THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 10:04

Làm gì để tăng sự kết nối với con?

02/05/2022 | 20:02
Những vụ việc trẻ bị trầm cảm, tự tử xảy ra liên tiếp gần đây khiến các bậc cha mẹ không khỏi bàng hoàng, đau đớn. Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là do cha mẹ thiếu sự kết nối với con. Để xích lại gần con hơn, bạn hãy thử:
bai-viet-cha-me-oi-dung-dung-nhung-tieu-chuan-kep-nay-trong-gia-dinh-desktop-1366x560

Dành thời gian bên con

Dù bận đến mấy, bạn hãy cố gắng bớt chút thời gian dành cho con. Ðôi khi, thứ mà trẻ cần không phải là vật chất đủ đầy (cơm ngon, áo đẹp, trường xịn), mà chỉ đơn giản là được ngồi bên bố mẹ, được bố mẹ hỏi han và chia sẻ. Việc cha mẹ thường xuyên trò chuyện cùng con là liệu pháp tinh thần quý giá nhất đối với mỗi đứa trẻ,  nhất là trẻ đang ở tuổi mới lớn.

Cùng làm việc nhà

Ở mỗi độ tuổi, trẻ có thể tham gia vào các việc nhà khác nhau. Dạy con làm việc nhà không chỉ giáo dục trẻ sống có trách nhiệm, biết chia sẻ với các thành viên khác trong gia đình, mà đây cũng là cơ hội để trẻ rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản nhất. Hơn thế, làm việc nhà cùng nhau là khoảng thời gian ý nghĩa cha mẹ được gần con hơn. Bạn có thể vừa làm việc nhà cùng con, vừa hỏi về tình hình học tập của con trên lớp, quan hệ với bạn bè, thầy cô…

Cùng con đọc sách

Muốn con đọc sách như một thói quen hàng ngày, ngay từ bé, cha mẹ nên tích cực cho con tiếp xúc với sách càng sớm càng tốt. Lúc con còn nhỏ, bạn có thể đọc sách cho con nghe; khi con lớn hơn, bạn dẫn con ra hiệu sách để lựa chọn những cuốn sách phù hợp với độ tuổi của trẻ. Thỉnh thoảng, bạn có thể đề nghị con tóm tắt lại nội dung cuốn sách con mới đọc để xem con ghi nhớ và rút ra được bài học gì sau khi đọc sách. Những khi con đọc sách, bạn cũng nên đọc sách cùng con.

Ðừng ép buộc trẻ phải đọc những cuốn sách quá hàn lâm hoặc những loại sách mà trẻ không thích, bạn nên định hướng cho con chứ không thể ép buộc con. Tuy nhiên, nếu thấy con đọc những cuốn sách có nội dung độc hại, cha mẹ phải kịp thời can thiệp và giải thích cho trẻ hiểu đâu là những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Cùng tập luyện thể thao

Thể dục thể thao không chỉ giúp cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai mà những hoạt động này còn giúp xả stress sau những giờ học căng thẳng. Trẻ thường xuyên chơi thể thao cũng thường có ý chí mạnh mẽ, biết kiên trì, nhẫn nại, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống.

Thường xuyên trao đổi với giáo viên và bạn bè của con

Việc cha mẹ giữ liên lạc và thường xuyên trao đổi với các giáo viên của con không chỉ giúp bạn nắm bắt được tình hình học tập của con trên lớp, mà đó còn là cách để bạn giúp trẻ có tạo được thiện cảm tốt trong mắt các thầy cô. Biết được các bậc phụ huynh quan tâm sâu sát đến tình hình học tập của con trẻ, các giáo viên cũng sẽ dạy dỗ nhiệt tình hơn.

Không chỉ thường xuyên trao đổi với giáo viên, cha mẹ cũng nên truyện trò với các bạn của con khi có cơ hội. Ðôi khi, có những vấn đề cha mẹ chưa chắc đã hiểu con bằng bạn, để hiểu con hơn, hãy kết thân với một vài người bạn mà trẻ coi trọng.

Ði du lịch cùng con

Những chuyến du lịch luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong tâm trí một đứa trẻ. Một kỳ nghỉ dài không chỉ là dịp để cả gia đình xả stress sau những ngày học tập và làm việc vất vả, mà còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình hiểu nhau và quan tâm đến nhau hơn.

Một năm, bạn nên đưa trẻ đi du lịch ít nhất 1-2 lần. Nếu không thể đi chơi xa thì đi chơi gần, đơn giản nhất là bạn đưa con ra công viên chơi khi rảnh rỗi, hoặc đi cắm trại ở một địa điểm nào đó gần nhà.

Cùng con tìm hiểu về an toàn mạng

Ðộ tuổi trẻ em sử dụng mạng Internet đang ngày càng trẻ hóa. Sống trong thời đại công nghệ số, Internet là lãnh địa không ai có thể từ chối xâm nhập. Thay vì cấm đoán, hãy hướng dẫn con sử dụng mạng Internet và mạng xã hội an toàn. Nói với con, bất cứ khi nào con cảm thấy bị đe dọa hay bắt nạt trên mạng xã hội hãy chia sẻ ngay với cha mẹ để được hỗ trợ kịp thời.

Tôn trọng con

Nhiều bậc cha mẹ than rằng, họ không thể nào ngồi nói chuyện với con quá 5 phút. Không phải do sự khác biệt về tuổi tác hay tư duy, trẻ không thích nói chuyện với cha mẹ vì bạn không quan tâm đến lời nói của trẻ, hoặc luôn gạt đi mọi ý kiến của trẻ. Nhiều cha mẹ thường chăm chú xem tivi hay điện thoại khi trẻ kể chuyện khiến chúng cảm thấy không được tôn trọng; dần dà, trẻ không còn hứng thú tâm sự bất cứ chuyện gì với cha mẹ nữa.

Ðể con chia sẻ mọi điều với mình, cha mẹ hãy đóng vai những người bạn mỗi khi trò chuyện cùng con. Lắng nghe và tôn trọng con khi con dốc bầu tâm sự với bạn.

Minh Thư
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Sinh viên ngành Toán được cấp học bổng 2,4 triệu đồng/tháng

Sinh viên ngành Toán được cấp học bổng 2,4 triệu đồng/tháng

1 năm trước

Bộ Tài chính ban hành vừa ban hành Thông tư số 22/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên thực hiện Chương trình trọng điểm Quốc gia phát triển Toán học giai...
Quy định về thời gian tối đa hoàn thành học trung cấp, cao đẳng

Quy định về thời gian tối đa hoàn thành học trung cấp, cao đẳng

1 năm trước

Thời gian học trung cấp, cao đẳng tối đa chỉ đến 4,5 năm đối với các chương trình đào tạo đến 3 năm.
Quy định chế độ chính sách trong lĩnh vực y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19

Quy định chế độ chính sách trong lĩnh vực y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19

1 năm trước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 29/2022/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép...