải can thiệp lại từ đầu, đặc biệt là về nề nếp, hành vi.

Theo các chuyên gia, bác sĩ, trong thời gian chờ đợi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, các con được đi học trở lại thì phụ huynh cần tiếp tục tham khảo các ý kiến, kỹ năng của giáo viên, chuyên gia, cũng như tìm kiếm các tài liệu chính thống về trẻ tự kỉ để hỗ trợ, giúp con duy trì được nề nếp, các kỹ năng... để khi trở lại lớp học, con không phải vất vả học lại từ đầu!

Ở các gia đình, khi bố mẹ đi làm, trẻ tự kỷ ở với ông bà và các con sẽ quên nhiều kĩ năng đã được dạy. Đối với các bé bị tăng động sẽ hay ăn vạ, la hét khi không vừa ý, tự ý bỏ ra khỏi chỗ, hay cấu các bạn. Với các bé bị rối loạn về ngôn ngữ, trẻ sẽ lười nói hơn, ít chủ động sử dụng ngôn ngữ nếu bố mẹ không tác động. Tuy nhiên, một số em được bố mẹ chú ý can thiệp thì khi quay lại trường vẫn giữ được nề nếp và mức độ tiến bộ. Với một số trẻ từ trên 4 tuổi phải học kỹ năng tiền tiểu học, hoặc đang học lớp 1 thì nghỉ dịch lâu là các con quên hết các kiến thức.

Trẻ tự kỷ cần sớm được đi học trở lại

Hiện nay, do tình hình dịch diễn biến phức tạp, một số trung tâm dạy trẻ tự kỷ ở vùng dịch vẫn phải đóng cửa. Học sinh bình thường học online đã có vô vàn khó khăn, với trẻ đặc biệt thì càng khó khăn hơn, bởi các con cần can thiệp tích cực trực tiếp 1-1 mới hi vọng sớm tiến bộ. Các em tự kỷ nặng với nhiều vấn đề giác quan, hành vi… rất cần sớm được đi học trở lại. “Hiện tại, phụ huynh có con tự kỷ và các cô giáo can thiệp cho các con đều mong trẻ sớm được đến trường. Một giờ can thiệp của các con vô cùng quan trọng. Một ngày can thiệp là một ngày vàng. Bỏ lỡ một ngày là bỏ lỡ rất nhiều thứ. Mong các ban, ngành chức năng sớm quan tâm đến các con, đến tâm tư, nguyện vọng của các phụ huynh và các cô giáo để tạo điều kiện cho các con sớm quay lại lớp.” - cô giáo Đỗ Thị Minh Phương nói.

Các tổ chức cùng chung tay với trẻ em tự kỷ trao tặng đồ dùng đầu năm học mới cho Trung tâm hỗ
trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí. Ảnh: Hà Việt

Các tổ chức cùng chung tay với trẻ em tự kỷ trao tặng đồ dùng đầu năm học mới cho Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí. Ảnh: Hà Việt

Cô Minh Phương chia sẻ, trong tình hình dịch bệnh kéo dài, giáo viên có thể hướng dẫn phụ huynh các bài tập, các phương pháp cơ bản để canThiệp cho con ở nhà, dạy học online, xây dựng các kế hoạch và phải có sự kiểm tra, đánh giá, trao đổi thường xuyên của giáo viên. Hiện Trung tâm Tuệ Tâm đang hướng dẫn phụ huynh can thiệp thêm cho con tại nhà qua ứng dụng Zoom. Đồng thời, tổ chức các lớp học qua Zoom về các kỹ năng như chơi, tư duy, phát triển ngôn ngữ... Cho học sinh tự kỷ Điều kiện để các con học Zoom được là phải có cha mẹ ngồi cùng kèm con học.

Theo Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng Đặng Thị Thanh Tùng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, giai đoạn can thiệp vàng là khi phát hiện ra con có vấn đề từ 0 đến 36 tháng tuổi. Can thiệp vàng không chỉ có chuyên gia can thiệp mà bố mẹ cần cùng can thiệp bằng cách: tương tác với con, dành thời gian cho con nhiều hơn. Ngoài ra, các bố mẹ có thể tham gia vào hội cha mẹ có trẻ tự kỷ để có thêm kiến thức hỗ trợ cho con. Đặc biệt, trong mùa dịch Covid-19, các khóa học online được tổ chức hàng tuần với các chủ đề khác nhau rất có lợi cho trẻ.

HỒNG NGA
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Các nước trên thế giới đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em

Các nước trên thế giới đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em

2 năm trước

Để xây dựng và thực hiện lộ trình “sống chung với Covid-19” trong dài hạn, việc bảo vệ trẻ em trước các biến thể của virus SARS-CoV-2 bằng cách tiêm vaccine ngừa Covid-19 đang là một...
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 11 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 11 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

2 năm trước

Sáng ngày 21/10, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức lễ tiếp nhận tài trợ của các đơn vị là cơ quan, doanh nghiệp trong nước ủng hộ trẻ em bị ảnh...
Bé 'Vít' bị bỏ rơi trong căn nhà hoang giữa tâm dịch ở TP.HCM: 'Mẹ ơi, rốn cháu đang có mủ, tội nghiệp quá!'

Bé "Vít" bị bỏ rơi trong căn nhà hoang giữa tâm dịch ở TP.HCM: "Mẹ ơi, rốn cháu đang có mủ, tội nghiệp quá!"

2 năm trước

Đứa trẻ nặng 2 ký 7 người còn dính đầy ghét bẩn đã bị nhiễm lạnh khiến các cán bộ phường Trường Thọ (Thủ Đức, TP.HCM) ai nấy đều xót xa. Từ đó, mọi người thay nhau túc trực...