THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 12:03

Làm gì nếu con bạn bị bắt nạt tại trường học?

20/11/2021 | 16:55
Trẻ thường không nói với cha mẹ về việc chúng bị bắt nạt ở trường học vì cảm thấy xấu hổ hoặc không muốn làm phiền lòng cha mẹ hay sợ nói ra không ai tin và giúp đỡ mình.

Chị Thu Hương ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) – một phụ huynh có hai con nhỏ đang trong độ tuổi đi học cho biết, điều khiến chị lo lắng nhất không phài là con học giỏi hay kém, gầy hay béo mà chính là con đi học có vui không, có bị bạn nào bắt nạt không. Mặc dù công việc bận rộn nhưng chị Hương không khi nào dám đón con muộn, vì chị luôn lo sợ việc con ở lại trường quá muộn có thể bị ai đó bắt nạt hoặc xâm hại.

Năm lớp 3, một bé nhà chị bị bạn cùng lớp bắt nạt đến độ sợ không dám đến lớp. Hôm thì đi học về con kêu bị bạn lấy mất bút, hôm thì bị bạn xé mất mấy trang vở trắng, hôm thì áo trắng đầy mực, hôm thì tay bị xước chảy máu… Sau chị phải đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm của con để phản ánh sự tình. Nhưng nhiều lúc, bạn học sinh kia bắt nạt con chị lúc cô giáo không có mặt thành ra cô không xử lý hết được. Bất đắc dĩ chị phải hẹn gặp phụ huynh của bạn học sinh kia để nói chuyện. Sau lần đó, con chị mới đỡ bị bắt nạt hơn.

Điều mà chị Hương lo lắng dường như cũng là nỗi lo lắng chung của rất nhiều bậc cha mẹ khác.

Bạo lực về thể chất hay tinh thần đều gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý trẻ. Ảnh minh họa

Bạo lực về thể chất hay tinh thần đều gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý trẻ. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia giáo dục và tâm lý, để bảo vệ con trước vấn nạn bạo lực học đường, cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện cùng con mỗi ngày, hỏi chuyện học hành, bạn bè trên lớp. Nếu trẻ không hợp tác, bạn không được quyền buông xuôi, vẫn phải theo sát con hàng ngày và tìm hiểu về con thông qua các kênh thông tin khác nhau như bạn bè, thầy cô của con. Trẻ bị bạo hành ở trường học có nhiều dấu hiệu cảnh báo, cha mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu này để nhận biết và bảo vệ, hỗ trợ con kịp thời.

Nếu trẻ đi đến trường bằng một con đường khác, bạn nên nghi ngờ đó có thể là do con đường quen thuộc có kẻ bắt nạt đứng chờ sẵn. Tất nhiên, bạn có thể loại trừ lý do trẻ bị bắt nạt nếu đường cũ đang sửa hoặc do đường mới mở đi nhanh hơn.

Điểm số giảm là một trong những biểu hiện thường thấy của trẻ em bị bắt nạt. Tất nhiên, ngoài lý do này thì yêu đương sớm, hoặc chơi với bạn xấu, sa đà vào game online hoặc nhiễm các thói hư tật xấu cũng có thể khiến cho trẻ học hành sa sút. Cha mẹ cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ học hành sa sút.

Các hoạt động tập thể ở trường giúp các bạn học sinh có thêm cơ hội gắn kết và hiểu nhau hơn. Ảnh: Nguyễn Miên

Các hoạt động tập thể ở trường giúp các bạn học sinh có thêm cơ hội gắn kết và hiểu nhau hơn. Ảnh: Nguyễn Miên

Một đứa trẻ vô tư, năng động tham gia vào mọi hoạt động ở trường lớp, gia đình, nay tự dung rút lui mà không có một lý do chính đáng nào thì cha mẹ cũng nên để ý tới con hơn.

Bỗng dưng trẻ xin bạn tiền ăn sáng hoặc tiền tiêu vặt nhiều hơn hoặc hay than đói mỗi khi về nhà thì rất có thể trẻ đã phải nhường đồ ăn và khoản tiêu vặt ít ỏi của mình cho những kẻ đầu gấu trong trường.

