THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 09:51

Kỹ năng bơi an toàn cho trẻ em

07/12/2021 | 10:55
Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và học kỹ năng bơi an toàn là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn điều này xảy ra.

Biết bơi không quá khó nhưng để có thể bơi đúng kỹ thuật, bơi an toàn và không bị “tái mù” bơi, theo các chuyên gia phòng chống đuối nước, trẻ cần được cung cấp nhiều kỹ năng khác liên quan đến bơi lội và an toàn trong môi trường nước.

Kỹ năng nổi trong nước 

Học cách nổi người trong nước là khâu quan trọng đầu tiên khi học kỹ thuật động tác bơi. Để bơi được các kiểu bơi thông thường, người học bơi có thể biết nổi ngửa, nổi sấp, đứng nước. Tuy nhiên, không phải cứ thực hành tốt kỹ năng bơi là người học bơi có thể nổi được khoảng thời gian dài trong nước và có thể nổi được với mọi tư thế thân người.

Nổi ngửa và đứng nước là hai kỹ năng cần thiết và an toàn nhất khi học bơi, bởi vì hai tư thế nổi nước này giúp cho chúng ta vừa quan sát được xung quanh, vừa kiểm soát được hơi thở của mình và chịu đựng được dưới nước trong khoảng thời gian nhất định để chờ người đến cứu khi gặp khó khăn.

Kỹ năng nổi nước cũng là một hình thức nghỉ ngơi tích cực và không mất sức như khi đang bơi. Vì vậy, nổi nước là một kỹ năng giúp người bơi nghỉ ngơi giữa quãng và lại có thể tiếp tục bơi sau khi đã hồi phục hoặc khi đã đỡ mệt. Thời gian thực hiện kỹ năng đứng nước, nổi ngửa được ít nhất 01 phút 30 giây là điều kiện tối thiểu giúp các em chờ người hỗ trợ khi gặp tai nạn, rủi do trong môi trường nước. 

Để thoát hiểm và thực hiện được các kỹ năng an toàn đòi hỏi những yêu cầu cao hơn thì các em cần phải thường xuyên luyện tập để nâng cao khả năng đứng nước, nổi ngửa trong nước.

Kỹ năng lặn nước

Lặn xuống nước là kỹ năng cần thiết được tập luyện để phòng, chống đuối nước. Bởi vì, khi bị rơi xuống nước, toàn thân người sẽ bị bất ngờ chìm xuống nước sâu, tư thế thân người mất phương hướng, hô hấp cũng trở nên khó khăn, tinh thần thì hoảng loạn. Vì vậy, tập kỹ năng lặn chính là giúp chúng ta làm quen với độ sâu của nước và làm quen với tình huống bị rơi xuống nước. 

Chương trình dạy bơi thường hướng dẫn kỹ năng lặn nước cho trẻ em bắt đầu từ những động tác ngụp nước làm quen với nước ở độ sâu ngang ngực, sau nâng dần lên ngang vai. Khi trẻ em biết bơi thì học lặn nước ở mực nước sâu ngập đầu và di chuyển dưới nước.

Học bơi là cách tốt nhất để phòng chống đuối nước. Ảnh: Bloomberg

Học bơi là cách tốt nhất để phòng chống đuối nước. Ảnh: Bloomberg

Kỹ năng di chuyển tư thế thân người

Trẻ cần được hướng dẫn cách xoay chuyển tư thế thân người từ sấp sang ngửa và ngược lại; từ tư thế nổi ngửa, nổi sấp sang đứng nước và ngược lại. Tập kỹ năng này giúp cho người học bơi có thể linh hoạt vận động các tư thế trong môi trường nước để xử lý mọi tính huống xảy ra trong khi bơi như: gặp chướng ngại vật, xử lý khi bị bấu víu, khi bơi quay vòng, gặp sóng to, nước xoáy… Đặc biệt, trong trường hợp bất ngờ bị rơi xuống nước, nếu trẻ có kỹ năng di chuyển tư thế thân người sẽ không hoảng loạn, không bị sặc nước và tự tin xoay tư thế thân người để nổi ngửa hoặc đứng nước.

Kỹ năng an toàn trong môi trường nước

Môi trường nước là môi trường đặc biệt, khi chúng ta vận động dưới nước có thể xảy ra rất nhiều tai nạn, rủi ro như bị chuột rút, cơ thể nhiễm lạnh, mệt mỏi quá sức, bị chấn thương, gặp sóng to, gặp vùng nước xoáy, bị bạn bơi cùng bấu víu... Những vấn đề này tiềm ẩn nguy cơ đuối nước rất cao kể cả với người bơi giỏi. Vậy nên, cùng với việc học kỹ thuật động tác bơi, trẻ em cần được giáo viên/huấn luyện viên hướng dẫn các kỹ năng an toàn trong môi trường nước từ đơn giản đến phức tạp tùy thuộc vào trình độ, khả năng thực hành kỹ năng bơi của các em.

Trẻ cần được dạy phương pháp tự cứu thông qua việc kết hợp kỹ năng đứng nước, nổi ngửa, lặn nước kết hợp với việc di chuyển tư thế thân người và học bơi tự cứu để có thể xử lý được các tình huống bất ngờ.

Kỹ năng cứu đuối an toàn

Để phòng chống đuối nước, ngoài học bơi, học các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, trẻ cần được học cách cứu đuối an toàn.

Thực tế, có rất nhiều bạn tự tin mình bơi giỏi, nhưng do chưa học cách cứu đuối an toàn nên đã vội vàng nhảy xuống nước cứu bạn bị đuối nước. Trong lúc hoảng loạn, người đuối nước giãy giụa, bấu víu rất mạnh nên dẫn đến cả người bị đuối và người cứu đuối cùng chìm dưới nước. Hoặc ngay cả việc cứu người đuối nước gián tiếp từ trên bờ nhưng cứu đuối không đúng cách cũng bị người đuối nước kéo theo xuống nước.

Kỹ năng cứu đuối an toàn là các em tuyệt đối không xuống nước cứu đuối trực tiếp mà xử lý các tình huống cứu đuối gián tiếp từ trên bờ bằng cách dùng các vật nổi, vật nối một cách phù hợp.

Việc cứu đuối trực tiếp thường quá sức một đứa trẻ, trẻ nên tìm nhân viên cứu hộ hoặc người lớn để được giúp đỡ.

Phương Anh
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

2 năm trước

Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể để lại di chứng suốt đời. Để phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non, các cơ...
Xây dựng “Ngôi nhà an toàn” – phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em

Xây dựng “Ngôi nhà an toàn” – phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em

2 năm trước

Bảo vệ trẻ em khỏi bị các tai nạn thương tích là trách nhiệm của gia đình, của cộng đồng, của Nhà nước và của chính bản thân trẻ em. Trong đó, việc đẩy mạnh xây dựng ngôi nhà an...
Triển khai Chương trình “Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030”

Triển khai Chương trình “Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030”

2 năm trước

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030”.