THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 11:26

Làm gì khi trẻ em bị bắt nạt trên mạng xã hội?

30/10/2021 | 11:27
Bắt nạt trên mạng xã hội có nhiều hình thức khác nhau, có thể bao gồm nói xấu, phát tán tin đồn, đăng ảnh không phù hợp, làm phiền hoặc đe dọa,... Đừng quá ngạc nhiên hay đau buồn nếu điều này xảy ra với con của bạn, bất kể ai khi tham gia mạng xã hội, nhất là trẻ em đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của trò bắt nạt.

13 tuổi là độ tuổi trẻ em được quyền tham gia Facebook, tuy nhiên số tuổi thực trẻ em tham gia vào mạng xã hội nhỏ hơn rất nhiều. Khi gặp phải sự cố bị bắt nạt trên mạng xã hội, hầu hết trẻ đều tỏ ra lúng túng không biết làm thế nào để đối phó với tình huống này. Một số trẻ quyết định khóa tài khoản cá nhân, số khác chiến đấu đến cùng chống lại kẻ đã bắt nạt mình. Tuy nhiên, đó không hẳn là những giải pháp tối ưu, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách “đương đầu” văn minh và an toàn đối với vấn đề này.

Sau đây là một số giải pháp do Chương trình Tư duy Thời đại số của Facebook khuyến cáo nhằm giúp bạn và con giải quyết vấn đề đang gặp phải.

Sự trợ giúp của các công cụ có sẵn trên Facebook

Khi bị bắt nạt trực tuyến, trẻ có thể sử dụng liên kết “Báo cáo”. Facebook có một liên kết Báo cáo để báo cáo lạm dụng, bắt nạt, quấy rối và các vấn đề khác trên hầu hết mọi nội dung. Đội ngũ toàn cầu của Facebook làm việc 24/7 để xem xét những nội dung người sử dụng báo cáo và xóa mọi nội dung vi phạm. Tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook không cung cấp bất kỳ thông tin nào về người đã gửi báo cáo khi Công ty liên hệ với người có trách nhiệm.

Trẻ em khi tham gia mạng xã hội rất dễ có nguy cơ trở thành nạn nhân của trò bắt nạt. Cha mẹ cần hướng dẫn con đối phó với tình huống này. Ảnh minh họa; Thanh Huyền

Trẻ em khi tham gia mạng xã hội rất dễ có nguy cơ trở thành nạn nhân của trò bắt nạt. Cha mẹ cần hướng dẫn con đối phó với tình huống này. Ảnh minh họa; Thanh Huyền

Nếu đã báo cáo nội dung nào đó, trẻ có thể tùy chọn kiểm tra trạng thái báo cáo của mình trong “Hộp thư hỗ trợ”. Chỉ có người gửi báo cáo mới có thể xem Hộp thư hỗ trợ của mình. Nếu trẻ không biết thực hiện các thao tác này, con có thể nhờ cha mẹ, thầy cô hoặc một người bạn đáng tin cậy giúp đỡ.

Song song với việc nhấn nút “Báo cáo”, trẻ nên “Hủy kết bạn” với kẻ đã bắt nạt trực tuyến mình. Để hủy kết bạn với ai đó, trẻ chỉ cần truy cập trang cá nhân của người đó, di chuột qua nút Bạn bè ở đầu trang cá nhân và chọn Hủy kết bạn. Thao tác này chỉ mất khoảng chục giây.

Hủy kết bạn không có nghĩa là trẻ và kẻ bắt nạt không còn nhìn thấy nhau trên mạng xã hội. Trong trường hợp trẻ đăng các bài viết để chế độ “công khai” thì tất cả mọi người, bao gồm cả những người trẻ chưa kết bạn vẫn có thể theo dõi các bài viết của trẻ. Nếu kẻ bắt nạt trẻ thay đổi tích cực, trẻ có thể kết bạn trở lại trong một ngày nào đó. Tuy nhiên, nếu tình hình không được cải thiện, trẻ nên mạnh dạn “chặn” luôn người đó.

Chặn ai đó để hủy kết bạn với họ và ngăn họ bắt đầu cuộc trò chuyện với mình hoặc xem những nội dung mình đăng lên trang cá nhân. Ngoài ra, những người trẻ chặn không thể gắn thẻ, mời trẻ tham gia các sự kiện hoặc nhóm hay thêm trẻ làm bạn bè nữa. Hành động chặn nghĩa là cả hai bên đều không thể xem nội dung đã đăng hoặc trò chuyện với nhau.

