THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 08:18

Làm gì khi bị quấy rối tình dục trên mạng xã hội?

21/03/2022 | 19:24
"Khi bị quấy rối trên mạng xã hội, chúng ta nên chặn ngay nick của họ. Trước khi chặn, hãy nói rõ với họ hành vi mà họ đang thực hiện là hành vi quấy rối sau đó chặn nick họ để bảo vệ chính bản thân mình. Còn hướng giải quyết, chúng ta nên tìm đến một bên thứ 3 (ví dụ các tổ chức bảo vệ giới) để có thể nhận được lời khuyên đúng đắn cho hành động của mình".

Chuyên gia Mai Thị Bưởi - Trưởng phòng đào tạo, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) chia sẻ tại  Tọa đàm “Điều Tớ không muốn”. Tọa đàm nằm trong khuôn khổ dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” và nhằm hưởng ứng chiến dịch “TING TING văn minh" do Viện MSD phối hợp với CSAGA, Viện Phát Triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng (LIGHT), cùng triển khai nhằm truyền thông ngăn ngừa và ứng phó với tình trạng quấy rối tình dục trên môi trường mạng.

Tọa đàm về ngăn ngừa và ứng phó với tình trạng quấy rối tình dục trên môi trường mạng

Tọa đàm về ngăn ngừa và ứng phó với tình trạng quấy rối tình dục trên môi trường mạng

TS. Phạm Văn Tư - Phó Trưởng Khoa Công tác xã hội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định: "Buổi tọa đàm được thực hiện bởi Viện MSD – United Way Việt Nam phối hợp với Khoa Công tác xã hội là một hoạt động vô cùng ý nghĩa. Khi chúng ta có nhận thức đúng và đủ về hành vi quấy rối trên không gian công cộng hữu hình và vô hình sẽ giúp các bạn trẻ có những hành vi ứng xử phù hợp và các biện pháp để bảo vệ bản thân trước tình huống này.”

Theo Báo cáo Khảo sát An toàn của em gái ở nơi công cộng và trên phương tiện công cộng của Tổ chức Plan International Việt Nam thực hiện năm 2014, 31% trong số 1.128 các em gái được hỏi đã từng bị quấy rối tình dục khi đi xe buýt và chỉ có 13% em gái và 8% em trai cho rằng các em gái luôn luôn cảm thấy an toàn nơi công cộng. Theo khảo sát của câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội vào tháng 10/2021 với 100 sinh viên: 75% những người được hỏi đã từng bị quấy rối, xâm hại, trong đó có đến 58.3% thủ phạm là những người đàn ông xa lạ. Những năm gần đây, với việc bước vào thời đại 4.0, khi mà chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh là đã có thể tiếp cận Internet dễ dàng và nhanh chóng thì phụ nữ, trẻ em gái và nhóm LGBT còn đứng trước nguy cơ là nạn nhân của quấy rối trên môi trường mạng.

TS. Nguyễn Lê Hoài Anh – Phó Trưởng Bộ môn Cơ sở Công tác xã hội, Khoa Công tác xã hội chia sẻ: “Những con số đáng báo động được thống kê để nói về tình trạng quấy rối và xâm hại tình dục còn rất ít, chỉ phản ánh một phần các diễn biến tình trạng đang diễn ra phức tạp liên quan đến vấn đề này. Hiện nay, những hình thức quấy rối nơi công cộng và đặc biệt trên không gian mạng rất đa dạng, khó đoán, ranh giới giữa những những lời nói, hành động thể hiện tình cảm bình thường với hành vi quấy rối cũng rất mong manh.”

Ngay trong buổi tọa đàm, qua chia sẻ của các bạn sinh viên có thể thấy, tỉ lệ các bạn gái, phụ nữ là nạn nhân của nạn quấy rối tình dục nơi công cộng và trên không gian mạng rất lớn. Đại diện sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội - bạn Giáp Đình Ngự Bình, sinh viên K70 Khoa Công tác xã hội chia sẻ: “Vấn đề quấy rối rất phổ biến trong trường học và nơi công cộng như trên xe bus. Những hành vi quấy rối phổ biến nhất mà bạn trẻ hay gặp như quấy rối trên không gian mạng qua tin nhắn và bị động chạm vào cơ thể”.

