THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 09:49

Khủng hoảng tuổi mới lớn - cha mẹ phải làm gì?

18/03/2022 | 06:18
13 – 17 là lứa tuổi trẻ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý nên có thể bất cần, không muốn nghe lời cha mẹ, ham chơi, dễ tổn thương… Đồng hành cùng con trong giai đoạn này, cha mẹ cần quan tâm, yêu thương, thấu hiểu và hết sức kiên nhẫn với trẻ.
LAM-THE-NAO-DE-CHA-ME-VA-CON-CAI-THONG-NHAT-CHON-NGHE-HIEU-1

Khủng hoảng tuổi mới lớn

Từ lúc bước vào tuổi dậy thì, khoảng cuối năm lớp 6, Phương Hoa bỗng khác hẳn. Bé không còn ríu rít trò chuyện mọi điều với mẹ như trước. Con không thích đám đông, không thích tụ họp gia đình, ít hỏi thăm ông bà, hay đuổi em trai ra khỏi phòng. Cách ăn mặc cũng thay đổi hoàn toàn. Ngày xưa, cô bé ưa chuộng những bộ quần áo màu sắc tươi tắn thì bây giờ, mở tủ quần áo ra chỉ có đen và trắng. Nếu mẹ cố tình mua những bộ quần áo màu sắc khác, bé sẽ không mặc. Cô bé lầm lì ít nói khiến cha mẹ lo lắng, không biết đã có chuyện gì xảy ra khiến con gái thay đổi như vậy.

Một bà mẹ khác cũng trong tâm trạng vô cùng hoang mang, lo lắng khi cậu con trai bước vào tuổi mới lớn. Tuấn Minh hiền lành, chăm học ngày nào bỗng dưng trở nên lạnh lùng và bất cần. Cậu thường dẫn đầu các trò nghịch ngợm, phá phách tại trường học, không làm bài tập về nhà và thỉnh thoảng lại gây gổ, đánh nhau với các bạn nam lớp khác. Kết quả học tập của Tuấn Minh sa sút hẳn. Mẹ cậu vô cùng phiền lòng và không biết phải xử trí như thế nào để Tuấn Minh quay trở lại là đứa con ngoan hiền như ngày xưa.

Những biến đổi về cảm xúc và nhận thức ở trẻ mới lớn

Theo TS, bác sĩ, chuyên gia tâm lý Lisa Boesky - Tác giả cuốn sách “Bắt mạch tuổi teen”, trẻ vị thành niên có những cảm xúc sâu sắc hơn và biến đổi nhanh hơn rất nhiều so với thời kỳ trẻ thơ hay khi trưởng thành. Những thay đổi này thường xuất phát từ sự phát triển của bộ não. Vì những phần của não bộ kiểm soát cảm xúc chưa kết nối đầy đủ với phần não bộ điều khiến hành vi, trẻ tuổi teen có thể cảm thấy bản thân choáng ngợp trong mớ cảm xúc của mình. Khi trẻ phản ứng thái quá trước những câu hỏi hoặc đề nghị hoàn toàn không ác ý của bạn, có lẽ đó là do trẻ không thể nhận ra những cảm xúc của bạn qua lời nói đó. Trẻ tin rằng cha mẹ đang cáu giận, khó chịu hoặc kết tội chúng trong khi bạn thực sự không có ý đó.

Thông thường, trẻ mới lớn lo lắng, cô đơn, lúng túng và cảm thấy day dứt nhiều hơn những gì cha mẹ có thể hiểu. Ðiều này đặc biệt chính xác trong trường hợp trẻ biểu hiện không tốt ở trường học, không được bạn học chú ý tới hoặc trải qua những xích mích trong gia đình.

Cùng với những thay đổi về cảm xúc, trẻ cũng có nhiều thay đổi về tư duy và nhận thức.

Giai đoạn này, khả năng tư duy trìu tượng của trẻ tăng lên, trẻ thích hình dung về tương lai và suy nghĩ về mọi thứ sâu sắc hơn. Trẻ bắt đầu quan tâm hơn đến các vấn đề văn hóa và xã hội. Một số trẻ quan tâm đến thời trang, âm nhạc, mạng xã hội… Một số quan tâm đến sự bất công, tôn giáo, chính trị, sức khỏe, tiền bạc… Chúng thích khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh mình. Cha mẹ cần quan tâm sát sao để biết trẻ nghĩ gì, làm gì và muốn gì. Hãy giúp trẻ tìm hiểu và khám phá những điều mới mẻ theo chiều hướng tích cực thay vì cấm đoán hay áp đặt trẻ phải làm thế này, không được làm thế kia.

Tuy nhiên, ở độ tuổi này, trẻ vẫn thích khám phá bản thân mình nhiều hơn. Chúng đặc biệt quan tâm đến vấn đề quyền riêng tư và muốn được cha mẹ tôn trọng quyền riêng tư của trẻ em. Mặt khác, trẻ luôn tự coi mình là duy nhất và khác biệt, và muốn được người lớn công nhận điều đó.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cha mẹ là những người có ảnh hưởng lớn nhất với trẻ mới lớn

Ở tuổi mới lớn, trẻ dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè. Các bé gái bắt đầu chia sẻ về các bí mật thầm kín của mình. Các bé trai ngượng ngùng khi phát hiện ra mình sắp hoặc đã dậy thì. Bạn bè là một nhân tố thiết yếu giúp trẻ định hình nhân cách. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chính cha mẹ mới là những người có ảnh hưởng quan trọng nhất trong cuộc sống của một đứa trẻ tuổi mới lớn.

