THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 08:11

Làm gì để giảm đau, khó chịu cho trẻ sau khi tiêm vaccine Covid-19

28/10/2021 | 15:21
Sau khi trẻ tiêm vaccine, phụ huynh có thể làm giảm đau và khó chịu nơi vị trí tiêm cho trẻ bằng cách đắp khăn sạch, mát và ướt lên vị trí này, kèm vận động cánh tay trẻ nhẹ nhàng.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM HCDC, trên thế giới, vaccine phòng Covid-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm ngừa cho đối tượng trẻ em hiện nay là vaccine Pfizer-BioNTech.

Viện Pasteur TP.HCM cũng đã có văn bản thống nhất kế hoạch tiêm chủng của TP và việc sử dụng vaccine Comirnaty (Pfizer) trong tiêm chủng cho trẻ từ 12- 17 tuổi theo quy định Bộ Y tế, ưu tiên trước trẻ 16-17 tuổi.

Trước đó, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra hướng dẫn về việc tiêm vaccine Pfizer-BioNTech cho người từ 12 tuổi trở lên với những điều cần biết như sau:

Học sinh tiêm vắc xin tại huyện Củ Chi, TP.HCM sáng 27/10.

Học sinh tiêm vắc xin tại huyện Củ Chi, TP.HCM sáng 27/10.

Trước khi tiêm vaccine

Trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị trước tinh thần cho trẻ bằng cách nói chuyện với trẻ trước khi đến buổi tiêm về những gì sẽ xảy ra. Bên cạnh đó cũng như tất cả các loại vaccine khác, trẻ sẽ được khám sàng lọc trước tiêm. Do đó, cần nói với bác sĩ về bất kỳ loại dị ứng nào mà trẻ có thể mắc để bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm phòng phù hợp trong buổi khám sàng lọc.

Trong khi tiêm vaccine

Theo CDC Hoa Kỳ khuyến cáo vaccine Pfizer-BioNTech được chỉ định cho mọi người từ 12 tuổi trở lên để giúp bảo vệ chống lại Covid-19. Vaccine phòng Covid-19 là an toàn và hiệu quả nên trẻ sẽ không thể mắc bệnh Covid-19 từ vaccine, trẻ cần được tiêm 2 mũi vaccine Pfizer-BioNTech.

Trong đó, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên là 3 tuần với liều lượng vaccine nhận được ở trẻ giống như ở người lớn. Trong cùng một lần tiêm hoặc không cần đợi 14 ngày giữa các lần tiêm ngừa, trẻ có thể tiêm vaccine phòng Covid-19 cùng các loại vaccine khác.

Trong suốt quá trình tiêm, phụ huynh cần an ủi trẻ. Ngoài ra, để ngăn ngừa ngất xỉu và các chấn thương liên quan đến ngất xỉu, trẻ nên được ngồi hoặc nằm trong khi tiêm và trong 15 phút sau khi tiêm vaccine.

Sau khi tiêm vaccine

Sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19, phụ huynh sẽ được yêu cầu ở lại trong 15–30 phút để có thể quan sát trẻ trong trường hợp trẻ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức.

Trẻ có thể bị một số tác dụng phụ, đó là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể trẻ đang xây dựng lớp bảo vệ. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của trẻ nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Các tác dụng phụ có thể gặp như:

Tại vị trí tiêm: Đau, đỏ, sưng

Biểu hiện toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn

Qua đó, CDC Hoa Kỳ đã đưa ra một số cách giảm tác dụng phụ thông qua việc trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc để giảm các triệu chứng. Nếu trẻ có bất kỳ cảm giác đau và khó chịu nào sau khi được tiêm phòng. Phụ huynh có thể dùng những loại thuốc này để giảm bớt tác dụng phụ ở trẻ nếu không có chống chỉ định nào khác.

Ngoài ra, phụ huynh có thể làm giảm đau và khó chịu nơi vị trí tiêm cho trẻ bằng cách đắp khăn sạch, mát và ướt lên vị trí này, kèm vận động cánh tay trẻ nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, để giảm khó chịu do sốt, hãy cho trẻ uống nhiều nước và ăn mặc thoáng.

Đặc biệt, theo dõi trẻ nếu thấy có vết đỏ hoặc vết thương nơi tiêm trở nên nặng hơn sau 24 giờ hoặc nếu các tác dụng phụ ở trẻ khiến phụ huynh lo lắng hoặc dường như không biến mất sau một vài ngày thì cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Cần có thời gian để cơ thể trẻ xây dựng sự bảo vệ sau khi tiêm phòng. Mọi người được coi là đã được tiêm chủng đầy đủ hai tuần sau khi tiêm mũi thứ hai của vaccine Pfizer-BioNTech. Tuy nhiên bên cạnh việc tiêm phòng vaccine, vẫn rất cần tuân thủ 5K để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Theo vietnamnet.vn
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Thúc đẩy thực hiện hành động sớm dựa trên cảnh báo nhằm ứng phó thiên tai có hiệu quả

Thúc đẩy thực hiện hành động sớm dựa trên cảnh báo nhằm ứng phó thiên tai có hiệu quả

2 năm trước

Ngày 27 tháng 10 tại Quảng Trị, Tổ chức Plan International Việt Nam (Plan) phối hợp với Hội chữ thập đỏ tỉnh Quảng Trị và CARE Quốc tế tại Việt Nam (CARE) tổ chức Hội thảo giới...
Trẻ bị rối nhiễu tâm trí và những điều cha mẹ cần biết

Trẻ bị rối nhiễu tâm trí và những điều cha mẹ cần biết

2 năm trước

Trong cuộc sống thời hiện đại, đã xuất hiện nhiều trẻ em bị rối nhiếu tâm trí (RNTT). Làm thế nào để biết con bị RNTT và bố mẹ cần làm gì khi thấy trẻ có những biểu hiện RNTT?
Kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường học huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu

Kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường học huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu

2 năm trước

Trong tháng 10 năm 2021, Đoàn đánh giá ngoài của Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu đã tổ chức khảo sát chính thức tại các cơ sở giáo dục thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Than Uyên.