Từ chia sẻ của một bạn sinh viên tham gia tọa đàm cũng chỉ ra, kẻ quấy rối có thể là từ chính những người thân xung quanh các em gái và phụ nữ, dưới vai trò là người thân trong gia đình, những lời tố cáo của nạn nhân với phụ huynh thường bị lờ đi và cho rằng đó chỉ là cử chỉ thể hiện sự quý mến, thân thiết giữa họ hàng với nhau.

Vấn nạn quấy rối tình dục đã và đang gây bức xúc trong dư luận, nhưng số lượng nạn nhân bị quấy rối, xâm hại tình dục vẫn tăng lên hàng ngày. Để thay đổi những định kiến, những hành vi quấy rối, bạo lực trên cơ sở giới là điều không hề dễ, đặc biệt, chính những định kiến thường mang đến xu hướng đổ lỗi nạn nhân. Điều nay khiến việc lên tiếng tố cáo của chính nạn nhân và những người chứng kiến hành vi quấy rối, xâm hại tình dục.

Trên không gian mạng, những hành vi quấy rối thông thường có thể là những bình luận khiếm nhã bình phẩm về ngoại hình phụ nữ như “ngon”, gạ gẫm, tán tỉnh, chia sẻ hay gửi những hình ảnh, clip nhạy cảm, bị tung tin sai sự thật… Internet là ảo nhưng có thể để lại những tổn thương, những hậu quả thật với nạn nhân.

Về những biện pháp ứng phó và phòng chống quấy rối, chuyên gia Mai Thị Bưởi chia sẻ: "Khi bị quấy rối trên mạng xã hội, chúng ta nên chặn ngay nick của họ. Trước khi chặn, hãy nói rõ với họ hành vi mà họ đang thực hiện là hành vi quấy rối sau đó chặn nick họ để bảo vệ chính bản thân mình. Còn hướng giải quyết, chúng ta nên tìm đến một bên thứ 3 (ví dụ các tổ chức bảo vệ giới) để có thể nhận được lời khuyên đúng đắn cho hành động của mình.”

Dưới vai trò không chỉ là giảng viên khoa Công tác xã hội và còn là người có nhiều năm nghiên cứu, quan sát và tư vấn trong lĩnh vực xã hội, TS. Nguyễn Lê Hoài Anh chia sẻ: “Khi bị quấy rối, mọi người thường có tâm lý sợ hãi và im lặng vì khi thổ lộ ra bản thân sẽ bị mọi người đổ lỗi, đánh giá, bàn tán hoặc thậm chí bị trả thù bởi người quấy rối. Im lặng chỉ làm danh sách nạn nhân gia tăng, nếu chúng ta tiếp tục im lặng mọi người xung quanh sẽ là những nạn nhân tiếp theo của quấy rối, không chỉ riêng chúng ta. Nhiều khi chúng ta cũng thiếu kỹ năng để ứng phó trước vấn đề quấy rối, không biết nhiều thông tin địa điểm để lên án... chúng ta thiếu rất nhiều thứ vì vậy mới chọn im lặng. Vì vậy, các bạn trẻ nên và có thể tham gia các hoạt động như tọa đàm hôm nay, tìm hiểu và học hỏi thêm nhiều kiến thức và chuẩn bị đầy đủ hành trang để bảo vệ bản thân.”

Thanh, thiếu niên là một lực lượng quan trọng đối với tiến trình phát triển của quốc gia nói chung và của địa phương nói riêng. Sự tham gia của thanh, thiếu niên vào nỗ lực phòng ngừa bạo lực giới, xây dựng một cộng đồng sống an toàn, lành mạnh là điều quan trọng và cần thiết. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện tại, thanh niên được đánh giá là lực lượng ưu tú am hiểu về các vấn đề công nghệ tiên phong, dẫn đầu trong quá trình tiếp cận thông tin, dẫn dắt thay đổi tích cực trong xã hội. Đại diện sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bạn Giáp Đình Ngự Bình – Sinh viên K70, khoa Công tác xã hội chia sẻ: “Là sinh viên của khoa Công tác xã hội và cũng thuộc thế hệ thanh niên thời đại mới, tôi nghĩ chúng tôi sẽ lên tiếng trước những hành vi quấy rối, kêu gọi mọi người cùng chung tay và đưa nạn quấy rối tình dục nơi công cộng vào các đề tài nghiên cứu để vấn đề được giải quyết triệt để.”

