THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 08:20

Làm sao để giúp trẻ nhận ra “thua một trận đấu, thắng một hành trình”

06/05/2022 | 05:39
Trong thi đấu thể thao, kể cả những người thành công nhất trong lịch sử cũng từng có những trận thua để đời. Chính vì thế, việc một đứa trẻ thất bại trong khi chơi thể thao là điều rất bình thường. Vậy làm sao để giúp trẻ vượt qua thất bại và nỗ lực hơn nữa?
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nếu đã từng chơi thể thao hoặc các trò chơi mang tính cạnh tranh khác thì việc thua cuộc sẽ khiến cho hầu hết chúng ta cảm thấy khó chịu. Không chỉ bản thân khó chịu, cha mẹ cũng sinh ra những cảm xúc khó tả khi chứng kiến con cái thua một trận đấu hoặc “trượt tay” qua một chiếc cúp vô địch.

Tuy nhiên, cha mẹ nên nhớ rằng thắng thua trong thi đấu không quan trọng bằng việc cố gắng hết mình và ứng xử chuẩn văn minh trong thể thao.

Bên cạnh đó, trẻ nên hiểu rằng không phải lúc nào chiến thắng cũng nghiêng về phía mình. Vì vậy, việc dạy con chấp nhận hiện thực là một cách hay để con cố gắng hơn ở những lần sau và cũng giúp con bồi dưỡng nhân cách sống.

Vậy đâu là cách giúp con chấp nhận thất bại và vượt qua nỗi sợ thất bại?

Chơi thể thao cùng con

Nhiều cha mẹ khi chơi thể thao cùng con thường để cho con thắng cuộc để con cảm thấy vui vẻ và không khóc lóc hay bực bội. Việc này sẽ khiến cho trẻ không biết đến cảm giác thất bại là như nào.

Việc cha mẹ nên làm là kết hợp chơi các trò chơi hoặc các môn thể thao ngay từ khi con còn nhỏ và hướng dẫn con chơi theo đúng luật chơi. Đây chính là một cách cực kì hay để con gia tăng hiểu biết cơ bản về các môn thể thao.

Bên cạnh đó, hãy cho con trải nghiệm thử cảm giác thất bại. Có thể trẻ sẽ khóc hoặc quấy rối vì thua cuộc những lần đầu tiên, nhưng trẻ sẽ quen và cố gắng hết mình ở những lần chơi cùng cha mẹ sau đó.

Gia tăng tinh thần thể thao của trẻ

Những nghi thức thể hiện sự lịch thiệp khi chơi thể thao là rất cần thiết. Hãy dạy trẻ cách cư xử đúng đắn khi thua cuộc bằng cách cho trẻ xem những đội tuyển bắt tay nhau hoặc chào nhau ở cuối mỗi trận đấu và giải thích tại sao họ làm như vậy.

Bà Brya Hanan, nhà trị liệu hôn nhân và gia đình của DotCom Therapy cho rằng: “Nếu con cái quan sát thấy cha mẹ la hét trên tivi trong mỗi trận đấu bóng đá và có những phản ứng tiêu cực sau khi đội bóng yêu thích thua cuộc, đứa trẻ sẽ học từ đó và áp dụng những hành vi tương tự khi chơi thể thao. Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ thấy phụ huynh hít thở sâu và chấp nhận thua cuộc, thì trẻ sẽ có nhiều khả năng áp dụng phản ứng lành mạnh này và áp dụng nó vào những trận thua của chính mình.”

Khen ngợi nỗ lực hơn thành tích

Hãy nhấn mạnh với con rằng nỗ lực mới là thành tích của bản thân chứ không phải là chiến thắng trận đấu vì chính nỗ lực tập luyện sẽ giúp bản thân chiến thắng.

Bên cạnh đó, hãy trao đổi với huấn luyện viên của con để cùng phối hợp giúp con không ngừng cố gắng cải thiện kĩ năng chơi thể thao thay vì chỉ chăm chăm vào chiếc cúp vô địch.

Nếu trẻ đã hiểu được vấn đề, trẻ sẽ rút ra những bài học quý giá trong khi tập luyện cũng như trong lúc tham gia thi đấu. Từ đó, trẻ sẽ cố gắng và nỗ lực hơn để thành công hơn trong tương lai.

Tập trung vào các mục tiêu khác của thể thao

Trẻ em chơi thể thao thường để rèn luyện sức khỏe cũng như được vui chơi giải trí cùng bạn bè. Trẻ có thể tham gia những trận đấu nhỏ với bạn bè để biết được năng lực của bản thân và từ đó cố gắng hơn.

Tuy nhiên, hãy biến những cuộc thi đấu nhỏ thành những buổi thử sức của trẻ. Việc này sẽ giúp trẻ trải nghiệm cảm giác cạnh tranh nhưng cũng giúp trẻ cảm nhận được tận hưởng trò chơi và rèn luyện sức khỏe.

Khẳng định nỗ lực của con

Nhiều cha mẹ thường tập trung vào sự thành công của con mà không khen ngợi con mỗi khi con có những thành tích nhất định. Trong khi đó, trẻ em thường tìm kiếm sự xác nhận của cha mẹ thông qua chiến thắng. Hãy coi trọng sự cố gắng, nỗ lực của con để con cố gắng hơn từng ngày và con không cảm thấy thất vọng về bản thân hoặc lo lắng về việc làm cha mẹ thất vọng nếu con thua cuộc.

Bình thường hóa những cảm xúc tiêu cực

Cha mẹ có thể bình thường hóa sự thất vọng và tức giận của con sau khi thua một trận đấu và giải thích rằng thua một trận đấu là minh chứng cho việc bản thân vẫn cần nỗ lực hơn nữa.

Khi trẻ thể hiện phản ứng tiêu cực sau khi thua một trận đấu, việc cha mẹ nên tránh là làm trẻ xấu hổ trước mặt bạn bè và những người xung quanh. Hãy an ủi con và giúp con cảm thấy vui hơn sau trận đấu.

Sơn Bách
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện công tác trẻ em

Ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện công tác trẻ em

1 năm trước

Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu trên 98% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp dưới nhiều hình thức; phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại, giảm...
Áp lực học tập là tác nhân có thể gây bất ổn tâm lý cho trẻ

Áp lực học tập là tác nhân có thể gây bất ổn tâm lý cho trẻ

1 năm trước

Mùa thi đến gần, vấn đề chăm sóc tâm lý cho trẻ lại “nóng” lên khi ngày càng có nhiều trường hợp trẻ bị rối loạn tâm lý do áp lực học tập.
Tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh

Tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh

1 năm trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công điện gửi Giám đốc các sở GD&ĐT về việc tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh.
2 trẻ em sốc sốt xuất huyết Dengue với nhiều triệu chứng nặng

2 trẻ em sốc sốt xuất huyết Dengue với nhiều triệu chứng nặng

1 năm trước

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) đã tiếp nhận hai bệnh nhi 12 tuổi bị sốc sốt xuất huyết Dengue với nhiều triệu chứng nặng.