Khi trẻ chặn ai đó, Facebook sẽ không thông báo cho đối phương rằng trẻ đã chặn họ. Để chặn ai đó, hãy chọn biểu tượng khóa ở trên cùng bên phải của trang Facebook, nhấp vào “Làm cách nào để ngăn ai đó làm phiền tôi?”, nhập tên hoặc địa chỉ email của người trẻ muốn chặn và nhấp “chặn”.

Tự hỗ trợ bản thân

Bên cạnh các thao tác trên Facebook nhằm cắt đứt liên lạc với kẻ đã bắt nạt mình trên mạng xã hội, trẻ cần giữ bình tĩnh bằng cách hít thở sâu vài lần. Hãy để đầu óc thật thoải mái để có thể đưa ra quyết định tốt nhất về người trẻ cần liên hệ để xin được trợ giúp. Tuyệt đối không cố gắng tiếp cận người đã bắt nạt mình.

Nếu trẻ bị đe dọa hoặc lo lắng về sự an toàn của mình, hãy nói ngay với ai đó mà trẻ tin tưởng, đó có thể là cha mẹ, thầy cô, hoặc một người bạn đáng tin cậy ở trường. Trong trường hợp cấp thiết, trẻ có thể liên hệ Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 hoặc các cơ quan chức năng có liên quan để được hỗ trợ, bảo vệ.

Đừng cố gắng trả thù hoặc làm bẽ mặt người đã bắt nạt mình, điều này có thể làm nguôi ngoai nỗi uất hận trong lòng trẻ; tuy nhiên, dùng bạo lực để trị bạo lực không bao giờ là giải pháp tốt nhất. Hãy cân nhắc và suy nghĩ kỹ về những điều viết trên mạng xã hội để không phải cảm thấy hối tiếc sau này.

Ngày càng có nhiều trẻ em tham gia mạng xã hội trực tuyến. Ảnh: Chương trình Tư duy Thời đại số của Facebook

Ngày càng có nhiều trẻ em tham gia mạng xã hội trực tuyến. Ảnh: Chương trình Tư duy Thời đại số của Facebook

Theo thống kê của Digital (số liệu tính tới thời điểm tháng 01/2021) thì: Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là 68.720.000 người, tăng 551.000 người (tăng 0,8%) trong giai đoạn 2020-2021, chiếm 70,3% dân số; số lượng người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là 72 triệu (tăng hơn 7 triệu người trong vòng 1 năm), tương đương 73,7% tổng dân số, tăng 7.000.000 người (tăng 11%) trong giai đoạn 2020-2021… Điểm đáng chú ý là 70,1% người dùng các trang mạng xã hội ở nước ta có độ tuổi từ 13 đến 34 (Theo thống kê của hội thảo khoa học nghiện Internet ở thanh thiếu niên Việt Nam: Thực trạng và giải pháp)

Phương Anh
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Hỗ trợ trẻ em trong đại dịch Covid-19: Vì lợi ích tốt nhất của trẻ

Hỗ trợ trẻ em trong đại dịch Covid-19: Vì lợi ích tốt nhất của trẻ

2 năm trước

Hội thảo “Hỗ trợ trẻ em trong đại dịch Covid-19 - Vì lợi ích tốt nhất của trẻ” vừa được tổ chức hôm nay 28/10. Hội thảo do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD)...
Lý do quận duy nhất ở TP.HCM hoãn tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em

Lý do quận duy nhất ở TP.HCM hoãn tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em

2 năm trước

Quận Gò Vấp là địa phương duy nhất tại TP.HCM không tổ chức tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em trong đợt này.
Giám đốc Bệnh viện Nhi TW nói gì về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em?

Giám đốc Bệnh viện Nhi TW nói gì về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em?

2 năm trước

Theo Bộ Y tế từ tháng 11/2021, nước ta sẽ tổ chức chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em trên toàn quốc. Việc tiêm chủng sẽ được thực hiện trước với trẻ từ 16-17 tuổi, sau...
Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền sống – cha mẹ cần quan tâm để đảm bảo quyền được sống của trẻ em

Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền sống – cha mẹ cần quan tâm để đảm bảo quyền được sống của trẻ em

2 năm trước

Một trong những quyền cơ bản nhất của trẻ em là quyền sống, trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.