THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 06:06

Kiến nghị vẫn giữ Lịch sử là môn học bắt buộc

23/05/2022 | 06:13
Thảo luận tại Phiên họp toàn thể lần thứ 3 vào sáng ngày 22/5, Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến theo hướng quy định môn học Lịch sử là bắt buộc ở cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trong Báo cáo chuyên đề "Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Lịch sử cấp THPT" của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội, đa số các ý kiến không đồng tình đối với việc đưa Lịch sử thành môn lựa chọn. Vì Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục chính trị tư tưởng với thế hệ trẻ.

Toàn cảnh phiên họp.

Toàn cảnh phiên họp.

Xét về khoa học giáo dục, việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho học sinh trung học phổ thông là cần thiết nhằm phát triển con người toàn diện khơi dậy truyền thống yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Xét về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông có sự trưởng thành về nhận thức khả năng tiếp nhận tốt hơn về lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng Việt Nam. Và trên thế giới, Lịch sử trong chương trình THPT luôn là môn học bắt buộc.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị Bộ GD&ĐT tăng cường công tác tuyên truyền về Chương trình GDPT 2018 nói chung, chương trình môn Lịch sử nói riêng để tăng thêm sự đồng thuận, ủng hộ của xã hội trong việc triển khai thực hiện đồng thời truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích môn Lịch sử.

Nhiều đại biểu cũng kiến nghị cần tiếp tục thay đổi cách tiếp cận môn Lịch sử, giảm tải nội dung trong SGK Lịch sử sao cho phù hợp, đổi mới cách thức dạy và thi Lịch sử, để học sinh được chủ động sáng tạo hơn, từ đó hào hứng và yêu thích môn học này.

Khi môn Lịch sử cấp THPT là môn học lựa chọn, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đưa ra 3 khả năng.

Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là một trong 5 môn học lựa chọn, học sinh sẽ học tổng thời lượng 210 tiết/3 năm học (tăng 70 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006).  

Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là một trong 5 môn học lựa chọn, đồng thời lựa chọn chuyên đề học tập là môn Lịch sử, học sinh sẽ học tổng thời lượng 315 tiết/3 năm học (tăng 175 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006).  

Nếu học sinh không lựa chọn môn Lịch sử thì không học thêm tiết nào. Kiến thức phổ thông dừng lại ở kiến thức chương trình tiểu học, trung học cơ sở và tích hợp ở một số môn học khác. Về thời lượng học ít hơn Chương trình giáo dục phổ thông 2006 là 140 tiết.

Cũng như ở giai đoạn giáo dục cơ bản, ở cấp trung học phổ thông, nội dung giáo dục lịch sử cũng được đưa vào Nội dung giáo dục của địa phương, trong đó có những chủ đề về lịch sử địa phương chiếm thời lượng khoảng 10 tiết/năm học cho mỗi lớp, đồng thời, môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông là môn học bắt buộc với thời lượng 35 tiết/năm học, trong đó giáo dục cho học sinh về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Sau khi nghe thảo luận, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Kim Liên
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bằng truyện cổ tích

Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bằng truyện cổ tích

1 năm trước

Khi các bé còn nhỏ tuổi, cha mẹ không thể dạy trực tiếp các nội dung về đạo đức, cuộc sống,.. nhưng thông qua các câu truyện cổ tích các bé lại học được rằng trong cuộc sống phải...
Đưa kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ lồng ghép vào các môn học chính khóa trong các cơ sở giáo dục

Đưa kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ lồng ghép vào các môn học chính khóa trong các cơ sở giáo dục

1 năm trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở...
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong giáo dục phổ thông

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong giáo dục phổ thông

1 năm trước

Ngày 13/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì Phiên họp đầu tiên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2022-2026. Các thành viên Hội đồng, chuyên gia, nhà khoa...