Là một trường đại học luôn tích cực hưởng ứng chuỗi hoạt động nhằm xây dựng không gian an toàn, đại diện trường, TS. Nguyễn Lê Hoài Anh – Phó Trưởng Bộ môn Cơ sở CTXH, Khoa Công tác xã hội chia sẻ: “Các bạn sinh viên của khoa Công tác xã hội - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã được học hỏi rất nhiều kiến thức khi chúng tôi lồng ghép rất nhiều nội dung vào chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tổ chức rất nhiều cuộc thi để giúp các em học hỏi kiến thức về quấy rối, xâm phạm tình dục nói riêng và về giới nói chung. Chúng tôi luôn cố gắng tạo ra một môi trường văn mình, an toàn nhất để các bạn phát triển và học tập. Chúng tôi sẽ tiếp tục các hoạt động: triển khai với khoa Tâm lý xây dựng “Trường học an toàn”, và đồng thời phối hợp cùng Viện MSD thực hiện nhiều hơn nữa các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và kĩ năng cho các bạn sinh viên”.

Nằm trong nỗ lực nâng cao nhận thức và kỹ năng ngăn ngừa quấy rối tình dục trên mạng cho sinh viên từ các trường Đại học, các trường Phổ thông và người lao động trẻ tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, Viện MSD, CSAGA và các đơn vị khác phối hợp thực hiện chuỗi hoạt động truyền thông mang tên: TING TING Văn minh. Chia sẻ về chuỗi hoạt động, bà Mai Văn Bưởi cho biết: “Những hành vi quấy rối đang hiện hữu rất nhiều và ngày càng phổ biến, thông qua một số hành động: đứng sát, động chạm người đối diện trên xe bus, nhắn tin và trò chuyện về các vấn đề 18+ mà đối phương không thoải mái... Ngày nay, chúng ta có nhiều cơ hội để chia sẻ, kể những câu chuyện về vấn đề quấy rối qua các tổ chức như Viện MSD, Trung tâm CSAGA, Ngôi nhà bình yên,... Chiến dịch “TING TING văn minh” được Trung tâm CSAGA phối hợp cùng Viện MSD – United Way Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức nhằm nâng cao nhận thức và ngăn ngừa quấy rối trên môi trường mạng. Trong Chiến dịch, chúng tôi tạo ra rất nhiều cuộc thi và mini game để nâng cao nhận thức về vấn đề quấy rối".

Vân Nhi
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Nữ sinh gốc Việt 12 tuổi vào đại học hàng đầu thế giới

Nữ sinh gốc Việt 12 tuổi vào đại học hàng đầu thế giới

2 năm trước

Vượt qua kỷ lục của chị gái cách đây hai năm, Alisa Pham trở thành sinh viên chuyên ngành kép của Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand.
Tuyệt chiêu giúp máy rửa bát vận hành tốt cả năm

Tuyệt chiêu giúp máy rửa bát vận hành tốt cả năm

2 năm trước

Máy rửa bát là một công cụ đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống hiện đại. Không chỉ thông minh và dễ dàng sử dụng, máy rửa bát còn giúp tối ưu hoá thời gian rửa chén bát mỗi ngày...
Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ sáng sớm sương mù, trưa, chiều hửng nắng

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ sáng sớm sương mù, trưa, chiều hửng nắng

2 năm trước

Dự báo thời tiết 21/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ duy trì có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù, trưa chiều hửng nắng; chuẩn bị đón 3 đợt không khí lạnh.
Khảo sát xây dựng di sản văn hóa ẩm thực tiêu biểu 5 tỉnh phía Bắc

Khảo sát xây dựng di sản văn hóa ẩm thực tiêu biểu 5 tỉnh phía Bắc

2 năm trước

Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đang chuẩn bị các bước để khởi động Hành trình khảo sát xây dựng di sản văn hóa ẩm thực tiêu biểu 5 tỉnh, thành phố phía Bắc, gồm: Nam Định, Hà...
Tôn vinh những vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu năm 2021

Tôn vinh những vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu năm 2021

2 năm trước

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Olympic Việt Nam, Tổng cục Thể dục thể thao vừa tổ chức chương trình “Vinh quang Thể thao Việt Nam”, nhằm tôn vinh vận động viên, huấn luyện...