Đi học về trẻ đi thẳng vào nhà vệ sinh. Có hai lý do để trẻ đi học về chạy thẳng vào nhà vệ sinh, một là do nhà vệ sinh ở trường quá bẩn nên trẻ sợ không dám đi, hai là do nhà vệ sinh là nơi không có camera và những kẻ bắt nạt rất ưa thích địa điểm này để hành động nên trẻ không dám bén mảng đến khu vệ sinh dù có “buồn” đến mấy.

Buồn bã, ủ rủ, lo sợ, thâm chí hốt hoảng khi nhận được một tin nhắn hay email thì rất có thể đó là do kẻ bắt nạt đã nhắn tin đe dọa con bạn. Nếu có thể, hãy đề nghị con chia sẻ với bạn về điều khiến con lo lắng, bất an.

Nếu bỗng dưng trẻ thay đổi trong cách nói chuyện, sử dụng những từ ngữ mỉa mai, xúc phạm hoặc hạ thấp người khác, thì đó có thể là vì trẻ đã phải chịu đựng những điều này ở lớp và trẻ đang muốn “phản kháng” khi ở nhà.

Một số trẻ không thể nói ra nỗi đau đớn, sợ hãi mà mình đang phải chịu đựng, chúng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật như những bức tranh buồn, tăm tối để miêu tả trạng thái bế tắc, đau khổ của mình. Cha mẹ đừng bỏ qua dấu hiệu này.

Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết việc trẻ có thể bị bắt nạt tại trường học, còn nếu bạn thấy con có các biểu hiện sau như đi học về quần áo bị xé rách, trên người có nhiều vết bầm tím, những vết thương này không nhất quán với lời giải thích của trẻ, trẻ thường xuyên kêu đau đầu, đau bụng, ngủ không ngon giấc, hay gặp ác mộng, dễ xúc động hoặc cáu giận thì gần như chắc chắn con bạn đã bị bạo hành tại trường học.

Nếu cha mẹ không sớm nhận ra các dấu hiệu trẻ bị bắt nạt ở trường học để xử trí kịp thời, bảo vệ và hỗ trợ con thì việc trẻ phải chịu đựng việc bị bạo hành về cả thể chất lẫn tinh thần trong thời gian dài có thể dẫn tới những hành vi tiêu cực như bỏ học, đi bụi, sử dụng các chất gây nghiện, trầm cảm, thậm chí là tự tử. Lúc này thì tình hình khó mà cứu vãn được.

Thống kê của ngành giáo dục cho biết, mỗi năm, toàn quốc xảy ra cả ngàn vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Cứ trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có 01 trường có học sinh đánh nhau. So với 10 năm trước, số vụ bạo lực học đường đã tăng gấp hơn 10 lần.

Phương Anh
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Thưởng - phạt theo phương pháp giáo dục tích cực

Thưởng - phạt theo phương pháp giáo dục tích cực

2 năm trước

Bạo lực sẽ để lại rất nhiều tổn thương cho trẻ, đôi khi một lời mắng gây ra cú sốc tâm lý đối với trẻ ngang với bỏng cấp độ 2-3. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách...
“Bài học Phần Lan” - Chúng ta học được gì từ giáo dục Phần Lan?

“Bài học Phần Lan” - Chúng ta học được gì từ giáo dục Phần Lan?

2 năm trước

Lịch sử cho thấy giáo dục luôn để lại những ảnh hưởng sâu sắc dài lâu trong xã hội và góp phần vào sự phát triển cùng tiến bộ chung. Cuốn sách “Bài học Phần Lan 3.0” của tác giả...
Học sinh hạnh phúc hơn với giáo dục kỷ luật tích cực

Học sinh hạnh phúc hơn với giáo dục kỷ luật tích cực

2 năm trước

Giáo dục kỷ luật tích cực đang có xu hướng được áp dụng ngày càng nhiều trong các trường học. Các nội quy để giáo dục, răn đe học sinh dần được thay đổi bằng cách lắng nghe, chia...
Bảo đảm quyền tiếp cận toàn diện hệ thống giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Bảo đảm quyền tiếp cận toàn diện hệ thống giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

2 năm trước

Công tác giáo dục hòa nhập và chăm sóc y tế, phục hồi chức năng cho người khuyết tật (NKT) nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm thực hiện. Hiện,...
Bộ Giáo dục cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn và thẩm định sách giáo khoa

Bộ Giáo dục cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn và thẩm định sách giáo khoa

2 năm trước

Quốc hội yêu cầu Bộ Giáo dục cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn và thẩm định sách giáo khoa. Chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.