Giai đoạn này, trẻ cần được cha mẹ quan tâm nhiều hơn. Việc thường xuyên trò chuyện với con không chỉ gắn kết tình cảm gia đình mà còn là cơ hội để bạn hiểu con hơn và giúp con vượt qua những khó khăn của tuổi mới lớn để dần trưởng thành.

Tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến thái độ, hành vi, và quyết định của trẻ. Nếu cha mẹ thấu hiểu, trẻ sẽ có động lực để phấn đấu trong học tập cũng như cuộc sống. Ngược lại, nếu không cảm nhận được tình cảm của cha mẹ, trẻ rất dễ bị cuốn vào những thói hư, tật xấu, thậm chí là lầm đường, lạc lối.

Cha mẹ nào cũng yêu con, nhưng yêu con như thế nào là đúng cách thì không phải ai cũng hiểu rõ. Nhiều bậc phụ huynh không biết làm thế nào để có thể chứng tỏ được tình thương yêu của mình dành cho con. Hãy luôn cho con thấy rằng bạn yêu chúng biết chừng nào và nỗ lực giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, hành vi một cách tích cực. Ðó chính là nền móng để bạn trở thành những ông bố bà mẹ lý tưởng của con cái tuổi mới lớn.

Những điều cha mẹ không nên nói với trẻ tuổi teen

Theo Jellyellie - một cô bé 15 tuổi - tác giả cuốn sách “Cha mẹ có biết teen nghĩ gì”, có 6 điều cha mẹ không bao giờ nên nói với những đứa con tuổi teen là:

1. Con thật hư hỏng: Nếu bạn nói với con mình cụm từ dễ gây bất hòa nhất này, chắc chắn chúng sẽ muốn cãi cọ với cha mẹ hàng tiếng đồng hồ sau đó.

2. Mẹ cấm con không bao giờ được gặp mặt bất kỳ người bạn nào con quen trên mạng đấy nhé: Nếu bạn muốn con mình bí mật đi gặp những người bạn trên mạng, chỉ cần nói với chúng điều số 2 này thôi.

3. Nếu cha mẹ bắt gặp bạn nào uống rượu trong bữa tiệc của con, mẹ sẽ không bao giờ cho phép con tiệc tùng gì nữa: Câu nói này sẽ khiến bọn trẻ càng cố gắng làm những điều cha mẹ cấm đoán. Việc cấm đoán con cái làm bất kỳ điều gì quá khắt khe chỉ khiến chúng tiếp tục muốn làm điều đó hơn mà thôi. Và như thế sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều.

4. Con hãy đi tìm việc gì đó làm đi, nếu không bố mẹ vẫn phải ca thán với con cả tháng trời đấy: Thay vì tự làm mình lúng túng khi đe dọa con, hãy ủng hộ con bạn, giúp chúng tìm một công việc phù hợp mà chúng thích làm.

5. Hãy đi học đi, nếu không bố mẹ sẽ báo công an rằng con luôn trốn học đấy: Thay vì đe dọa con, cha mẹ nên trò chuyện với chúng và tìm hiểu xem tại sao con lại không muốn đến trường cùng các bạn.

6. Con hãy tắt ngay cái thứ nhạc nhẽo đinh tai nhức óc ấy đi: Bạn đừng quên, âm nhạc là cầu nối với con cái, nếu muốn hiểu trẻ thì đừng vội bỏ qua thứ âm thanh “đinh tai nhức óc” ấy.

Cha mẹ cần định hướng con tuổi mới lớn một cách khéo léo để chúng vừa có thể nghe lời cha mẹ, vừa tự quyết định những vấn đề cá nhân, từ đó giúp trẻ trưởng thành hơn.

Minh Thư
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Quản lý thời gian thế nào tăng tính hiệu quả trong công việc?

Quản lý thời gian thế nào tăng tính hiệu quả trong công việc?

2 năm trước

“Câu chuyện cuộc sống” tháng 3 này, những vấn đề về việc làm, quản lý tốt thời gian để công việc hiệu quả hơn trở thành nội dung được chú ý bởi đây là giai đoạn chuyển...
Gây quỹ học bổng cho trẻ em mồ côi

Gây quỹ học bổng cho trẻ em mồ côi

2 năm trước

Vừa qua, Lớp Truyền thông Văn hóa 8.1 Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Đoàn Cơ sở Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật “Mang nắng...
6 thử thách khó nhằn cũng không làm lung lay ý chí của các chiến binh nhí từ đội Puka, Duy Khánh

6 thử thách khó nhằn cũng không làm lung lay ý chí của các chiến binh nhí từ đội Puka, Duy Khánh

2 năm trước

Tập 2 của gameshow “Ngại gì thử thách” đã mang đến cho hai đội chơi và khán giả rất nhiều cảm xúc, đặc biệt là những thử thách đòi hỏi thể lực và sự khéo léo không làm khó tinh...